3 Vấn Đề Cần Hoàn Thiện Nhanh Để Cải Thiện Kinh Doanh

 I/ Hoàn thiện thang bảng lương tại công ty

 Bảng lương (bảng chức danh) là bảng xác định khoảng cách lương cho mỗi ngạch chức danh công việc. Bảng lương gồm một hay nhiều ngạch lương. Mỗi ngạch quy định cụ thể mức lương cho từng bậc trong ngạch lương đó số lượng bậc tối thiểu (bậc 1) đến tối đa tùy theo từng ngạch lương.

 Thang lương: dùng để xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương theo trình độ lành nghề giữa những công nhân cùng nghề hoặc nhóm nghề giống nhau khi họ đảm nhiệm những công việc có mức độ phức tạp khác nhau.

 – Các quy định trong việc xây dựng thang bảng lương

 Theo Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP, Nghị định 157/2018/NĐ-CP và Điều 1 Nghị định 121/2018/NĐ-CP ngày 13/9/2018 quy định Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương cụ thể như sau:

 1. Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ.

 2. Bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật thấp nhất, số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi.

 Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.

 3. Mức lương thấp nhất (khởi điểm) của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh, trong đó:

 a) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

 b) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

 c) Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

 4. Khi xây dựng và áp dụng thang lương, bảng lương phải bảo đảm bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn đối với người lao động, đồng thời phải xây dựng tiêu chuẩn để xếp lương, điều kiện nâng bậc lương.

 5. Thang lương, bảng lương phải được định kỳ rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế về đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động và bảo đảm các quy định của pháp luật lao động.

 6. Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương phải báo cáo chủ sở hữu cho ý kiến trước khi thực hiện; đối với công ty mẹ – Tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của Tổng công ty hạng đặc biệt đồng thời gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để theo dõi, giám sát.

 Lưu ý: Đối với doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động được miễn thủ tục gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

 HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG THANG BẢNG LƯƠNG VỚI MÔ HÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN

 1. Nguyên tắc xây dựng thang bảng lương

 Nghị định 49/2013/NĐ-CP quy định một số nguyên tắc khi xây dựng thang, bảng lương như sau:

 Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đơn giản nhất trong điều kiện bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng;

 Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;

 Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%. Công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương làm việc trong điều kiện bình thường.

 2. Xây dựng thang bảng lương trong công ty cổ phần

 Việc xây dựng thang lương, bảng lương 2019 trong các doanh nghiệp có thể được thực hiện theo các bước như sau:

 2.1. Thủ tục hồ sơ cần thiết

 Bao gồm:

 Công văn gửi Phòng lao động thương binh và xã hội

 Quyết định ban hành hệ thống thang bảng lương

 Biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương

 Xây dựng bảng hệ thống thang bảng lương

 Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng

 Khai trình sử dụng lao động lần đầu hoặc định kỳ

 Quy chế lương, bảng phụ cấp (xây dựng để phục vụ cho công việc quyết toán thuế TNCN và đóng BHXH)

 Văn bản xác nhận không có công đoàn cơ sở do Liên đoàn lao động ký đóng dấu (nếu không có tổ chức Công đoàn cơ sở)

 CHÚ Ý: Người lập mẫu biểu phải điền tên và số điện thoại, đi nộp trực tiếp kèm theo Giấy giới thiệu và CMND

 2.2. Cập nhật mức lương tối thiểu vùng

 Do thang lương, bảng lương được xây dựng trên cơ sở mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Nên trước tiên, các doanh nghiệp cần phải cập nhật mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 157/2018/NĐ-CP áp dụng đối với doanh nghiệp của mình.

 2.3. Thống kê các chức danh, công việc chuyên môn trong doanh nghiệp

 Bước tiếp theo trong quá trình xây dựng thang lương, bảng lương là xác định, thống kê các công việc theo từng chức danh đang sử dụng trong doanh nghiệp. Để phục vụ cho việc phân nhóm chức danh ở bước tiếp theo.

 chuc-danh

 2.4. Phân nhóm các chức danh công việc

 Các công việc có cùng yêu cầu trình độ đào tạo thì xếp cùng một chức danh.

 Đồng thời xem xét thêm các yếu tố khác như kinh nghiệm làm việc, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ…

 2.5. Xây dựng mức lương tương ứng

 Sau khi phân nhóm các chức danh công việc. Cần xây dựng mức lương tương ứng cho từng nhóm dựa theo nguyên tắc như nêu trên.

 2.6. Tham khảo ý kiến của công đoàn

 Khi xây dựng thang lương, bảng lương. Doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện.

 2.7. Gửi thang lương, bảng lương đến Phòng LĐTBXH

 Sau khi hoàn thành việc xây dựng thang lương, bảng lương. Doanh nghiệp phải thang lương, bảng lương này đến Phòng Lao động Thương binh và Xã hội nơi đặt cơ sở sản xuất kinh doanh.

 II/ Hoàn thiện bộ máy tổ chức công ty

 – Tổ chức:

 Theo cách phân loại các yếu tố sản xuất thì: Tổ chức là sự kết hợp các yếu tố sản xuất.

 Theo quá trình phát triển thì: Tổ chức là sự liên kết tất cả các cá nhân, quá trình hoạt động trong hệ thống để thực hiện các mục đích đề ra.

 Theo mối quan hệ: Tổ chức bao gồm sự xác định cơ cấu và liên kết các hoạt động khác nhau của tổ chức.

 – Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp.

 Tô chức bộ máy quản lý doanh nghiệp là dựa trên những chức năng, nhiệm vụ đã xác định của bộ máy quản lý để sắp xếp về lực lượng, bố trí về cơ cấu, xây dựng mô hình và làm cho toàn bộ hệ thống quản lý của doanh nghiệp hoạt động như một chỉnh thể có hiệu lực nhất.

 – Cơ cấu tổ chức:

 Cơ cấu tổ chức là sự phân chia tổng thể của một tổ chức thành những bộ phận nhỏ theo những tiêu thức chất lượng khác nhau, những bộ phận đó thực hiện những chức năng riêng biệt nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.

 – Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:

 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý là những bộ phận có trách nhiệm khác nhau, nhưng quan hệ và phụ thuộc lẫn nhau được bố trí theo từng khâu, từng cấp quản lý để tạo thành một chỉnh thể nhằm thực hiện mục tiêu và chức năng quản lý xác định.

 Yêu cầu đối với tổ chức bộ máy quản lý:

 Quá trình xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy cần phải đảm bảo thực hiện những yêu cầu sau:

 – Tính tối ưu: Phải đảm bảo giữa các khâu và các cấp quản lý đều được thiết lập các mối quan hệ hợp lý, mang tính năng động cao, luôn đi sát và phục vụ cho mục đích đề ra của doanh nghiệp.

 – Tính linh hoạt: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý phải đảm bảo khả năng thích ứng linh hoạt với bất kỳ tình huống nào xảy ra trong hệ thống cũng như ngoài hệ thống.

 – Tính tin cậy: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý phải đảm bảo tính chính xác của thông tin được xử lý trong hệ thống, nhờ đó đảm bảo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa các hoạt động và nhiệm vụ của tất cả các hoạt động trong doanh nghiệp.

 – Tính kinh tế: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý phải được tổ chức sao cho chi phí bỏ ra trong quá trình xây dựng và sử dụng là thấp nhất nhưng phải đạt hiệu quả cao nhất.

 – Tính bí mật: Việc tổ chức bộ máy quản lý phải đảm bảo kiểm soát được hệ thống thông tin, thông tin không được rò rỉ ra ngoài dưới bất kỳ hình thức nào. Điều đó sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.

 Nội dung của bộ máy quản lý doanh nghiệp.

 Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp có rất nhiều nội dung, sau đây là các nội dung chủ yếu:

 – Xác định mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ mà bộ máy quản lý cần hướng tới va đạt được. Mục tiêu của bộ máy quan lý phải thống nhất với mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,

 – Xác định cơ cấu tổ chức quản lý theo khâu và cấp quản lý, phụ thuộc vào quy mô của bộ máy quản lý, hệ thống các chức năng nhiệm vụ đã xác định và việc phân công hợp tác lao động quản lý. Trong cơ cấu quản lý có hai nội dung thống nhất nhau, đó là khâu quản lý và cấp quản lý.

 – Xác định mô hình quản lý: Mô hình quản lý là sự định hình các quan hệ của một cơ cấu quản lý trong đó xác định các cấp, các khâu, mối liên hệ thống nhất giữa chúng trong một hệ thống quản lý, về truyền thống có mô hình quản lý theo kiểu trực tuyến, theo kiểu chức năng, theo kiểu tham mưu và các kiểu phối hợp giữa chúng.

 – Xây dựng lực lượng thực hiện các chức năng quản lý căn cứ vào quy mô sản xuất kinh doanh, từ đó xác định quy mô của bộ máy quản lý và trình độ của lực lượng lao động và phương thức sắp xếp họ trong guồng máy quản lý, vào mô hình tổ chức được áp dụng, vào loại công nghệ quản lý được áp dụng, vào tổ chức và thông tin ra quyết định quản lý.

 Bạn có thể tham khảo bộ máy tổ chức công ty sau:

 Hội đồng Quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. HĐQT có trách nhiệm giám sát Tổng Giám đốc điều hành và những người quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Luật pháp và điều lệ Công ty, các quy chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định.
Ban Giám đốc: Tổng Giám đốc điều hành là người đại diện theo pháp luật của Công ty, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

 Các phòng ban nghiệp vụ: Các phòng, ban nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Ban Giám đốc, trực tiếp điều hành theo chức năng chuyên môn và chỉ đạo của Ban Giám đốc. Công ty hiện có 4 phòng nghiệp vụ với chức năng được quy định như sau:

 Phòng Sản xuất và Kinh doanh: có chức năng kinh doanh và thực hiện các mục tiêu, phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất. Có chức năng tổ chức thực hiện lập kế hoạch, quản lý kỹ thuật trong các lĩnh vực chuyên môn.

 Phòng Tổ chức-Hành chính: có chức năng xây dựng phương án kiện toàn bộ máy tổ chức trong Công ty, quản lý nhân sự, thực hiện công tác hành chính quản trị.

 Phòng Tài chính-Kế toán: có chức năng trong việc lập kế hoạch sử dụng và quản lý nguồn tài chính của Công ty, phân tích các hoạt động kinh tế, tổ chức công tác hạch toán kế toán theo đúng chế độ kế toán thống kê và chế độ quản lý tài chính của Nhà nước.

 Phòng Marketing: Có chức năng trong việc tìm hiểu thị trường, khai thác thị trường tiềm năng và thị trường sẵn có của Công ty, phân tích động thái thị trường nói chung và ngành gas khí hóa lỏng nói riêng. Mục tiêu của phòng marketing là sáng tạo sự độc đáo về mẫu mã, nối kết khách hàng với công ty và phát triển các kênh phân phối sản phẩm của Công ty đến người tiêu dùng.

 III/ Hoàn thiện chiến lược marketing công ty

 Lý do nên xây dựng chiến lược marketing online

 Theo nghiên cứu của Smart Insights, có 46% thương hiệu không có chiến lược marketing online hiệu quả. Và có 16% thương hiệu có marketing chiến lược nhưng lại hoạt động không hiệu quả.

 Điều này có nghĩa là một nửa các doanh nghiệp không thể tiếp cận với khách hàng. Bởi vì khách hàng chưa từng biết đến sự tồn tại của họ.

 Khi không xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới, doanh nghiệp của bạn sẽ mất phương hướng. Và lãng phí tiền bạc cho các kênh không mang lại hiệu quả. Cũng như mất hết khách hàng tiềm năng vào đối thủ cạnh tranh.

 Tuy nhiên, không khó để xây dựng được các cách marketing hiệu quả cho riêng mình. Dưới đây là bốn bước để thiết lập kế hoạch marketing phù hợp với doanh nghiệp của bạn:

 1. Hiểu rõ khách hàng mục tiêu

 Để xây dựng chiến lược marketing, bạn cần xác định đối tượng khách hàng mà bạn đang nhắm tới. Bạn sẽ nhận lại được những khoản lợi nhuận từ việc đầu tư nếu chiến lược marketing của bạn tập trung vào khách hàng.

 Hãy hình dung những khách hàng lý tưởng của bạn trông như thế nào. Bắt đầu đưa ra những chi tiết và tạo danh sách nhân khẩu học của những khách hàng mục tiêu. Responsive Inbound Marketing đưa ra những câu hỏi chủ yếu liên quan đến khách hàng mục tiêu. Và giúp bạn có thể phác thảo thói quen người mua.

 Vị trí

 Độ tuổi

 Giới tính

 Sở thích

 Trình độ học vấn

 Công việc: Lĩnh vực nào ? chức danh của họ?

 Giới tính

 Sở thích

 Trình độ học vấn

 Công việc: Lĩnh vực nào? Chức danh của họ?

 Mức thu nhập

 Tình trạng hôn nhân

 Ngôn ngữ họ có thể sử dụng

 Những website họ thường xuyên truy cập

 Động lực mua hàng: Tại sao họ lại nên mua sản phẩm của bạn.

 Mối quan tâm khi mua hàng

 2. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

 Bạn không thể sao chép những thứ của đối thủ, nhưng bạn có thể:

 Tìm hiểu những việc họ làm và những điều bạn có thể làm tốt hơn

 Tìm những cơ hội chưa được khai thác

 Bạn sẽ tìm hiểu sâu các tài khoản truyền thông xã hội của đối thủ mọi lúc mọi nơi.

 Nếu bạn không có mối quan hệ thực sự tốt với những đối thủ khác trong lĩnh vực của bạn. Thì bạn nên dành thời gian để nói chuyện và trao đổi các cách marketing hiệu quả, các cơ hội của mình. Điều này giúp bạn có được những sự góp ý cũng như điều tra được đối thủ cạnh tranh.

 Tìm hiểu chiến lược marketing online của đối thủ

 Bạn có thể đăng ký email nhận thông báo các chương trình từ đối thủ cạnh tranh để phân tích chiến lược marketing email. Điều này vừa giúp bạn có được cái nhìn sâu sắc về cách quảng cáo sản phẩm qua công nghệ email marketing của đối thủ vừa có được cái nhìn cận cảnh về kế hoạch tổng thể của họ.

 Bạn có thể tìm hiểu xem họ có thực sự giới thiệu sản phẩm hay không. Nếu có, hãy xem xét cách mà họ giới thiệu nó. Hoặc nếu họ đang cố thu hút sự quan tâm cho sản phẩm tương tự như của bạn. Hãy quan sát xem họ thực hiện điều đó như thế nào.

 Tất nhiên là bạn có thể sử dụng rất nhiều công cụ và phương pháp khác để nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Những thông tin giá trị thu thập được sẽ giúp bạn có những ý tưởng tốt để bắt đầu chiến dịch cho riêng mình.

 3. Chọn các kênh marketing của bạn

 Có rất nhiều cách để truyền đạt thông điệp marketing của bạn với khách hàng tiềm năng.

 Bạn có thể theo hướng quảng cáo truyền thống, quảng cáo trên báo hoặc trên bảng quảng cáo.

 Bạn cũng có thể thử các chiến thuật hiện đại hơn như SEO hoặc marketing nội dung, google adwords, facebook ads…

 Sử dụng cách nào đi chăng nữa thì bạn cần tìm ra các kênh marketing mà bạn nên sử dụng. Để biến đối tượng xem thành khách hàng tiềm năng và sau đó là khách hàng thực sự.

 4. Chia nhỏ phễu bán hàng của bạn

 Cách tốt nhất để giúp bạn có được các cách marketing hiệu quả, tìm ra những chiến thuật và các kênh marketing online chính là chia nhỏ phễu bán hàng của bạn.

 Mọi phễu bán hàng đều có format AIDA: Thu hút, Sở thích, Mong muốn và Hành động.

 Dưới đáy của phễu này là những người hoàn toàn không chú ý đến thương hiệu của bạn. Và bạn muốn tìm cách để thu hút nhận thức và sự quan tâm của họ. Sau đó, bạn cần tìm cách để biến họ thành khách hàng tiềm năng bằng cách tạo ra sự mong muốn. Cuối cùng là bạn sẽ tận dụng mong muốn bằng cách yêu cầu họ thực hiện một hành động nào đó. Có thể là đăng ký địa chỉ email hay mua sản phẩm nào đó.

 Chia nhỏ từng kênh đã chọn để tập trung vào marketing chiến lược và vạch ra hành trình cho khách hàng thông qua phễu bán hàng của bạn.

 Chia nhỏ hành trình của khách hàng giúp bạn tìm ra những điểm yếu trong phễu bán hàng. Nhờ đó, bạn có thể chỉnh sửa phễu bán hàng của mình đi đến giai đoạn hành động cuối cùng.

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: tuyển thất ruby tnhh vệ bề cp dương việt 259 vườn complex nam vật liệu nguyễn may mặc dệt tân giang ii mtv khánh hộ sshomee vinasun tmqt tm sx giải hoàng in an kim chí hồng phúc dục mại lắp ttp quốc vận tải thiên trả minh anh compleco năm sen xnk hương phú vũ lộc nha trang hà tĩnh sơn vương cân dược hải cbtp kính ấn lâm mộc ngọc dv vinh nông phi bạch đằng bị nấm khôi ngân đt & pt thịnh thanh dầu tử nhựa cà phê sứ dũng du lịch yến sào ktcn mikado mỹ nga túi xách uy 2018 lừa đảo huy 2017 tphcm đà nẵng giờ quận 2016 xa lộ khu phố hòa nai thọ môi ô nhánh