Bàn Về Quản Trị Công Ty

 I. Quản trị công ty là gì

 Quản trị công ty là một loạt mối quan hệ giữa Ban Giám đốc, HĐQT, các cổ đông và các bên có liên quan khác trong một doanh nghiệp. Quản trị công ty còn là một cơ chế để thông qua đó xác định các mục tiêu của doanh nghiệp, phương tiện để đạt được các mục tiêu đó và theo dõi kết quả thực hiện
Quản trị khác quản lý như thế nào

 Khi xảy ra xung đột giữa hai nhân viên cấp cao chẳng hạn như giám đốc nhân sự và giám đốc marketing, quản lý là phân tích trách nhiệm và xử lý công bằng nhưng người quản trị không phân thắng thua mà tìm cách giữ động lực cho cả hai.

 Quản lý là loại bỏ người có lỗi còn trong quản trị, nếu phải loại một người giữ một người, người có tương lai trong công ty sẽ được giữ lại dù người đó đúng hay sai.

 Quản trị là không triển khai KPI vì làm phá vỡ động lực của nhân viên. Còn quản lý là triển khai nghiêm túc và chấm điểm một cách công trình.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là phủ nhận hiệu quả của KPI, tuy nhiên, phải tuỳ vào loại công ty và mô hình kinh doanh. Nếu công ty có các dây chuyền sản xuất với hàng trăm, ngàn công nhân, làm mãi một việc, có người nhanh người chậm, người tốt người kém thì KPI sẽ có ý nghĩa.
Quản lý và quản trị còn khác nhau về tầm nhìn. Khi lãnh đạo các công ty, luôn phải hướng đến số 1, số 2 chỉ là suy nghĩ “vớ vẩn”. Nếu không là số 1 thế giới thì là số 1 khu vực, nếu không là số 1 khu vực thì là số 1 trong nước, không là số 1 trong nước thì là số 1 của một vùng… Thế nhưng nhấn mạnh là có ước mơ nhưng phải có lộ trình để tạo động lực cho nhân viên nỗ lực vì ước mơ đó.

 Quản trị ở Việt Nam còn yếu do không có chiến lược, không có tầm nhìn. Quản trị trong chiến lược phát triển không những tạo cơ hội cho tinh thần khởi nghiệp mà còn khuyến khích sáng tạo để tạo sự khác biệt dựa trên sự khác biệt và điểm mạnh của chính mình.

 II. Vấn đề quản trị công ty là gì

 – Giúp thúc đẩy hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh: Theo Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), quản trị công ty hiệu quả có thể giúp cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Việc cải tiến cách thức quản trị công ty sẽ mang lại một hệ thống giải trình tốt hơn, giảm thiểu rủi ro liên quan đến các vụ gian lận hoặc các giao dịch nhằm mục đích vụ lợi của các cán bộ quản lý. Bên cạnh đó, việc áp dụng những cách thức quản trị công ty có hiệu quả sẽ góp phần cải thiện và nâng cao hiệu quả ra quyết định của doanh nghiệp. Ngoài ra, một hệ thống quản trị công ty hiệu quả cũng đảm bảo việc tuân thủ pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chế, quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả các đối tượng liên quan.

 – Giúp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường vốn: Cách thức quản trị công ty có thể quyết định việc công ty dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn nhiều hay ít. Những công ty được quản trị tốt thường gây được thiện cảm đối với cổ đông và các nhà đầu tư, tạo dựng được niềm tin lớn hơn của công chúng vào việc công ty có khả năng sinh lời mà không xâm phạm tới quyền lợi của cổ đông.

 – Giúp giảm chi phí vốn và tăng giá trị tài sản: Chi phí vốn phụ thuộc vào mức độ rủi ro của công ty theo cảm nhận của các nhà đầu tư, nghĩa là rủi ro càng cao thì chi phí vốn càng cao. Vì vậy, việc áp dụng hệ thống quản trị công ty tốt sẽ giúp công ty trả lãi suất thấp hơn và có được những khoản tín dụng có kỳ hạn dài hơn.

 – Giúp nâng cao uy tín của công ty: Những biện pháp quản trị công ty hiệu quả sẽ góp phần làm nên và nâng cao uy tín của công ty. Lý do là để thực hiện quản trị công ty tốt, các doanh nghiệp luôn phải tôn trọng quyền lợi của các cổ đông và các chủ nợ và việc đảm bảo tính minh bạch về tài chính sẽ được xem như là một trong những yếu tố quan trọng trong việc giành được niềm tin cho nhà đầu, từ đó nâng cao hình ảnh, uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp.

 III. Những nguy hiểm đến từ việc quản trị công ty kém

 Rất hiếm công ty quản trị yếu kém có thể phát triển vững mạnh lâu dài.

 Thực hành quản trị công ty tốt là rất quan trọng vì nó liên quan đến uy tín của công ty, tổ chức. Doanh nghiệp nào bị mang tiếng có nền quản trị công ty kém thì thường gặp khó khăn khi vay tiền từ các tổ chức tín dụng và không hấp dẫn đối với các quỹ đầu tư rủi ro.

 Với những doanh nghiệp chưa bị phát hiện, chưa bị scandal về quản trị thì cũng khó hoạt động hiệu quả. Bởi vì quản trị kém sẽ dẫn đến quản lý kém, mà quản lý kém thì không thể hoạt động có hiệu quả về lâu dài.

 IV. Cách quản lý công ty gia đình

 – Phân biệt rõ việc công và việc tư

 Một trong những thuận lợi của công ty gia đình đó là một số nhân viên của bạn cũng chính là người thân trong gia đình nên họ luôn sẵn sàng và nhiệt tình với công ty. Điều này có nghĩa là họ có thể làm thêm giờ cho công ty mà không cần đòi hỏi, yêu sách bạn nhiều. Tuy nhiên, không vì thế mà bạn quá lạm dụng thời gian của các thành viên trong gia đình để làm việc cho bạn. Bạn cần phải có kế hoạch về thời gian làm việc và nghỉ ngơi của họ. Phân biệt rõ ràng gia đình và công việc cũng có nghĩa là không đem những vấn đề của gia đình ra bàn tán, “buôn” chuyện ở chỗ làm và ngược lại. Hãy giải quyết những vấn đề riêng tư vào thời gian nghỉ ngơi.

 – Đối xử với tất cả nhân viên công bằng như nhau

 Cái khó nhất đối với một người điều hành, quản lý công ty gia đình đó là sự công bằng trong cách đối xử với nhân viên. Bạn rất dễ mắc phải lỗi thiên vị với những nhân viên và cũng là thành viên trong gia đình. Nếu tình trạng thiên vị diễn ra trong một thời gian dài, những nhân viên còn lại sẽ coi thường bạn và tất nhiên họ cũng sẽ không thích làm việc cho bạn nữa. Vì vậy, để tránh mắc phải lỗi này, bạn nên đưa ra những chính sách, quy định rõ ràng bằng văn bản về cách ứng xửa đối với nhân viên và quá trình tuyển dụng nhân viên. Ghi rõ chức năng, quyền hạn và mô tả chi tiết của từng công việc để nhân viên trong công ty đều cảm thấy họ được đối xử công bằng.

 – Nếu nhân viên muốn ra đi, hãy chấp nhận

 Chuyện nhân viên ra đi ngày càng trở nên quá phổ biến ở các công ty. Với tư cách là người đứng đầu doanh nghiệp gia đình, bạn nên chuẩn bị trước tinh thần cho mọi sự từ chức của nhân viên và tôn trọng quyết định của họ. Nếu bạn càng cố gắng “níu kéo” họ thì bạn sẽ càng làm mối quan hệ thân thiết giữa bạn và người đó trở nên tồi tệ hơn và không mang lại hiệu quả.

 Cách tốt nhất để “giữ chân” nhân viên là bạn nên tạo một môi trường làm việc lành mạnh và có tính cạnh tranh cao. Cho dù nhân viên của bạn có phải là người thân của bạn hay không thì bạn cũng nên tạo cơ hội thăng tiến cho họ. Nếu nhân viên (người thân) của bạn có khả năng làm việc tốt, hãy cân nhắc và tạo điều kiện cho anh/cô ta lên làm quản lý. Ngoài ra, hãy thể hiện sự đánh giá cao của bạn về những ý kiến, quan điểm hay của nhân viên.

 – Không lạm dụng chức quyền

 Vai trò của các thành viên trong công ty hoàn toàn khác so với vai trò của các thành viên trong gia đình. Trong công việc, bạn không nên đối xử với con trai của mình như là cha đối với con mà hãy đối xử như một người chủ công ty đối với nhân viên. Bạn cần phải tôn trọng những ý kiến của con trai mình, chứ không nên áp đặt, ép buộc. Nếu bạn lẫn lộn giữa cách đối xử ở gia đình và công ty thì mối quan hệ gia đình của bạn sẽ bị rối tung lên.
Để ngăn chặn tình trạng lạm dụng quyền lực trong công việc và để mối quan hệ gia đình luôn bền lâu, bạn cần phải khách quan khi đối xử với những nhân viên và cũng là người thân của bạn. Khi phê bình người thân, bạn chỉ nên gói gọn lời phê bình trong khuôn khổ công việc chứ không chế trách về những vấn đề riêng tư.

 V. Bộ quy tắc quản trị công ty

 14 nguyên tắc quản trị này được đưa ra bởi Henry Fayol vào thế kỉ 19 nhưng vẫn phù hợp với với doanh nghiệp theo thời giang

 Nguyên tắc 1: Chuyên môn hóa/Phân công hóa lao động

 Nguyên tắc này khẳng định sự phân bổ công việc và chuyên môn hóa từng bước làm trong một chu trình sẽ kéo theo sự chuyên môn hóa trong kỹ năng và hiểu biết nghề nghiệp, thúc đẩy tính tập trung và hiệu quả công việc của người lao động và doanh nghiệp.

 Nguyên tắc 2: Lãnh đạo đi kèm trách nhiệm tương ứng

 Khi trách nhiệm được giao cho cá nhân tương ứng, để làm tròn trách nhiệm thì các nhà lãnh đạo này cần được cấp thẩm quyền hợp lý, bao gồm quyền yêu cầu những người có liên quan cùng tham gia. Sau cùng, chính họ phải chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc và Hội đồng Quản trị.

 Nguyên tắc 3: Kỷ luật

 Nhìn chung, kỷ luật được coi là yếu tố then chốt để một doanh nghiệp hoạt đông trơn tru. Nếu không có kỷ luật – bao gồm các tiêu chuẩn, thống nhất trong hành động, sự tuân thủ quy tắc và các giá trị – không doanh nghiệp nào có thể phát triển. “Sự đồng thuận giữa công ty và nhân viên về bản chất được thể hiện qua sự thuân thủ, tính áp dụng, hành vi thể hiện sự tôn trọng.”

 Nguyên tắc 4. Thống nhất về mệnh lệnh

 Từ lâu, các phương châm quản lý đều cho rằng nhân viên chỉ nên nghe lệnh từ 1 lãnh đạo duy nhất. Ngày nay, với hàng loạt phương pháp và mô hình quản lý kiểu ma trận đan xen nhau trong một tổ chức, nhiều khi cùng một công việc nhân viên sẽ phải báo cáo với 2 hoặc nhiều hơn cấp lãnh đạo hay bên khách hàng. Vấn đề đặt ra ở đây là, các lãnh đạo có thể sẽ đưa ra những yêu cầu trái ngược nhau, và người nhân viên sẽ rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.

 Nguyên tắc 5. Thống nhất về đường lối

 Các nhóm làm việc có cùng mục tiêu nên làm việc dưới sự lãnh đạo của 1 người quản lý và cùng làm theo 1 kế hoạch duy nhất. Điều này sẽ đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng, thuần nhất trong mọi hoạt động.

 Nguyên tắc 6. Lợi ích chung cần đặt lên trên hết

 Fayol cho rằng lợi ích của một nhân viên hay nhóm không được đặt cao hơn lợi ích chung của tổ chức. Ý tưởng này dấy ra tranh cãi rằng, vậy ai sẽ là người quyết định xem lợi ích chung của tổ chức là gì. Ở đây tồn tại các rủi ro về doanh nghiệp và đạo đức, cũng như là thời cơ cho những kẻ “đục nước béo cò” lợi dụng. Ta cũng nên hiểu rằng, các nguyên tắc của Fayol được xây dựng với giả định mọi lợi ích và quyết định của tổ chức đều trung lập và có lý.

 Nguyên tắc 7. Thù lao

 Mức thù lao cần phải công bằng và thỏa mãn cho cả nhân viên và chủ công ty (sau khi đã tính toán đến cả cơ cấu chi phí và lợi nhuận/thặng dư cần có).

 Nguyên tắc 8. Tập trung hóa

 Đây là nguyên tắc thiết yếu của mọi tổ chức và là hệ quả tất yếu của quá trình cơ cấu. Ngay cả ở trong những tổ chức có cấu trúc phẳng và quyền lực phân hóa (decentralization), quyền hành nói chung vẫn tập trung vào tay một số người mà thôi. Trong những tổ chức kiểu này, việc từng cá nhân được tự do đến đâu và hệ lụy từ việc phân tán quyền hành lớn đến mức nào chưa bao giờ được bỏ khỏi bàn tranh luận.

 Nguyên tắc 9. “Xích lãnh đạo”

 Mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên cũng như mệnh lệnh từ trên xuống dưới cần được đảm bảo nguyên tắc rõ ràng, hợp lý, hai bên cùng hiểu.

 Nguyên tắc 10. Trật tự

 Nói đơn giản, mọi tổ chức nên để cho mỗi nhân viên có chỗ đứng riêng, có bổn phận phù hợp với tổ chức, luôn cảm thấy tự tin và an toàn trong môi trường công ty. Mọi nguyên tắc, luật lệ , hướng dẫn và hành động cần được thể hiện một cách dễ hiểu. Một tổ chức có trật tư sẽ phát triển ổn định chứ không hỗn loạn, khó kiểm soát, gây lo âu cho nhân viên.

 Nguyên tắc 11. Sự công bằng

 Sự công bằng và công lý nên thấm nhuần vào tư tưởng của tổ chức – cả trong nguyên tắc lẫn hành động.

 Nguyên tắc 12. Ổn định về nhiệm vụ

 Các nhân viên cần có thời gian để thích ứng và thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất. Sự ổn định về nhiệm vụ thúc đẩy lòng trung thành với mục địch và giá trị của tổ chức.

 Nguyên tắc 13. Sáng kiến

 Ở mọi cấp bậc trong cơ cấu tổ chức, sự nhiệt huyết, nhiệt tình và năng lượng đều đến từ những người có cơ hội thể hiện những sáng kiến cá nhân của mình.

 Nguyên tắc 14. Tinh thần đoàn kết

 Fayol nhấn mạnh rằng, việc xây dựng và duy trì sự hòa hợp giữa các mối quan hệ trong công việc là vô cùng cần thiết.

 V. Các kiến thức quản trị cần biết

 – Quản trị chiến lược công ty

 Có rất nhiều định nghĩa về chiến lược công ty

 + “Chiến lược bao gồm những mục tiêu cơ bản dài hạn của một tổ chức, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động, phân bổ nguồn lực thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó.”

 + “Chiến lược là một kế hoạch mang tính thống nhất, toàn diện và tính phối hợp, được thiết kế đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của tổ chức sẽ được thực hiện.”

 + “Chiến lược là những phương tiện đạt tới mục tiêu dài hạn. Chiến lược kinh doanh có thể gồm có sự phát triển về địa lý, đa dạng hoá hoạt”

 Quản trị chiến lược là quá trình quản lý việc theo đuổi chức năng nhiệm vụ của một tổ chức đối với môi trường của nó.

 Quản trị chiến lược là tập hợp các quyết định và hành động quản lý quyết định sự thành công lâu dài của công ty.

 Quản trị chiến lược là tập hợp các quyết định và biện pháp hành động dẫn đến việc hoạch định và thực hiện các chiến lược nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức

 – Quản lý tài sản công ty

 – Quản trị công ty và quản trị rủi ro

 Quản trị rủi ro của doanh nghiệp là một quá trình, được thực hiện bởi ban giám đốc, quản lý và nhân viên của tổ chức, được áp dụng trong từng bối cảnh cụ thể và trên quy mô toàn doanh nghiệp, được thiết kế để xác định các sự kiện tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp và quản trị rủi ro trong mức khẩu vị rủi ro, để cung cấp sự bảo đảm hợp lý về việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.

 Quy trình quản trị rủi ro của DN được thực hiện theo các nội dung sau:

 Nhận diện rủi ro

 Đánh giá rủi ro chính

 Khả năng và tính không chắc chắn

 Phân tích định lượng rủi ro

 Giám sát rủi ro

 VI. Cách quản trị một công ty sáng tạo

 Cách đơn giản nhất để quản trị 1 công ty sáng tạo đó là học tập cách quản trị của những công ty sáng tạo hàng đầu thế giới

 Bạn có thể tìm mua sách

 https://tiki.vn/google-cach-quan-tri-mot-cong-ty-sang-tao-p12416742.html

 Được viết bởi Eric Schmidt – Cựu Chủ tịch điều hành Alphabet và cựu CEO của Google cùng với Jonathan Rosenberg – cựu phó chủ tịch cấp cao của Google và hiện là cố vấn của CEO của Alphabet, chia sẻ với độc giả nhiều điều thú vị về cách thức Google vận hành, từ lịch sử công ty, phỏng vấn tuyển dụng, chiến lược đột phá công ty đến việc phát triển triết lý quản lý và xây dựng nền văn hóa công ty – nơi nuôi dưỡng cải tiến và sáng tạo.
Eric và Jonathan chia sẻ những bài học mình có được khi giúp xây dựng Google. Hai tác giả giải thích cách công nghệ đã giúp chuyển quyền lực từ công ty sang khách hàng và cách duy nhất để thành công trong bối cảnh không ngừng thay đổi là tạo ra được những sản phẩm vượt trội và thu hút thế hệ nhân viên mới đa tài năng.

 Ngoài ra 5 cách để thúc đẩy sự sáng tạo nơi làm việc

 1.Khuyến khích sự giao tiếp ở mọi cấp độ

 Mỗi nhân viên tại công ty đều có khả năng đưa ra những ý tưởng tuyệt vời. Do vậy, việc tạo ra một nền văn hóa doanh nghiệp mà ở đó các cá nhân được khuyến khích phát biểu tại các cuộc họp và đưa ra ý iến riêng là rất quan trọng để thúc đẩy sự sáng tạo. Đồng thời, với nét văn hóa này, các nhà quản lý cũng sẽ có sự phóng khoáng hơn khi lắng nghe ý tưởng của các nhân viên, nhất là khi những ý tưởng đầu tiên của họ thường chưa hoàn thiện, thậm chí là ngô nghê. Đôi khi các nhân viên phải đi qua một vài ý tưởng tồi rồi sau đó mới đến được ý tưởng thực sự ích lợi cho công ty.

 2.Thường xuyên sử dụng cách thức động não để phát ý tưởng

 Trong môi trường doanh nghiệp, để có thể mang lại dòng chảy sáng tạo trong doanh nghiệp, các nhà quản lý và người lao động phải có một môi trường bình đẳng, an toàn để phát ý tưởng. Một trong những cách thức dễ thực hiện và thường mang lại không khí vui vẻ là tổ chức các buổi động não (brainstorming) thường xuyên để mọi người cùng đưa ra giải pháp. Việc này không cần phải mang tính chất nghiêm túc như các cuộc họp, mà có thể được đưa ra bất cứ khi nào thích hợp, có thể mở đầu và kết thúc đơn giản, nhẹ nhàng. Những buổi động não sáng tạo là cách tuyệt vời để giải phóng những ý tưởng của nhân viên tại nơi làm việc.

 3.Công nhận và khen thưởng cho các cá nhân có giải pháp sáng tạo phù hợp

 Nếu một nhân viên của bạn đã đưa ra một sáng kiến thực sự giúp ích cho công ty thì nhà lãnh đạo nên có sự khen thưởng cho cá nhân một cách công khai. Điều này sẽ khuyến khích tất cả mọi người trong công ty đưa ra các giải pháp sáng tạo của mình để giải quyết các vấn đề, đồng thời phát triển văn hóa tích cực sáng tạo. Khi các giải pháp sáng tạo được công nhận giá trị, các nhân viên sẽ muốn bản thân mình trở thành một phần trong công cuộc đổi mới và giải quyết các vấn đề của công ty.

 4.Cung cấp các công cụ hỗ trợ để nhân viên sáng tạo

 Công nghệ tại nơi làm việc cần phải tiến bộ hơn bao giờ hết, trong đó có thể bao gồm mô phỏng kinh doanh, phân tích dữ liệu và các công cụ đánh giá, dự báo khác. Trong thời đại hiện nay, với một lực lượng lao động kỹ thuật số toàn cầu và ngày càng mở rộng, đổi mới và sáng tạo không thể được thực hiện mà không có tiến bộ công nghệ và các phần mềm. Do vậy, nhà lãnh đạo khôn ngoan nên đầu tư, cung cấp cho nhân viên những công cụ họ cần để đạt được các giải pháp sáng tạo.

 5.Phát triển kỹ năng sáng tạo của nhân viên

 Sự phát triển của mỗi nhân viên cũng là chìa khóa cho người quản lý nếu họ muốn nuôi dưỡng một bầu không khí sáng tạo tại doanh nghiệp của mình. Để có thể phát triển kỹ năng sáng tạo của nhân viên, các nhà quản lý cần tạo cơ hội cho các cá nhân tự quyết, lựa chọn hoặc thử sức với các vai trò khác nhau, giải quyết các vấn đề khác nhau trong công việc.

 Bạn hoàn toàn có thể tham gia các khóa học quản trị công ty để hoàn thiện bản thân và đưa doanh nghiệp ngày càng đạt nhiều đỉnh cao

  

  

  

  

 Tag: thanh (vamc) tnhh phúc thịnh techcombank vpbank vietinbank toà tòa tuấn huy & thác pmc tfboys trực tàu tmm twice điện chiếu cộng đà nẵng lê hồng phong phước ninh hải châu ngành anh khái niệm mại máy bán bưu viễn (erp) nông phái danh hảo xe xăng nhật mạng phòng toyota ô tô mẫu file excel download tai sơ đồ pepsico vissan lan miễn kho azspa aztech cp án tiểu đô dương nhỏ mtv xế bến thừa huế hà tây psmart global home tri g-bi trí facebook biên tp hcm pdf running man tuệ davichi tphcm coreasia exo exid 2am sông 2ne1 2pm 212 sửa chữa 236 248 240 238 234 ech fast (fast) gfriend sân golf biscom hàn nhạc trần đăng tổng sắt chợ lãm vh sĩ sạn h&k vinpearl liberty sts sen marriott bitexco hoàng odyssea uhm t&t victoria tamtam phố hồ nối a kcn kpop m-talent momoland misthy my house mỹ thuật/art management new city ngân tmcp quân đội sacombank savills the useful bđs tôi (global home) golden land d2 giảng võ 216 ecohome friendly quang hei tower cptm psa pro savill vnpt visaho xanh wanna one ocd od click proman vinacapital đỏ sao vàng song luân miền vamc vượng amc b&h vsip tctd á aden bắc liêm gnp capital dầu sài gòn lvtt cát mekong chứng khoán vietcombank chubb life 2018 2019 thái eastspring investments fpt sam phép hanwha hữu nghị hùng câu ipaam sánh lộc manulife vietfund phú hưng pvcombank pru prudential sgi shb ssi ssc techcom thuế vinawealth vcb vndirect bay phường tân mst tâm lưu sorats mã đất cư viettel nhánh bts tên nhiêu hầm vân t ara thạnh vn năm attech chánh dũng lương wiki vnr500 tử vatm blackpink big bang ca carina era town cbre bds du vietravel quảng (dak) shin yeong vta e sena epm vinacomin aic core asia truy cập internet nghiệm mẹ thải rắn recipe đáy start-up uni5 vinamilk ebiv (đơn edu2review) ssg investment vina times vật ht tùng bạc liêu tháng thẻ huống oecd 2015 dược vinhomes cẩm nang ifc hiệp bibica thuyết may mặc móc thi thơ bố vccorp ssiam acb mirae asset (việt nam) bidv bông pacific bridge vfm mb (pvgas pmc) (pv gas pmb) bcm media sm entertainment yg ewarton jyp eximbank keyeast in english nuest eca fanpage fantagio fan flc hạ giáo dục emg game g7 taxi gin kiệt girls day homestay hoa hậu huấn luyện lĩnh vsa lừa đảo izone independent ipa ikon jll jyj thủy vhg kol điền nnt accor lưới mtalent mamamoo metro mail thuê quận nổi trọ pewpew mk spa pg pvi dragon saigon rác b ray rts streamer savista mtm sudico unicap x1 tải cây youtube yên lào getfly cybersoft k&m hkt ví dụ bếp ăn than hanh email east west industries ios android asean access vùng dệt ueh honda ấn kfc nhập thaco starbucks sữa samsung thất sql dutch lady sổ m talent dreamland apink hit sâm