Bạn biết gì về công ty của chúng tôi

 Bạn biết gì về công ty của chúng tôi

 Chuẩn bị để có câu trả lời tốt?
– Tìm hiểu công ty
Bạn hãy đọc lại tin tuyển dụng một lần nữa. Tìm ra điểm tương thích giữa CV của bạn và thông tin nhà tuyển dụng đăng tuyển. Tại sao họ lại mời bạn phỏng vấn? CV của bạn vì sao lại phù hợp yêu cầu của nhà tuyển dụng?

 Điều tra về nơi bạn ứng tuyển thể hiện bạn là một ứng viên chuyên nghiệp. Qua việc thu thập các thông tin về sự thành lập, hoạt động, sản phẩm, đối tác, mục tiêu, nhân viên,…của công ty sẽ giúp bạn hiểu được quy mô của họ. Bên cạnh đó, bạn sẽ trả lời được câu hỏi “Liệu rằng bản thân bạn có hợp với công việc này hay không?”. Bạn cũng sẽ biết mình cần trả lời những thông tin gì khi được hỏi “Bạn biết gì về công ty chúng tôi?”. Việc bạn cần làm là:

 – Lên website của doanh nghiệp, chú ý các mục “Về chúng tôi”, “Sản phẩm”, “Nhiệm vụ”,…

 – Tra Google tiểu sử doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh với họ, các sự kiện họ đang tổ chức, ý kiến của khách hàng về công ty họ.

 – Tìm đọc các bài báo viết về doanh thu, doanh nhân nổi bật,… của công ty.

 – Lập dàn ý ra giấy
Đừng nghĩ bản thân có thể nhớ hết tất cả các thông tin. Sự căng thẳng của buổi phỏng vấn có thể khiến đầu óc bạn trống rỗng. Chuẩn bị giấy bút lập dàn ý sau:

 – Lĩnh vực hoạt động: ngành nghề, sản phẩm, dịch vụ,…của công ty

 – Ban lãnh đạo: chức vụ cao nhất, nhân viên nòng cốt,…

 – Quy mô hoạt động: số lượng nhân viên, địa chỉ trụ sở chính, địa chỉ các chi nhánh, doanh thu, lợi nhuận,…

 – Đối thủ cạnh tranh: tên công ty đối thủ, khác biệt với đối thủ như thế nào,…

 – Trải nghiệm bản thân: bạn đã từng dùng sản phẩm, dịch vụ của công ty chưa? Trải nghiệm ra sao?,…

 

 – Bình luận: những ý kiến phản hồi về công ty họ

 Bạn cần chú ý bỏ qua các thông tin tiêu cực về doanh nghiệp bạn đang ứng tuyển. Hãy tập trung vào những gì bạn thấy hứng thú và nghĩ đó có thể là câu hỏi phụ trong buổi phỏng vấn. Nếu bạn biết về sản phẩm của công ty, biết về một nhân viên nòng cốt của họ, hoặc bạn từng làm việc ở một công ty có lĩnh vực hoạt động tương tự, hãy ghi chú lại vào dàn ý.

 – Thực hành trả lời câu hỏi
Sau khi đã có đầy đủ mọi thông tin, hãy viết ra giấy câu trả lời hoàn thiện. Câu trả lời phải đáp ứng được các khía cạnh như thông tin về công ty đầy đủ, lợi ích bạn đem lại cho công ty, sự phù hợp giữa mục tiêu nghề nghiệp của bạn và mục tiêu của công ty. Sau khi viết hoàn chỉnh, bạn hãy tập trả lời trôi chảy và rõ ràng. Tuy nhiên nên chú ý trả lời từ tốn, thong thả, tự nhiên và tránh để nhà tuyển dụng nghĩ bạn học thuộc lòng.

 Một số ví dụ gợi ý
– Tại sao bạn biết đến công ty chúng tôi?
+ Trường hợp 1: Được nhân viên trong công ty giới thiệu

 – Chia sẻ thông tin của nhân viên giới thiệu bạn

 – Lí do bạn quyết định chọn làm việc ở công ty sau khi được giới thiệu

 + Trường hợp 2: Bạn đã nhắm tới công ty này ngay từ đầu

 – Chia sẻ lí do vì sao bạn quan tâm tới công ty

 – Trình bày cách bạn theo dõi và tiếp cận thông tin về vị trí ứng tuyển

 + Trường hợp 3: Bạn không hề nhắm tới công ty này trước khi bạn ứng tuyền

 – Trình bày kênh thông tin giúp bạn biết đến công ty và vị trí ứng tuyển

 – Lí do bạn quyết định ứng tuyển vào công ty

 + Trường hợp 4: Bạn được một người tuyển dụng khác giới thiệu vào

 – Trình bày đơn vị hoặc cá nhân đã giới thiệu bạn vào làm việc

 – Lí do bạn quyết định ứng tuyển vào công ty

 CÁC LƯU Ý:

 – Trả lời một cách trung thực, khách quan

 – Nếu bạn được người trong công ty giới thiệu, hạn chế nói sâu về mối quan hệ của bạn và nhân viên đó Tránh đưa ra những lí do tế nhị, cá nhân.

 

 

 tag: tôi   bằng   tiếng   anh   giải   vàng   màu   quốc   uống   lái   cp   cổ   phần   tnhh   mtv   samsung   viettel   ajinomoto