5 Kinh Nghiệm Xương Máu Trong Môi Trường Kinh Doanh

 I. Kinh nghiệm lãnh đạo công ty

 – Không ngừng cải thiện nhóm làm việc của mình, sử dụng các cuộc thử sức để đánh giá, rèn luyện và xây dựng sự tự tin cho nhân viên.

 Đội bóng thường chiến thắng khi có các cầu thủ giỏi. Do đó, khi ở vị trí lãnh đạo, bạn cần đầu tư phần lớn thời gian và công sức cho ba hoạt động sau:

 Đánh giá – tìm đúng người đúng việc, hỗ trợ và đề bạt những nhân viên làm việc tốt, đồng thời loại bỏ những người không phù hợp.

 Hướng dẫn – luôn chỉ dẫn, phê bình và giúp đỡ nhân viên tiến bộ mỗi ngày.

 Cuối cùng, bạn phải xây dựng sự tự tin – khích lệ, bảo ban và thừa nhận công lao của nhân viên. Sự tự tin sẽ giúp con người phát huy năng lực, dám chấp nhận rủi ro và nỗ lực thực hiện ước mơ. Đó là năng lượng của một đội bóng luôn chiến thắng.

 – Khiến cho mọi người không chỉ nghĩ tới tầm nhìn của công ty mà còn sống và thở cùng với nó

 Nhà lãnh đạo phải đưa ra tầm nhìn và truyền đạt cho mọi người hiểu. Bằng cách nào? Đầu tiên, tầm nhìn của bạn phải dễ hiểu, mục tiêu phải rõ ràng. Bạn phải thường xuyên trao đổi với mọi người về tầm nhìn của mình. Tuy nhiên, thực tế, các nhà lãnh đạo thường chỉ truyền đạt tầm nhìn của họ cho người thân cận mà không truyền đạt nó tới mọi người.

 – Hiểu rõ nhân viên, phát huy khả năng của từng người

 Một nhà lãnh đạo lạc quan với quan điểm rõ ràng thường quản lý một nhóm nhân viên hay tổ chức với những con người lạc quan. Ngược lại, một ông sếp khó tính sẽ làm cho nhân viên không được thoải mái. Và như thế khó lòng thành công.

 – Xây dựng sự tín nhiệm bằng sự trung thực, ngay thẳng và uy tín

 Người lãnh đạo xây dựng niềm tin bằng sự tín nhiệm. Họ không bao giờ lấy cắp ý tưởng của nhân viên để biến chúng thành của riêng. Họ có đủ tự tin và chín chắn để nhận ra không sớm thì muộn, thành công của tập thể sẽ được công nhận. Và chính người lãnh đạo cũng sẽ được công nhận. Lúc khó khăn, nhà lãnh đạo phải chịu trách nhiệm về những gì đang xảy ra. Lúc thành công, họ vui vẻ ca ngợi thành công của mọi người.

 – Can đảm đưa ra những quyết định bất thường

 Có những lúc bạn phải ra những quyết định khó khăn, như để cho một cộng sự ra đi, cắt giảm ngân sách cho dự án, hay đóng cửa một nhà máy. Những cuộc gọi phàn nàn của khách hàng cũng dễ làm bạn bực mình. Nhưng nên nhớ công việc của bạn là lắng nghe và giải thích quan điểm của mình một cách rõ ràng, không nhượng bộ. Bạn là người phải lãnh đạo mọi người. Đừng bao giờ rời bỏ nhiệm sở.

 – Hãy thăm dò, thúc đẩy tính tò mò, hoài nghi, đảm bảo rằng các câu hỏi của mình được trả lời bằng hành động cụ thể

 Ở vị trí lãnh đạo, bạn phải có được tất cả các câu trả lời. Phải xem mình như là người “ngu” nhất trong phòng. Trong các cuộc trao đổi về một quyết định, đề nghị hay một thông tin thị trường nào đó, bạn cần đặt nhiều câu hỏi như “Còn nếu?”, “Tại sao không?” “Tại sao như vậy?”.

 – Dám chấp nhận rủi ro và tạo điều kiện học hỏi bằng cách nêu gương

 Hai khái niệm này thường không được nhiều nhà quản lý quan tâm. Nhiều người yêu cầu nhân viên sáng tạo, tuy nhiên họ lại trừng phạt nhân viên khi thất bại. Có quá nhiều người chỉ biết hành động theo lối mòn. Nếu bạn muốn nhân viên trải nghiệm, bạn phải tự nêu gương cho họ.

 – Ăn mừng

 Đừng đánh mất các cơ hội ăn mừng, vì nhờ đó sẽ tạo ra bầu không khí lạc quan trong công ty. Hãy tưởng tượng một đội bóng giành được chức vô địch thế giới mà không nổ sâm banh ăn mừng thì sẽ ra sao. Tương tự như vậy, một công ty lúc nào cũng thành công nhưng lại không có bữa tiệc mừng nào cho ra hồn thì sao đây ?

 II. Kinh nghiệm mua bán công ty

 – Nhận hợp đồng bảo mật và không chào mời ký tại chỗ: Việc này sẽ khiến cho người mua tiềm năng không “nẫng” mất các nhân viên hoặc khách hàng của bạn trước khi việc ký kết bán công ty đạt được.

 – Khéo léo khi thông báo với những người trong công ty: bạn sẽ phải thông báo với đội ngũ lãnh đạo và cho họ biết thu nhập của họ sẽ không bị ảnh hưởng nhiều sau khi bán. Thực tế, những người mua hiểu biết nhất sẽ yêu cầu vẫn giữ hợp đồng lao động với ưu đãi tốt để giữ cho các lãnh đạo chủ chốt vẫn ở lại công ty dù nó đã bị bán. Cuối cùng, bạn sẽ phải thông báo với toàn bộ nhân viên trong công ty khi thỏa thuận đã kết thúc.

 – Chia sẻ những thông tin nhạy cảm nhất vào phút cuối

 – “Làm đẹp” báo cáo tài chính: Hãy nhớ rằng, người mua sẽ muốn có một bản thông tin đầy đủ về tình hình tài chính của bạn trong 3 năm gần nhất, vì vậy trước khi tiến tới đàm phán hãy “làm đẹp” các báo cáo này trước.

 – Hãy giữ vững tâm huyết với công ty của bạn: Vì có khả nang sau khi đạt được thỏa thuận đối tác vẫn muốn bạn ở lại điều hành kinh doanh công ty.

 III. Kinh nghiệm cần chuẩn bị trước khi mở công ty

 – Làm việc cho người khác sẽ dạy bạn cách trở thành sếp

 Là nhân viên làm việc trong công ty của người khác, do người khác quản lý sẽ giúp bạn hiểu được những bức xúc của nhân viên và dạy bạn cách quản lý quy trình làm việc và cân bằng các yêu cầu cạnh tranh. Điều này cũng cho bạn cơ hội thử nghiệm mức độ năng lực làm việc, sự mong đợi của bản thân mà không sợ rủi ro.

 Khi bạn có sếp, bạn cũng sẽ học cách để trở thành sếp. Điều đó có nghĩa bạn học cách định hướng, các hành động của một vị lãnh đạo mà bạn muốn noi theo hay muốn quên, cách phân quyền hiệu quả và cách im lặng khi đang nói chuyện với người thuộc cấp cao hơn.

 Bài học: nếu bạn không dành đủ thời gian làm nhân viên, bạn sẽ khó thành công với vai trò là người quản lý.

 – Hiểu về nguyên tắc làm việc trong công sở sẽ biến bạn trở thành một người giao tiếp tốt hơn

 Khi đang còn làm việc ở chỗ cũ, hãy tìm cách làm việc với người khó chịu nhất công ty. Có thể việc này chẳng vui vẻ gì, nhưng nó sẽ giúp bạn có được hình dung về những tính cách khác nhau mà bạn sẽ gặp phải khi điều hành công ty riêng của mình.

 Khi các khách hàng khó chiều đến với bạn, bạn đã chuẩn bị sẵn sàng để đối đãi họ một cách chuyên nghiệp và duyên dáng mà không gặp sức ép tâm lý nào.

 – Quan sát cách một doanh nghiệp hoạt động (thay vì cắm cúi làm cho xong phần việc của mình) sẽ có ích cho bạn và công ty của bạn sau này
Bạn có thể hiểu nhiều về cách một doanh nghiệp hoạt động bằng cách đặt câu hỏi, quan sát xung quanh và tìm kiếm những trải nghiệm mới.

 Thay vì chỉ chăm chăm nhìn đồng hồ chờ tới hết giờ làm việc, hãy tìm hiểu: Lợi nhuận của công ty bạn đang làm thế nào?

 – Họ sử dụng tiền vào việc gì?

 – Họ tạo ra thu nhập định kỳ như thế nào?

 – Họ tìm kiếm khách hàng như thế nào?

 Hãy sử dụng tài do thám của bạn khi bạn vẫn còn đang trong một môi trường an toàn và tìm những người ra quyết định, người tạo ý tưởng và người nắm giữ ngân sách để có được phạm vi đầy đủ về mô hình kinh doanh. Sau đó hãy sao chép những gì bạn có thể bằng cách áp dụng các bài học những bài học bạn thu được vào công ty riêng của mình.

 IV. Kinh nghiệm thi tuyển vào các công ty nước ngoài

 1, Xác định trình độ tiếng Anh

 Trước tiên xác định trình độ tiếng Anh của bạn ở cấp độ nào để tìm cách nâng cao trình độ trước khi tham dự phỏng vấn. Hãy tham gia các lớp kiểm tra đầu vào tại các trung tâm đào tạo tiếng Anh chất lượng.

 2, Tìm hiểu trước các mẫu câu hay được hỏi

 Câu hỏi 1: Vì sao bạn lại chọn vị trí công việc này?

 a. Tôi đã đảm nhiệm khá nhiều vị trí ở những công việc khác nhau, chính những kinh nghiệm đã có giúp tôi tự tin ứng tuyển vào vị trí công việc này.

 b. Tôi rất hứng thú với vị trí này và tôi tin mình sẽ làm tốt.

 c. Sau nhiều lần suy nghĩ, tôi thấy vị trí công việc này phù hợp với tôi nhất.

 d. Các ngài luôn cần tuyển những nhân viên có thể tạo ra đựợc bước đột phá mới cho công ty, tôi tin với vị trí này tôi có thể làm được điều đó.

 Câu hỏi 2: Bạn có hay không có tính sáng tạo

 Câu hỏi 3: Bạn sợ hay không sợ áp lực công việc

 Câu hỏi 4: Hãy miêu tả một chút về bản thân bạn?

 a. Giới thiệu qua về quá trình học tập và kinh nghiệm đã có, nên nói thêm về sở thích và sở trường của bạn.

 b. Ngoài việc giới thiệu qua về bản thân, nên chú trọng vào những sở trường, những thói quen tốt trong công việc và phẩm chất tốt đẹp của bạn.

 c. Lấy 3 ví dụ minh chứng cho thành tích học tập và phẩm chất tốt trong công việc của bạn.

 Câu hỏi 5: Bạn hy vọng với công việc này bạn sẽ tìm thấy được những gì?

 a. Tôi nghĩ rằng mình sẽ có được một cơ hội tốt, và với cơ hội này tôi có thể cống hiến được sức lực và kinh nghiệm của mình. Đồng thời từ cơ hội này tôi sẽ có thêm nhiều cơ hội nữa để được làm việc và cống hiến.

 b. Tôi nghĩ mình đã tìm được 1 công ty thừa nhận mọi thành quả và nỗ lực không ngừng trong công việc của tôi.

 c. Tôi nghĩ rằng mình đã tìm được 1 công ty có khả năng tài chính để bảo đảm cuộc sống cho tôi. Với những nỗ lực và hiệu quả tôi đem lại cho công ty, thì mong muốn này hoàn toàn là thiết thực và đúng đắn.

 Câu hỏi 6: Bạn biết gì về công ty chúng tôi?

 a. Sau một thời gian tìm hiểu về công ty, những thông tin mà tôi có được là……

 b. Tôi đã có dịp nghe nói và tìm hiểu kỹ hơn về công ty của quý ngài. Chính vì những thông tin đã có khiến tôi quyết định ứng tuyển vào đây. Những thông tin mà tôi có được về công ty quý ngài là…..Khách hàng của quý công ty là…..Điều khiến tôi hứng thú nhất với vị trí này là…..

 c. Với những thông tin của quý công ty, tôi đã tìm hiểu và biết khá nhiều. Quý ngài hỏi về lĩnh vực nào thì tôi sẽ trả lời về vấn đề đó.

 Câu hỏi 7: Bạn có những nhược điểm gì?

 a. Bạn bè và đồng nghiệp thường xuiyên than phiền rằng tôi có quá ít thời gian dành cho họ.

 b. Tôi không coi trọng sự nổi tiếng. Điều quan trọng đối với tôi chính là làm việc thật tốt, còn bạn có đạt được danh tiếng gì hay không thì tôi không để mắt tới.

 c. Tôi không thích nhận xét về bản thân mình, như vậy không khách quan. Hãy để người khác đánh giá thì sẽ chính xác hơn.

 Câu hỏi 8: Mục tiêu ngắn trước mắt của bạn là gì?

 a. Mục tiêu ngắn trước mắt tôi là làm tốt công việc được giao.

 b.Dù ngắn hạn hay dài hạn thì tôi vẫn chỉ có một mục tiêu duy nhất: Đó là chăm chỉ làm việc và đạt được hiệu quả cao trong công việc

 c. Trong thời gian trước mắt tôi chỉ muốn tìm được một công việc phù hợp với mình. Và tôi thấy công việc này rất thích hợp với khả năng của tôi. Tôi hy vọng quý ngài sẽ tiếp nhận một nhân viên như tôi.

 3, Đúng giờ giấc

 Xuất hiện đúng giờ với trang phục lịch sự, gọn gàng, sạch sẽ để tạo ấn tượng tốt ngay từ cái nhìn ban đầu với nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng nước ngoài đặc biệt chú trọng đến hai vấn đề này.

 4, Phong cách ứng xử

 Ứng xử tự nhiên và thành thật sẽ giúp bạn dễ dàng ghi điểm với người tuyển dụng. Cứ bình tĩnh trả lời và nếu bạn không nghe kịp hoặc không nghe rõ câu hỏi hãy hỏi “Could you repeat please?” hay “ I’m sorry, what do you mean?” – còn hơn là bạn hiểu sai và trả lời chệch. Nếu khả năng tiếng Anh của bạn yếu thì trả lời ngắn gọn, rõ ràng lại giúp bạn che đậy sự yếu kém này.

 Và để thể hiện tính chuyên nghiệp, bạn hãy trả lời thẳng vào vấn đề được hỏi, không nên vòng vèo làm mất thời gian của nhà tuyển dụng. Ví dụ khi được hỏi về thời gian bạn đi làm thêm, hãy trả lời là 1,5 năm thay vì trả lời kiểu: 1 năm tôi làm phục vụ tại quán A, 6 tháng tôi làm ở nhà hàng B.

 V. Kinh nghiệm xù nợ công ty tài chính

 – Một số hướng dẫn giúp xử lý nợ quá hạn tốt nhất

 Chủ động gặp nhân viên ngân hàng trước khi thu nhập bị giảm để trình bày khó khăn của bạn

 Đưa ra một lộ trình chi tiết về kế hoạch trả nợ khoản vay này. Càng chi tiết càng tốt. Trong đó hãy nêu rõ nguồn thu nhập từ đâu ra, tháng đầu tiên trả bao nhiêu tiền, các tháng tiếp theo sẽ ra sao.

 Thường khi mất việc, sẽ mất một khoảng thời gian để tìm một công việc mới, bạn hãy cam kết và đưa ra phương án tạo thu nhập của mình để phối hợp trả ngân hàng. Ví dụ như: Bạn vay người thân, bán tài sản của mình để trả nợ…

 Cuối cùng, bạn hãy đề nghị đưa ra mức lãi suất phạt thấp hơn so với mức quy định để giảm gánh nặng tài chính cho mình

 – Nợ xấu trong thời gian dài, ngân hàng sẽ xử lý thế nào

 Có khả năng trong thời gian dài bạn chưa tìm được nguồn thu nhập mới, khoản vay của bạn sẽ bị rơi vào nợ quá hạn, sau đó đến nợ xấu theo quy định ngân hàng. Mức lãi suất phạt nợ quá hạn thông thường của ngân hàng là 150% lãi suất trong hạn đối với vay thế chấp. Còn với vay tín chấp thì tùy từng ngân hàng mà có cách tính khác nhau, có ngân hàng phạt tiền mặt, có ngân hàng phạt lãi suất.

 Thông tin khoản vay trả góp ngân hàng của bạn sẽ được gửi lên trung tâm thông tin tín dụng, gây khó khăn nếu sau này bạn muốn vay ở bất cứ ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào.

 Nợ quá hạn thực sự là một vấn đề lớn của khách hàng đi vay vốn tại ngân hàng. Do vậy để có thể vay vốn hiệu quả và không bị mắc nợ xấu người tiêu dùng cần chú ý đến thời gian trả nợ đồng thời chuẩn bị sẵn cho mình những phương án giải quyết hiệu quả khi gặp phải tình trạng này.

  

  

  

 Tag: khẩu du dược chuyển nhanh vệ vận tải nội quảng thương mại lữ lập nhật cung cổ văn khoán dịch thuật hàn quốc xin ship in kiến trúc thuê website luật mềm tnhh singapore mỹ toán taxi đông dương may mặc đài loan