Các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh

 Các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh

 Rủi ro kinh doanh là gì

 có thể hiểu rủi ro kinh doanh là tổng mức rủi ro mà một doanh nghiệp phải chịu trong một khoảng thời gian kinh doanh. Thường sẽ bao gồm các loại rủi ro khác nhau nhưng chủ yếu là về tài chính cũng như về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay.

 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong kinh doanh

 Nguyên nhân của các rủi ro bao gồm các nguyên nhân chủ quan và các nguyên nhân khách quan.

  • Nguyên nhân chủ quan

 Các rủi ro yếu tố chủ quan của các hệ thống kinh tế (doanh nghiệp, nhà nước) là những rủi ro mà lẽ phần lớn người ta có thể ngăn ngừa nếu biết lo liệu trước đó là:

 – Do các hành vi xấu của đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý gây ra (tham nhũng, lộng hành, ác ý, thiển cận không biết nhìn xa trông rộng chủ quan sai trái, mạo hiểm thiết luận cứ khoa học v.v…)

 – Do sự thiếu đồng thuận (chủ quan hoặc khách quan) trong nội bộ những người lao động các thành viên của hệ thống xung đột tạo ra. (Mâu thuẫn lợi ích, tệ nạn xã hội v.v…)

  • Nguyên nhân khách quan

 Do sự phản ứng của các hệ thống khác về sự không đồng thuận trong quá trình phát triển (cạnh tranh, đố kỵ, lo ngại hiểu lầm, đối lập quyền lợi và ý thức hệ, thái độ bất trường của các nhân vật lãnh đạo và quản lý của các hệ thống khác, bị hệ thống khác lừa đảo v.v…)

 Do thiên nhiên và sự hành động không gặp may mắn của con người gây ra (động đất bão lụt, núi lửa ô nhiễm môi trường, rò rỉ nhà máy điện nguyên tử, tai nạn lao động, bố trí nhầm cán bộ quản lý, gặp kẻ bất thường trong quan hệ v.v…)

 Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro kinh doanh

 Rủi ro kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng những yếu tố sau đây là quan trọng nhất:

 Sự biến động của cầu: Cầu về các sản phẩm của một doanh nghiệp càng ổn định, khi các yếu tố khác không đổi, rủi ro kinh doanh của công ty càng thấp.

 Sự biến động của doanh số: Nếu doanh nghiệp có sản phẩm bán ra trên thị trường biến động cao thì chịu nhiều rủi ro kinh doanh hơn các doanh nghiệp có đầu ra ổn định hơn.

 Sự biến động của chi phí đầu vào: Các doanh nghiệp có chi phí đầu vào biến động lớn thì rủi ro kinh doanh sẽ cao.

 Khả năng điều chỉnh giá đầu ra đối với giá đầu vào: Khi doanh nghiệp có khả năng tốt trong việc tăng giá đầu ra khi giá đầu vào tăng so với các doanh nghiệp khác. Khả năng điều chỉnh giá đầu ra khi chi phí thay đổi càng lớn thì rủi ro càng thấp.

 Khả năng phát triển sản phẩm mới đúng lúc và có chi phí hợp lý: các doanh nghiệp trong ngành có công nghệ cao như dược phẩm, máy tính phụ thuộc vào các dòng sản phẩm mới liên tục. Sản phẩm càng lỗi thời nhanh, rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp càng cao.

 Rủi ro từ nước ngoài: rủi ro này do sự tác động của sự biến động tỷ giá, chính trị bất ổn..thì làm cho tỷ lệ phần trăm doanh thu từ nước ngoài  thay đổi.

 Quy mô chi phí cố định: nếu chi phí cố định cao, nếu tổng chi phí không giảm khi cầu giảm thì công ty sẽ có rủi ro kinh doanh sẽ cao. Vần đề này được gọi là đòn bẩy hoạt động.

 Các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh

 Những người mạo hiểm chủ động trước rủi ro là những người đầy năng lực, rất mẫn cảm và có cách xử lý hợp lý đối với rủi ro. Họ sử dụng phương thức mạo hiểm, trong nguy hiểm có sự ổn định. Hoặc trước khi hành động họ luôn để một con đường thoát cho mình, tiến lên có thể tấn công, rút lui có thể phòng thủ, luôn đề phòng sự thất bại. Đó chính là con đường tất yếu để giảm bớt tổn thất. Con người hoàn toàn có thể giảm rủi ro tới mức thấp nhất hoặc tránh mọi rủi ro. Đó cũng là sự thực. Đương nhiên, mức đọ nhỏ nhất là do bản thân rủi ro chế ngự, chứ không phải do người ta nghĩ là nó nhiều hay ít.

 1. Không đặt tất cả Trứng vào một rổ.

 Câu nói này thiết thực nhất đối với người dân, đó cũng là một hình thức cơ bản nhất để phân tán rủi ro. Nhưng mạo hiểm thành công đương nhiên có được những lợi nhuận tương ứng. Song, một khi thất bại là mất hết. Khi tiến hành đầu tư cổ phiếu, cần nhất là phải chú ý nhằm vào tổ hợp đầu tư thiết yếu, lựa chọn một số rủi ro tới mức thấp nhất.

 Phân tán rủi ro là một nguyên tắc được ứng dụng rất rộng rãi. Nhỏ như chuyện vận tải hàng hoá, quản lý kho hàng, lớn như chuyện sách lược kinh doanh, chiến lược của doanh nghiệp đều có thể ứng dụng rất linh hoạt. Ví dụ như việc vận chuyển hàng tới địa điểm. Như vậy thì dù cho một phương tiện nào đó xảy ra trục trặc cũng không thể ảnh hưởng tới toàn cục được. Trong quản lý kho tàng đã từng có một bài học nhớ đời là : mấy năm trước, bách hoá đại lầu Long Phúc ở Bắc Kinh xảy ra một vụ hoả hoạn, do kho hàng ở đó thiết kế không khoa học, hợp lý, lại không tính đến những rủi ro có thể xảy ra mà chỉ nghĩ tới triệt để lợi dụng không gian để giảm giá thành, chứa hàng vào ngôi nhà cũ kỹ. Trong đó có cả những hàng điện máy giá trị rất lớn, nên chỉ một mồi lửa đã thiêu trụi tất cả, gây ra tổn thất vô cùng lớn.

 Một thủ pháp kinh doanh là thông qua việc thành lập những doanh nghiệp cổ phần hoá, tập trung vốn từ nhiều cá nhân, đoàn thể và các tổ chức kinh tế khác nhau và dùng nó để mở rộng quy mô của doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Phương thức phân tán rủi ro này được giới doanh nghiêp áp dụng tương đối nhiều, nó an toàn hơn nhiều so với việc vay vốn có thế chấp từ các ngân hàng. Rủi ro về tiền vốn trên thực tế đã được phân tán đến tất cả những người cùng đầu tư. Như vậy doanh nghiệp có thể mạnh tay hơn và càng mạnh dạn tham gia cạnh tranh hơn. Các nhà đầu tư họ không dễ dàng chỉ tập trung vào một chỗ mà cũng thường dùng hai phương thức để phân tán những rủi ro đó. Họ hoặc là tìm kiếm một đơn vị bạn cùng đầu tư vào một doanh nghiệp để dùng gánh vác những rủi ro. Nhiều khi họ đầu tư vào nhiều doanh nghiệp cùng một lúc để làm sao hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất, hiệu quả thu được cao nhất.

 “Không mang tất cả trứng gà đặt vào một rổ” là một phương pháp quản lý tránh rủi ro hiệu quả nhất. Nó sé phát huy tác dụng quan trọng trong các lĩnh vực rộng lớn, làm người ta cảm thấy bớt nguy hiểm hơn. Nhưng cũng cần phải chú ý đừng quá phân tán, làm sao để thu lời lớn nhất từ những đồng vốn mà mình bỏ ra”

 2. Tìm con “châu chấu” cùng gánh vác rủi ro.

 Thế nào gọi là “châu chấu”?Trung Quốc có một câu tục ngữ : Châu chấu bám trên dây thừng khó gỡ ra nổi. Trên thực tế, đây là một trong những phương thức để giảm bớt rủi ro, khéo léo lựa chọn đồng minh, kéo họ vào cùng kinh doanh với mình, biến họ trở thành “một con châu chấu bám trên cùng chiếc dây thừng”, cùng gánh vác rủi ro. Ví dụ, nhiều công ty liên kết với nhau lại trở thành một tập đoàn cùng nhau gánh vác mọi rủi ro, vừa mở rộng được quy mô của mình, không ngừng thu hút các công ty con và công ty nhỏ vào hợp tác, chẳng những tăng thêm sức sống mới cho tập đoàn, làm cho tập đoàn khi có vấn đề xảy ra, sẽ có những công ty nhỏ khác bù cho những khoản bị thua lỗ.

 Trong cạnh tranh mà tìm được người hợp tác thì không những có thể làm cho sức mạnh của mình tăng lên, mà còn có thể giảm bớt những áp lực của rủi ro, tác dụng của nó thật quá rõ ràng.

 3. Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách.

 Nếu hiểu rõ thực lực của mình, nhận thức được những rủi ro trước mắt mình không thể gánh vác được thì phải nhanh chóng loại trừ những trường hợp có thể gây ra nguy hiểm, hoặc tránh xa những con đường có thể gây ra tổn thất cho mình, mở một con đường khác. Đó cũng là một cách giảm bớt rủi ro.

 Năm ấy, Lý Hiểu Hoa tới Quảng Đông tham dự một cuộc hội chợ triển lãm đã phát hiện ra một cỗ máy bán nước giải khát tự động rất mới mà Trung Quốc chưa sản xuất đựơc. Vậy là ông ta đã tìm mọi cách thuyết phục để mua bằng được chiếc máy đó với giá 3800 đồng rồi mang về Bắc Kinh. Mùa hè năm đó, ông ta mang chiếc máy tới vùng bờ biển Bắc Đới Hà để bán nước giải khát. Lần đầu tiên ở đây xuất hiện loai máy này nên khách đến mua rấ đông. Nhưng hết mùa hè đó ông ta lại mang chiếc máy đó bán đi, vì ông ta cho rằng, năm nay ông là người duy nhất kinh doanh theo kiểu này và được lãi lớn, chắc chắn sẽ có người thèm rỏ dãi và mùa hè tới hẳn sẽ có nhiều người tranh nhau làm. Như vậy rủi ro sẽ rất lớn, lợi nhuận sẽ chẳng đáng là bao. Lý Hiển Hoa đã rất tỉnh táo mang chiếc máy bán được giá rất cao. Mùa hè năm sau nhiều máy như vậy. Cuộc cạnh tranh nổ ra gay gắt, buộc người ta phải hạ giá, không lỗ đã là may mắn lắm rồi.

 Sự dũng cảm lùi bước của Lý Hiển Hoa đã tránh được những rủi ro, đúng là “lùi một bước để tiến ba bước”. Đúng là “36 kế, kế chạy là thượng sách”. Đây xứng đáng để cho mọi thương nhân học tập và lựa chọn, còn nếu cứ mang tính hiếu thắng cứng nhắc, thiếu tỉnh táo thì chắc chắn sẽ bị diệt vong.

 4 .Tìm “vật tế thần” để chuyển rủi ro cho người khác.

 Chúng ta thường nghe tin về các nhân vật trọng yếu của nước ngoài để tránh bị ám sát thường tìm những người giống như mình để đóng thế những trường hợp không thật cần thiết đã để cho những người này xuất hiện. Nếu chẳng may có rủi ro thì chính họ phải chịu. Ở đây, những chính khách giả đã trở thành “vật tế thần” cho những chính khách thật, trở thành vật thay thế gánh chịu mọi rủi ro.

 Trong thương trường có không ít những trường hợp như thế. Muốn giảm thiểu rủi ro, hoàn toàn có thể tìm một người thay thế để chuyển rủi ro cho họ. Nếu mạo hiểm mà thành công, đương nhiên lợi nhuận thuộc về mình. Nhưng một khi thất bại, thì tất cả trách nhiệm và hậu quả do người thay thế gánh chịu cả.

 Một ví dụ khác, trước khi xảy ra cuộc quyết chiến giành quyền khống chế cổ phiếu kho Cửu Long ở Hồng Công với một số tập đoàn nước ngoài, Bao Ngọc Cương đã mua 30 triệu cổ phiếu của Cửu Long rồi chuyển bán ngay cho công ty đầu tư Quốc tế Long Phong. Điều này làm cho nhân sỹ các giới ở đây không sao hiểu nổi, đua nhau đoán mò đối với chuyện mua cổ phiếu của Long Phong. Thực ra, Long Phong là một công ty chịu sự khống chế của tập đoàn nhà họ Bao. Bao Ngọc Cương dùng chiêu này chính là tìm một “vật tế thần” chuyển rủi ro sang cho người khác. Bởi vì một khi việc mua này thất bại, tập đoàn Bao Ngọc Cương sẽ mất mát vài tỷ đô là Hồng Công, trả giá quá đắt, thậm chí có thể đổ vỡ. Nhưng một khi chuyển trách nhiệm kinh tế và luật pháp cho Long Phong, một công ty thuộc hạ của mình, để công ty này đứng ra chịu trách nhiệm, mà những lợi ích to lớn có thể có được trong vụ này hoàn toàn đáng để mạo hiểm. Nhưng với tài năng và khôn ngoan của mình cùng với cái gan mạo hiểm, cuối cùng đã mang lại thành công cho Bao Ngọc Cương. Ông ta đã nắm được quyền khống chế Cửu Long. Ví dụ này có một đặc điểm là: “vật tế thần” thực tế lại là một thủ hạ trong tay ông chủ lớn. Đó chính là cái gọi là “Lông cừu vẫn mọc trên thân cừu” mà thôi.

 Còn một phương thức tìm “vật tế thần” khác là xuất phát từ chủ ý của các công ty khác. Ví dụ, bản thân mình muốn tiến hành một hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư mà độ rủi ro tương đối lớn, hoàn toàn có thể chia hoạt động đó ra thành các bước nhỏ. Nhưng trong đó, những bước có độ rủi ro cao nhất lại phân ra cho những người có thể gánh vác được ở những công ty khác làm, còn bản thân chỉ “tọa sơn quan hổ đấu” chờ hưởng lợi. Điều này đối với những công ty muốn nhanh chóng có được những vụ giao dịch làm ăn lại càng dễ dàng khống chế hơn, biến họ thành “vật tế thần” mà không hề biết.

 Chuyển rủi ro cho người khác có thể tránh được những tổn thất to lớn nếu bị thất bại, mà lại chẳng phải lo lắng gì tới hậu quả. Thất bại được đẩy sang cho “vật tế thần” thành công thì được hưởng hết lợi lộc. Đó chính là quân át chủ bài trong cách làm giàu.

 5.  Bỏ ra số tiền nhỏ mua bảo hiểm để giữ cho yên ổn.

 Chiêu này thì ai ai cũng đều biết và cũng được ứng dụng rộng rãi. Thông qua công ty bảo hiểm để bảo hiểm cho những rủi ro mà thực tế không thể giảm thiểu đi được. Nhưng thông qua những số tiền bồi thường mà công ty bảo hiểm trả lại có thể bù đắp được một phần thậm chí toàn bộ những thiệt hại. Trên thực tế đó chẳng phải là một sự đảm bảo lợi ích của mình hay sao?

 Phần trước đã nêu ví dụ hỏa hoạn ở Long Phúc – Bắc Kinh rất nhiều hàng hóa quý giá đắt tiền đều bị thiêu trụi. Nhưng may mắn thay, đơn vị này đã mua bảo hiểm. Công ty bảo hiểm đã cử người đến điều tra làm rõ, trước khi xác định tổn thất, công ty bảo hiểm đã trả trước cho Long Phúc 10 triệu đồng để khôi phục lại doanh nghiệp. Số tiền này là một khoản rất kịp thời để Long Phúc giải quyết những khó khăn trước mắt. Thực ra, chuyện mua bảo hiểm cũng là chuyện phố biến và bình thường, nhưng một số người không muốn làm như vậy.

 Vì vậy, đối với người hay chịu rủi ro thì bảo hiểm rất có tác dụng, nhất là những nghề dịch vụ xã hội. Ví dụ như vận tải biển, vận tải bộ, nghành khai thác dầu, nghành cung tiêu, ti lệ rủi ro cao, cần chú ý mua bảo hiểm.

 Đương nhiên mua bảo hiểm phải mất tiền, nên nếu như ta mua tất cả mọi thứ bảo hiểm để mình an toàn 100% thì chắc chắn chẳng doanh nghiệp nào làm được và nếu có như thế cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy chỉ nên chọn mua những loại bảo hiểm nhằm đảm bảo cho những hạng mục đầu tư của mình.

 6.  Sự bảo hộ cuối cùng : Bảo hộ phá sản.

 Năm biện pháp trên một khi được thực thực thi chưa hẳn đã đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể vượt qua những cửa ải đầy khó khăn một cách thuận lợi. Mà đó chỉ là một số biện pháp bảo vệ mà thôi, bất kỳ sự bảo vệ nào cũng chỉ có tác dụng trong một phạm vi và mức độ nhất định chứ không phải là một thứ linh đan huyền diệu chữa bách bệnh được. Ngay cả biện pháp “bảo vệ cuối cùng” cũng chỉ là bất đắc dĩ, và ngay cả những doanh nghiệp rơi vào khó khăn cũng chưa hẳn phải áp dụng cách thức này ngay. “Bảo vệ cuối cùng” chính là chỉ biện pháp Bảo hộ phá sản. Công ty máy tính Bảo hộ phá sản. Công ty máy tính Vương An nổi tiếng một thời đã áp dụng biện pháp này để đối mặt với mối nguy hiểm đổ vỡ hoàn toàn, về sau họ đã vượt qua được cửa ải này.

 Khi tài chính của doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn sau khi tiến hành hàng lọat các chỉnh đốn vẫn không hề chuyển biến, có vẻ như đứng trước bứơc đường cùng rồi thì cần suy nghĩ áp dụng biện pháp bảo hộ phá sản. Đó là sự lựa chọn bắt buộc. Bảo hộ phá sản ở nước ngoài không có gì mới lạ cả, nhưng ở Trung Quốc thì là chuyện ít có. Sự phát triển của kinh tế thị trường, pháp luật, pháp quy mới tất nhiên phải xuất hiện, phải tiếp cận với nước ngoài, nên việc bảo hộ phá sản chắc chắn là một chuyện phổ biến trong tương lai gần. Cùng với cuộc cạnh tranh thương trường ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp mới xuất hiện ngày càng nhiều, rủi ro cũng ngày càng lớn hơn. Vậy thì trước khi doanh nghiệp tiến tới đổ vỡ hoàn toàn, hãy quyết đoán mà tìm đến bảo hộ phá sản, để giành cho mình một cơ hội làm lại. Đây cũng là vấn đề mà giới doanh nghiệp rất quan tâm.

 Cách khắc phục rủi ro kinh doanh

 Người xưa có câu “Thương trường như chiến trương” cũng bởi vì khi kinh doanh luôn luôn tồn tại những rủi ro khôn lường và doanh nghiệp càng lớn thì rủi ro lại càng cao, nhất là trong “thời đại lan truyền thông tin” như hiện nay.

 Nhiều doanh nghiệp không nhận thấy hết được rủi ro nên đã chủ quan quên mất các yếu tố tác động tiêu cực đang âm ỉ trong cộng đồng người tiêu dùng, trên các diễn đàn forum seeding, dần dần biến thành nguyên nhân của sự bùng phát khủng hoảng.

 Do đó quản trị tiền khủng hoảng hay quản trị rủi ro chính là cách giúp cho các doanh nghiệp xác định và giải quyết được những vấn đề phát sinh có khả năng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến họ. Cách này vừa có thể giúp doanh nghiệp bảo vệ được thị phần, tạo điều kiện xây dựng hình ảnh thương hiệu, vừa ngăn chặn được khủng hoảng, thậm chí còn có thể biến rủi ro thành cơ hội bứt phá nếu thực hiện tốt.

 Khủng hoảng thường hay xuất hiện bất ngờ còn thông tin xấu thì bị lan truyền với tốc độ chóng mặt. Lúc đó, các chủ doanh nghiệp rất dễ rơi vào tình trạng thiếu sáng suốt, đưa ra hướng xử lý sai lầm, dẫn đến không kiểm soát được tình hình, làm cho khủng hoảng càng lan rộng hơn.

 Vì thế trong kinh doanh, nếu không chịu quan sát và lắng nghe, lại thiếu giải pháp ngăn ngừa rủi ro thì khủng hoảng chắc chắn sẽ tìm đến khiến thương hiệu ít nhiều gì cũng bị tổn thương. Dù cho sau đó có chuyển bại thành thắng, thì cũng chẳng thể tự hào.

 Kịch bản xử lý khủng hoảng

 Khủng hoảng thương hiệu là chuyện có thể xảy ra với bất kỳ doanh nghiệp nào. Do vậy, các doanh nghiệp nên “phòng bệnh hơn chữa bệnh” – phải có chiến lược phòng ngừa trước khi xây dựng các biện pháp giải quyết khủng hoảng.

 Xử lý khủng hoảng là trách nhiệm của người làm công tác PR tại doanh nghiệp, nên họ phải được huấn luyện một cách chuyên môn để biết cách nhận diện những rủi ro và có kỹ năng ngăn ngừa khủng hoảng. Mặc khác, nhiệm vụ của bộ phận PR là nghiên cứu các khả năng có thể xảy ra để đề phòng các cuộc khủng hoảng, tuy không thể tiên đoán hết tất cả nhưng được càng nhiều càng tốt, phải chuẩn bị và dự phòng giải pháp “chữa cháy” một cách nhanh nhất. Đây cũng là đơn vị có trách nhiệm chính trong việc xây dựng hệ thống “công cụ lắng nghe” và kiểm soát thông tin cho doanh nghiệp. Khi có khủng hoảng xảy ra thì PR là đơn vị lên “kịch bản forum seeding” xử lý.

 Nội dung cần có trong kịch bản xử lý khủng hoảng thương hiệu trước tiên là danh sách các ban giải quyết khủng hoảng, trong đó nhât định không thể thiếu người đứng đầu doanh nghiệp và người phát ngôn.

 Khi đã cân nhắc và thống nhất về phương án thực thi xong, doanh nghiệp nên triển khai theo quy trình sau: thiết lập đường dây nóng, thường trực giữa công ty và các thành viên ban giải quyết khủng hoảng; chuẩn bị đơn vị hậu cần để phục vụ 24/24 khi có sự cố xảy ra; chuẩn bị kinh phí cho quá trình xử lý khủng hoảng (lưu ý nguyên tắc không quá tiết kiệm trong khủng hoảng); họp khẩn và huấn luyện chớp nhoáng nguồn nhân lực để giải quyết các tình huống từ bên ngoài.

 Trong kịch bản xử lý khủng hoảng cần xác định rõ: không im lặng – né tránh báo chí, không cung cấp thông tin sơ sài, vòng vo. Thương hiệu càng nổi tiếng thì càng được nhiều người quan tâm, do vậy khi sự cố xảy ra, báo chí sẽ đặc biệt chú ý để cung cấp thông tin cho xã hội.

 Nhất định sẽ có nhiều câu hỏi dồn dập, trực tiếp được đặt ra cho giám đốc doanh nghiệp, nếu vội vàng trả lời sẽ dễ xảy ra sai sót vậy nên mọi thông tin đối thoại với công chúng cần được lập trình theo một chiến lược nhất định. Khi đó, kịch bản xử lý khủng hoảng sẽ là quá trình đối thoại của doanh nghiệp với báo chí, khách hàng, chính quyền và cộng đồng.

 Quy trình xử lý khủng hoảng thương hiệu

 Không có một công thức hay quy trình chuẩn nào cho mọi tình huống khủng hoảng thương hiệu. Tùy từng loại hình doanh nghiệp làm forum seeding, tính chất khủng hoảng mà người đạo diễn kịch bản khủng hoảng triển khai xử lý. Sau đây là một số gợi ý:

 * Thành lập ban xử lý khủng hoảng gồm ban giám đốc, người phụ trách pháp lý của doanh nghiệp, trưởng phòng nhân sự, cán bộ an toàn và trưởng phòng PR, trưởng bộ phận nơi xảy ra khủng hoảng. Giám đốc trực tiếp là trưởng ban xử lý. Chọn người phát ngôn cho khủng hoảng.

 Sẵn sàng hợp tác và chia sẻ thông tin với báo chí và cộng đồng thông qua các phương tiện truyền thông theo kịch bản đã được thống nhất trước. Thể hiện tinh thần sẵn sàng lắng nghe, hợp tác và đối thoại.

 * Trong quá trình giải quyết khủng hoảng, có thể có những cáo buộc từ chính quyền về nguyên nhân khủng hoảng. Doanh nghiệp cần làm sáng tỏ, tuy nhiên không nên thể hiện tinh thần kiện tụng trong thời điểm này.

 * Thực hiện nhất quán từ phát ngôn tới hành động, để dư luận nhận thấy sự quan tâm đặc biệt của doanh nghiệp đến sự việc đang xảy ra, đồng thời thấy tính nhất quán trong quá trình xử lý của doanh nghiệp, nhằm để cộng đồng xem rằng sự việc xảy ra chỉ mang tính hiện tượng chứ không thuộc về bản chất. Theo đó, doanh nghiệp không nên thể hiện tinh thần tránh né, hứa hẹn vòng vo.

 * Cách ly thông tin lúc giải quyết khủng hoảng. Trong khi doanh nghiệp đang xử lý khủng hoảng ở khu vực miền Bắc cũng có thể song song làm chương trình chăm sóc khách hàng ở khu vực miền Tây.

 * Tìm đồng minh từ những cá nhân hay tổ chức có uy tín và tạo sức ảnh hưởng. Một cá nhân hay tổ chức có khả năng tạo sức ảnh hưởng với cộng đồng sẽ giúp doanh nghiệp giữ được uy tín của công ty trong những lúc khó khăn này. Hãy sắp xếp khéo léo cho thông tin xuất hiện ra thị trường một cách có lợi nhất.

 * Lấy lợi ích của cộng đồng làm trung tâm trong hành động. Khủng hoảng xảy ra là một thiệt hại, tuy nhiên cũng là cơ hội để doanh nghiệp chứng minh mình “trong sạch”, uy tín với cộng đồng và “trung thành phục vụ” khách hàng mục tiêu. Hãy lấy lợi ích của họ làm trung tâm trong quá trình hành động giải quyết khủng hoảng, bỏ qua những tổn thất nhỏ để bảo vệ hình ảnh và giữ vị trí đẹp của thương hiệu trong tâm trí mọi người.

 * Xem xét lại thương hiệu và rút kinh nghiệm. Sau chương trình xử lý khủng hoảng, hãy xem xét lại thương hiệu, từ nhận diện đến cảm xúc của khách hàng. Hình ảnh mới nên được xem xét kỹ.

 Ví dụ về tình huống rủi ro trong kinh doanh

 Đề: 09
Câu 1: Tìm một ví dụ về rủi
ro do môi trường kỹ thuật –
công nghệ đối với hoạt
động kinh doanh của một
doanh nghiệp mà anh (chị)
biết, phân tích và tìm các
giải pháp phòng ngừa.Câu
2: Một nhân viên cửa hàng
sơ ý làm cháy gian hàng
với giá trị hàng hóa là 50
triệu đồng. Là cửa hàng
trưởng bạn giải quyết sự
việc này như thế nào?
Đề: 11
Câu 1: Tìm một ví dụ rủi ro
do môi trường xã hội đối
với hoạt động kinh doanh
cả một doanh nghiệp mà
anh (chị) biết, phân tích và
tìm các giải pháp phòng
ngừa.Câu 2: Một trưởng
phòng kinh doanh giỏi
bỗng nhiên xin thôi việc với
lý do lương thấp. Là giám
đốc doanh nghiệp nhà
nước này, bạn xử lý thế
nào?
Đề: 13
Câu 1: Lấy 1 VD về rủi ro
tài sản và phân tích nóCâu
2: Dn có kế hoạch xâm
nhập thị trường EU ….
Đề: 14
Câu 1: Cho một ví dụ về rủi
ro đối với con người tại 1
doanh nghiệp mà anh chị
biết. Phân tích và đề ra
biện pháp phòng ngừa rủi
ro.Câu 2: Một doanh
nghiệp kinh doanh trong
lĩnh vực may mặc đang có
chiến lược thâm nhập thị
trường EU. Hãy nhận dạng,
phân tích và đề xuất các
biện pháp phòng ngừa rủi
ro từ môi trường kinh tế…
Đề: 16
Câu 1: Phân tích mối quan
hệ giữ QTRR, QTCL và QT
hoạt động kinh doanh của
DNCâu 2: Một giám đốc
phụ trách thị trường khu
vực miền trung đột ngột
qua đời. Hãy phân tích ảnh
hưởng của sự kiện này đến
hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp
Đề: 17
Câu 1: Trình bày nội dung
kiểm soát rủi ro. Ví dụ về
ngăn ngừa rủi ro môi
trường kinh doanh của 1
công ty mà bạn biếtCâu 2:
Theo chủ trương sắp xếp và
đổi mới DN NN, 2 công ty
có quyết định được sáp
nhập. Hãy phân tích rủi ro
đối với người lao động và
đề xuất biện pháp giải
quyết.
Đề: 18
Câu 1: Sự cần thiết của tài
trợ rủi ro. Mối quan hệ
giữa KSRR và Tài trợ rủi
roCâu 2: Tình huống khách
hàng ngộ độc thực phẩm

 Rủi ro giao dịch trong kinh doanh quốc tế

 Rủi ro hối đoái giao dịch (transaction exposure) (từ đây được gọi là rủi ro giao dịch: RRGD) là một vấn đề mà các doanh nghiệp (DN) luôn phải đối đầu trong kinh doanh quốc tế. RRGD xảy ra khi DN có dòng tiền mặt ràng buộc bằng hợp đồng (contractual cash flow) được định giá bằng ngoại tệ.

 Để quản lý RRGD trong kinh doanh quốc tế, DN có thể tìm cách đẩy các rủi ro này cho đối tác thông qua các kỹ thuật hoạt động (operational techniques) hoặc tạo ra trạng thái đóng bằng ngoại tệ cho doanh nghiệp bằng các hợp đồng tài chính (financial contracts).

 Nội dung chính của bài báo là hệ thống hóa các biện pháp biện pháp quản lý RRGD trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Mặt khác, bài báo cũng giải quyết câu hỏi: DN có nên bảo hiểm RRGD hay không? Nếu có thì nên sử dụng biện pháp nào? Cuối cùng, bài báo chỉ ra những định hướng nghiên cứu trong tương lai về vấn đề RRGD.

 2. Các biện pháp quản lý RRGD

 Để quản lý RRGD, các hợp đồng tài chính mà các doanh nghiệp thường sử dụng là hợp đồng kỳ hạn (forward), quyền chọn (option), hoán đổi (swap) và hợp đồng tín dụng. Các kỹ thuật hoạt động có thể sử dụng là lựa chọn tiền tệ để ghi hóa đơn, netting và chiến lược lead/lag.

 2.1. Bảo hiểm bằng hợp đồng kỳ hạn

 Chúng ta có thể xem xét một ví dụ cụ thể. Hãng hàng không Việt Nam (Vietnam airline: VNA) mua máy bay boeing 747 của Hãng Boeing trị giá 1 triệu $ Mỹ, trả chậm sau 1 năm. Điều này có nghĩa là một năm sau, VNA phải dùng VND mua trên thị trường 1 triệu $ để trả cho Hãng Boeing. Số tiền bằng VND mà VNA phải bỏ ra phụ thuộc vào giá $ vào thời điểm một năm sau. Có nghĩa là, VNA đang phải đương đầu với RRGD. Để tự bảo vệ mình khỏi sự lên giá của $, VNA sẽ thực hiện một trạng thái ngoại tệ đối nghịch bằng cách mua kỳ hạn 1 triệu $ với thời hạn một năm. RRGD của VNA lúc này đã được triệt tiêu. Giả sử giá mua kỳ hạn $ là 18.000 VND. Điều này có nghĩa là, giá trị hợp đồng nhập khẩu tính bằng VND là 18 tỷ VND, hoàn toàn không phụ thuộc vào tỷ giá giao ngay trên thị trường.

 Gọi St là tỷ giá giao ngay vào thời điểm thanh toán của hợp đồng, F là tỷ giá kỳ hạn 1 năm. Có 3 trường hợp có thể xảy ra: (1) St>F, hợp đồng kỳ hạn có lãi, hay nói cách khác, doanh nghiệp nên thực hiện bảo hiểm; (2) St=F, hợp đồng kỳ hạn hòa vốn, có nghĩa là, bảo hiểm hay không bảo hiểm đều như nhau; (3) St<F, hợp đồng kỳ hạn bị lỗ, tức, không bảo hiểm có lợi hơn thực hiện bảo hiểm.

 Như vậy, nếu DN dự đoán tỷ giá giao ngay vào thời điểm thanh toán lớn hơn TG kỳ hạn, doanh nghiệp nên thực hiện bảo hiểm. Ngược lại, nếu St được đự đoán là sẽ nhỏ hơn F, DN không nên thực hiện bảo hiểm. Tuy nhiên, do doanh nghiệp không thể dự đoán chính xác TG nên có thể DN thực hiện bảo hiểm nhưng giá giao ngay thực tế lại nhỏ hơn TG kỳ hạn. Trong trường hợp này, thiệt hại trên hợp đồng kỳ hạn được xem là chi phí bảo hiểm của doanh nghiệp.

 2.2. Bảo hiểm thông qua thị trường tiền tệ

 Để bảo hiểm cho khoản phải trả/thu bằng ngoại tệ của mình, DN có thể vay và cho vay trên thị trường tiền tệ trong nước và thế giới. Chúng ta hãy tiếp tục trường hợp của VNA. Giả sử lãi suất VND tại Việt Nam là 8% còn lãi suất $ trên thị trường thế giới là 6%, giá $ giao ngay hiện tại là 17.667. VNA sẽ tiến hành các giao dịch: (1) Vay

 16.666.977.132 VND trên thị trường tiền tệ Việt Nam với thời hạn 1 năm, lãi suất 8%; (2) Dùng số tiền VND vay được mua $943.396 theo TG giao ngay trên thị trường là

 17.667. Số $ mua được sẽ được gửi vào ngân hàng nước ngoài với lãi suất 6%.

 Sau một năm, VNA sẽ nhận được từ ngân hàng 1 triệu $ (=943.396×1,06) và phải trả cho ngân hàng số tiền 18.000.000.000 (tức 16.666.977.132×1,08) VND. Như vậy, giá mua $ thực tế là 18.000 và số tiền bằng VND mà VNA phải bỏ ra để mua máy bay không phụ thuộc vào TG giao ngay vào thời điểm thực hiện hợp đồng. VNA nên thực hiện bảo hiểm thông qua thị trường tiền tệ nếu VNA dự đoán giá giao ngay vào thời điểm thanh toán lớn hơn 18.000.

 Theo ngang giá lãi suất (IRP), lợi tức của hợp đồng kỳ hạn và lợi tức có được từ kinh doanh chênh lệch lãi suất là như nhau. Vì thế, hai hình thức bảo hiểm bằng hợp đồng kỳ hạn và bảo hiểm thông qua thị trường tiền tệ không có gì khác biệt. Tuy nhiên, nếu IRP bị chệch, hiệu quả của hai hình thức bảo hiểm này là không giống nhau. Khi thị trường tài chính thế giới là thị trường hiệu quả và cạnh tranh hoàn hảo, IRP không bị chệch.

 2.3. Bảo hiểm bằng hợp đồng quyền chọn

 Một trong những nhược điểm của bảo hiểm bằng hợp đồng kỳ hạn và thị trường tiền tệ là cả hai phương thức này đều triệt tiêu toàn bộ RRGD. Điều này có nghĩa là khi tỷ giá hối đoái (TGHĐ) biến động ngược với dự đoán ban đầu, doanh nghiệp bị thua lỗ trên hợp đồng kỳ hạn, khoản thua lỗ này khó có thể dự đoán trước. Hay nói cách khác, chi phí bảo hiểm không xác định trước được. Hợp đồng quyền chọn cho phép DN có thể hạn chế được nhược điểm này.

 Để bảo hiểm cho khoản phải trả, VNA có thể mua quyền chọn mua ngoại tệ với kỳ hạn bằng kỳ hạn trả chậm của hợp đồng. Giả sử TG thực hiện là 17.990 và giá quyền chọn là 20 đồng tính cho một $. Vào ngày giá trị (ngày đến hạn) của hợp đồng quyền chọn, có 3 khả năng có thể xảy ra: (1) St>17.990, mua trên hợp đồng quyền chọn rẻ hơn mua trên thị trường, DN sẽ thực hiện hợp đồng. Giá mua $ thực tế là17.990+20=18.010; (2) St=17.990, mua trên hợp đồng hay mua trên thị trường thì cũng như nhau. Giá mua là 18.010; (3) St<17.990, mua trên hợp đồng đắt hơn mua trên thị trường. DN sẽ mua trên thị trường và từ chối thực hiện hợp đồng. Phí quyền chọn 20×1.000.000=20.000.000 VND được xem như là chi phí bảo hiểm. Có nghĩa là, chi phí bảo hiểm tối đa mà DN phải trả là 20 triệu VND. Lúc này, giá mua $ thực tế là St+20 (VND). Chi phí bảo hiểm bằng hợp đồng quyền chọn tối đa mà DN phải gánh chịu chỉ là 20VND/$ trong khi chi phí này đối với hợp đồng kỳ hạn là F-St.

 Do việc sở hữu quyền chọn cho phép DN quyền được lựa chọn thực hiện hợp đồng hay không nên hợp đồng quyền chọn rất thích hợp với bảo hiểm những rủi ro ngẫu nhiên (contingent exposure). Trở lại trường hợp của VNA, giả sử VNA đấu thầu mua máy bay Boeing với giá 1 triệu $. Nếu VNA trúng thầu, VNA có một RRGD 1 triệu $, nếu không, RRGD bằng không. Trong trường hợp này, hợp đồng quyền chọn là sự lựa chọn tốt nhất. Giả sử VNA mua quyền chọn mua 1 triệu $ như ở ví dụ trên. Các trường hợp có thể xảy ra: (1) Nếu VNA trúng thầu, chúng ta trở lại ví dụ ở trên; (2) Nếu VNA không trúng thầu và giá $ trên thị trường vào ngày thanh toán của hợp đồng nhỏ hơn 17.990, VNA sẽ không thực hiện hợp đồng. Ngược lại, nếu giá $ trên thị trường cao hơn 17.990, VNA sẽ thực hiện hợp đồng và thu lãi.

 Để bảo hiểm RRGD, DN còn có thể sử dụng đồng thời hai hợp đồng quyền chọn (collar). Trong trường hợp của VNA, DN có thể mua quyền chọn mua và bán quyền chọn bán. Như vậy, phí quyền chọn ròng sẽ thấp hơn và giá mua ngoại tệ sẽ thấp hơn. Giả sử giá trên hợp đồng quyền chọn bán là 18.970, phí quyền chọn là 15 VND. Phí ròng sẽ là 5 VND. Các trường hợp có thể xảy ra: (1)Nếu St>17.990, quyền chọn mua được thực hiện còn quyền chọn bán không được thực hiện. Giá mua $ lúc này là 17.995 (rẻ hơn trường hợp chỉ mua quyền chọn mua); (2)Nếu 17.970<St<17.990, không quyền chọn nào được thực hiện, giá mua lúc này là St+5. Hay nói cách khác, phí bảo hiểm lúc này là 5VND/$ thay vì 20 VND/$. (3) Nếu St<17.970, quyền chọn bán được thực hiện, DN sẽ mua với giá 17.975.

 Như vậy, bảo hiểm bằng collar tốt hơn do phí rẻ hơn và mức biến động của giá mua cũng thấp hơn.

 Tóm lại, khi TGHĐ thay đổi đúng theo dự đoán của DN, bảo hiểm bằng nghiệp vụ kỳ hạn có lợi hơn cho DN nhưng nếu ngược lại, TG biến động ngược chiều với dự đoán của DN, chi phí bảo hiểm tối đa mà DN phải gánh chịu trên hợp đồng quyền chọn là xác định trước và rẻ hơn so với hợp đồng kỳ hạn. Nếu DN đang phải đương đầu với rủi ro ngẫu nhiên, bảo hiểm bằng hợp đồng quyền chọn là sự lựa chọn phù hợp. Bảo hiểm bằng collar quyền chọn có thể xem là sự lựa chọn tốt nhất do phí bảo hiểm rẻ và mức độ biến động của giá mua thấp.

 2.4. Bảo hiểm rủi ro hiện tại hóa bằng hợp đồng hoán đổi

 Hợp đồng hoán đổi là công cụ bảo hiểm tốt nhất đối với những dòng tiền mặt hiện tại hóa của DN. Hợp đồng hoán đổi là một sự thỏa thuận đổi một đồng tiền này lấy tiền tệ khác ở một TG xác định trước (TG hoán đổi) vào những ngày trong tương lai. Có nghĩa là, hợp đồng hoán đổi là một danh mục các hợp đồng kỳ hạn với những ngày đáo hạn khác nhau. Giả sử như VNA ký hợp đồng với Boeing trong vòng 5 năm. Vào đầu mỗi năm Boeing sẽ giao cho VNA một máy bay Boeing 747, ngược lại, VNA phải trả cho Boeing 1 triệu $ mỗi năm vào tháng 12. Như vậy, VNA phải đối đầu một chuổi các RRGD trong vòng 5 năm liền. Để bảo hiểm, VNA có thể thực hiện một hợp đồng Swap trong đó VNA được phép mua 1 triệu $ mỗi cuối năm trong 5 năm liền với mức giá, giả sử là 18.000VND/USD. Như vậy, số tiền mà VNA phải trả mỗi năm không phụ thuộc vào sự biến động của TGHĐ. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, với hợp đồng Swap dài hạn, mức giá được áp dụng cho mỗi hợp đồng thường kỳ hạn không giống nhau và không phải lúc nào các hợp đồng forward dài hạn cũng sẵn có.

 2.5. Bảo hiểm chéo rủi ro tiền tệ những đồng tiền không phổ biến (tiền tệ yếu)

 Nếu DN có một khoản phải trả, hay phải thu định giá bằng một đồng tiền không phổ biến trên thị trường tiền tệ thế giới như đồng Won của Hàn Quốc, đồng Bhat của Thái Lan, DN không thể sử dụng các hợp đồng phái sinh của những tiền tệ này để bảo hiểm. Trong trường hợp này, DN buộc phải thực hiện bảo hiểm chéo. Kỹ thuật bảo hiểm chéo là thực hiện một hợp đồng phái sinh bằng một tiền tệ có hệ số tương quan cao với đồng tiền phải bảo hiểm. Chẳng hạn như Công ty lương thực Việt Nam bán hàng sang Thái Lan, nhận đồng Bhat theo phương thức trả chậm. Thay vì bán kỳ hạn số tiền bằng bhat sẽ được nhận, DN sẽ bán kỳ hạn JPY với một số lượng tương ứng. Do giá bhat và JPY bằng VND có mối tương quan thuận cao nên nếu giá Bhat xuống giá, DN có lợi từ hợp đồng kỳ hạn và khoản lợi này sẽ bù đắp được sự thiệt hại của DN trên hợp đồng xuất khẩu do bhat lên giá.

 Tuy nhiên, hiệu quả của bảo hiểm chéo phụ thuộc vào mức độ tương quan giữa hai đồng tiền. Hệ số tương quan càng cao, hiệu quả của bảo hiểm càng cao. Nghiên cứu của Aggarwal và Demaskey (1997) chỉ ra rằng hợp đồng phái sinh của JPY rất hiệu quả trong bảo hiểm chéo đối với các loại tiền tệ yếu ở châu Á như Won của Hàn Quốc, Peso của Philippine, Bhat của Thái Lan. Tương tự, các hợp đồng phái sinh đồng Mark của Đức có thể sử dụng để bảo hiểm cho các tiền tệ ở trung tâm và miền tây của châu Âu như Koruna của Czech, Kroon của Estonia, Forint của Hungary.

 Benet (1990) lại chỉ ra rằng những hợp đồng tương lai hàng hóa (commodity future contracts) cũng có thể sử dụng để bảo hiểm cho những tiền tệ không phổ biến. Chẳng hạn như Mexico là nước chiếm 5% thị trường dầu mỏ thế giới, đồng Peso của Mexico tương quan thuận với giá dầu thế giới. Vì vậy, có thể sử dụng hợp đồng tương lai dầu mỏ để bảo hiểm cho hợp đồng định giá bằng Peso của Mexico. Tương tự, chúng ta có thể thực hiện hợp đồng tương lai của cà phê, đậu nành, tiêu để bảo hiểm cho đồng Real của Brazin.

 2.6. Các kỹ thuật bảo hiểm hoạt động

 Bên cạnh việc sử dụng các hợp đồng phái sinh để bảo hiểm, DN còn có thể sử dụng các kỹ thuật hoạt động để bảo hiểm như ghi hóa đơn bằng bản tệ, áp dụng chiến lược lead/lag (đẩy mạnh việc thanh toán hay làm chậm quá trình thanh toán) và netting.

 Ghi hóa đơn bằng bản tệ thì DN xuất khẩu sẽ không phải gánh chịu RRGD nữa nhưng không phải lúc nào DN cũng có thể thực hiện được điều này do còn phụ thuộc vào người mua.

 Nếu đồng tiền thanh toán đang bị xuống giá, DN nhập khẩu nên trì hoãn thanh toán (lag) còn DN xuất khẩu nên đẩy nhanh thanh toán do hợp đồng đang bị mất giá. Ngược lại, nếu đồng tiền thanh toán đang lên giá, DN nhập khẩu nên đẩy nhanh thanh toán còn doanh nghiệp xuất khẩu nên trì hoãn thanh toán.

 Netting là biện pháp mà DN thực hiện một giao dịch với trạng thái đối nghịch trạng thái ngoại tệ hiện tại của DN.

 Mặc dù các kỹ thuật hoạt động đơn giản hơn việc sử dụng các hợp đồng phái sinh, việc áp dụng các kỹ thuật này phụ thuộc rất nhiều vào tương quan giữa người mua và người bán do hệ quả của các giải pháp này là đẩy RRGD cho đối tác (trừ kỹ thuật netting).

 3. Có nên thực hiện bảo hiểm RRGD? Nếu có, nên sử dụng công cụ nào?

 Trong phần 2, chúng ta đã giải quyết câu hỏi, DN có thể sử dụng biện pháp quản lý rủi ro nào nhưng chưa đề cập đến vấn đề, DN có nên bảo hiểm RRGD hay không. Những quan điểm chống lại quản lý rủi ro bảo hiểm cho rằng, bản thân từng cổ đông có thể tự phòng chống rủi ro, vì thế, không cần thực hiện quản lý rủi ro ở mức độ DN. Một số quan điểm khác lại cho rằng, chỉ có rủi ro hệ thống mới ảnh hưởng đến giá trị của DN và quản lý rủi ro ở mức độ DN chỉ có thể làm giảm rủi ro hệ thống chứ không thể triệt tiêu nó. Vì thế, không cần thiết quản lý RRGD.

 Theo ý kiến của cá nhân tôi, DN nên thực hiện quản lý RRGD khi:

 Thị trường không hoàn hảo:

 – Thông tin bất đối xứng: Trong trường hợp này, nhà quản lý DN hiểu rõ DN hơn cổ đông và do khả năng chuyên nghiệp, họ nhận biết tình hình tốt hơn.

 – Chi phí khác biệt: Chi phí bảo hiểm của DN thường thấp hơn so với các cổ đông.

 – Chi phí vỡ nợ: Nếu chi phí vỡ nợ tồn tại, quản lý rủi ro ở mức độ DN phù hợp hơn do DN có thể kiểm soát chi phí vỡ nợ.

 – Thuế lũy tiến đối với DN: Khi thuế áp dụng cho DN là thuế lũy tiến, thu nhập ổn định sẽ phải chịu thuế thấp hơn thu nhập có tính biến động cao.

 Nghiên cứu của Allayannis và Weston (2001) đã chứng minh rằng giá trị của DN có thực hiện bảo hiểm rủi ro hối đoái bằng các hợp đồng phái sinh cao hơn các DN không thực hiện bảo hiểm khoảng 5% và việc DN thực hiện bảo hiểm sẽ làm tăng giá trị của DN.

 Giá trị đồng tiền được sử dụng biến động mạnh và khó dự đoán. Trong trường hợp này, DN cần phải bảo hiểm RRGD, chẳng hạn như trường hợp của Việt Nam hiện nay.

 Vậy, nếu DN thực hiện bảo hiểm, DN nên sử dụng công cụ nào? Theo khảo sát của Jessenwein, Kwok, Folks (1995) về sự hiểu biết và ứng dụng các công cụ bảo hiểm rủi ro hối đoái của 500 DN Mỹ, 93% DN sử dụng hợp đồng kỳ hạn, 52.6% sử dụng hợp đồng hoán đổi ngoại tệ, 48.8% sử dụng hợp đồng quyền chọn trên thị trường OTC. Những công cụ tài chính phái sinh mới như quyền chọn phức, quyền chọn ngược ít được sử dụng. Theo khảo sát của Josehp (2000) đối với 300 DN hàng đầu trong bảng xếp hạng 1000 DN của tạp chí Times năm 1994, các DN Anh chỉ sử dụng một vài công cụ phái sinh và hầu như không sử dụng các kỹ thuật hoạt động. Marshall (2000) khảo sát 179 công ty đa quốc gia ở các nước Anh, Mỹ, Châu Á Thái Bình Dương và thấy rằng: Hầu hết các DN sử dụng hợp đồng kỳ hạn để bảo hiểm mặc dù hợp đồng hoán đổi phổ biến hơn ở Anh; các DN ít sử dụng các hợp đồng tương lai và quyền chọn.

 Mặc dù hợp đồng kỳ hạn được sử dụng phổ biến, nhưng nhiều nghiên cứu lại chỉ ra rằng hợp đồng quyền chọn tốt hơn cho bo hiểm rủi ro hối đoái. Hợp đồng quyền chọn không phải là một công cụ lý tưởng do thu nhập/thiệt hại của hợp đồng không liên quan một cách tuyến tính với sự thay đổi của rủi ro nếu quyết định của nhà quản lý xem các yếu tố đầu vào và đầu ra là cố định, nếu không, quyền chọn lại là sự lựa chọn tốt (theo Giddy và Dufey (1995)). De Iorio và Faff (2000) chứng minh rằng khi thông tin bất đối xứng, quyền chọn giới hạn thiệt hại của rủi ro và gia tăng tiềm năng thu nhập.

 Ý kiến của cá nhân tôi thì cho rằng, collar quyền chọn là công cụ bảo hiểm tốt nhất nếu rủi ro không phải là rủi ro ngẫu nhiên do phí bảo hiểm thấp hơn và khả năng bảo hiểm cũng tốt hơn. Nếu rủi ro là rủi ro ngẫu nhiên, quyền chọn lại là sự lựa chọn tốt nhất do chúng ta có quyền quyết định có thực hiện hợp đồng hay không. Hợp đồng kỳ hạn là sự lựa chọn tốt thứ hai. Bảo hiểm trên thị trường tiền tệ gặp nhiều khó khăn do không phải lúc nào DN cũng vay được và việc vay vốn cũng phức tạp nên không được xem là một công cụ tốt. Nếu tiền tệ sử dụng không phổ biến, DN phải thực hiện bảo hiểm chéo.

 4. Hướng nghiên cứu trong tương lai

 Như chúng ta đã xem xét ở trên, khi TG của đồng tiền sử dụng biến động và ảnh hưởng xấu đến dòng tiền mặt của DN, DN nên thực hiện bảo hiểm. Vậy thì, mức độ biến động bao nhiêu thì DN cần bảo hiểm? Khi thị trường không hoàn hảo, DN cũng nên bảo hiểm. Tuy nhiên, các cản trở của thị trường ở mức độ nào thì DN nên bảo hiểm? Căn cứ để quyết định có bảo hiểm hay không là mức độ thiệt hại mà DN phải gánh chịu nếu không thực hiện bảo hiểm, hoặc mức độ gia tăng giá trị của DN khi có thực hiện bảo hiểm. Trong bài nghiên cứu đến, tôi sẽ xây dựng mô hình cho phép đo lường sự biến động của TG, đo lường mức độ gia tăng giá trị của DN khi có thực hiện bảo hiểm và qua đó, chúng ta có thể kiểm định xem có nên thực hiện bảo hiểm hay không. Sau đó, vận dụng mô hình này đối với Việt Nam để tìm hiểu câu hỏi, các DN Việt Nam có nên thực hiện bảo hiểm chống RRGD trong giai đoạn hiện nay hay không.

 5. Kết luận

 DN có thể quản lý RRGD bằng các hợp đồng tài chính và kỹ thuật hoạt động. Tuy nhiên, do các kỹ thuật hoạt động đẩy rủi ro cho đối tác của DN nên việc thực hiện được hay không phụ thuộc vào mối quan hệ với đối tác. DN nên thực hiện bảo hiểm khi thị trường không hoàn hảo hay khi TG biến động nhiều. Nếu thực hiện bảo hiểm, collar quyền chọn hay quyền chọn lại là sự lựa chọn tốt nhất. Hợp đồng kỳ hạn là sự lựa chọn tốt thứ hai. Bảo hiểm trên thị trường tiền tệ gặp nhiều khó khăn do không phải lúc nào DN cũng vay được và việc vay vốn cũng phức tạp nên không được xem là một công cụ tốt. Nếu tiền tệ sử dụng không phổ biến, DN phải thực hiện bảo hiểm chéo.

 Rủi ro pháp lý trong kinh doanh quốc tế

 Trong nền kinh tế thị trường muốn hoạt động sản xuất, kinh doanh an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững, thì doanh nghiệp cần phải tuân thủ nghiêm túc quy định của pháp luật. Và dù là doanh nghiệp lớn, vừa, nhỏ hay siêu nhỏ thì cũng đều phải đối mặt với các vấn đề rủi ro về mặt pháp lý trong quản lý, điều hành, giao dịch, lao động,…

 Rủi ro pháp lý đối với doanh nghiệp

 Rủi ro pháp lý là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi và hệ thống pháp luật đang còn nhiều sự bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo, phức tạp… Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp chưa nhận thấy sự nguy hiểm của việc không nắm bắt và tuân thủ pháp luật, đồng thời cũng không cảm nhận được sự cần thiết phải có tư vấn pháp luật.

 Cái khó nhất đối với doanh nghiệp không phải là tìm văn bản pháp luật, mà là sự lúng túng trước những vấn đề mập mờ, khó hiểu và xung đột pháp lý. Mọi sự vi phạm hay không tuân thủ pháp luật đều sẽ dẫn đến rủi ro pháp lý ở mức độ khác nhau. Lách luật, tuy không phải là vi phạm pháp luật, nhưng cũng dẫn đến nguy cơ rủi ro pháp lý khá lớn, nhất là liên quan pháp luật hình sự. Tuy nhiên, kể cả không vi phạm pháp luật hay không lách luật, thì cũng vẫn ít nhiều gặp rủi ro pháp lý. Vì vậy, việc phòng ngừa và xử lý rủi ro pháp lý là vấn đề quan trọng đối với mọi doanh nghiệp.

 Giữa hệ thống pháp luật và thực tế phức tạp hiện nay, hiếm có doanh nghiệp nào có thể tự tin rằng mình không thể vi phạm pháp luật. Dạng vi phạm nhẹ nhất là xử lý hợp đồng lao động sai luật. Loại vi phạm nặng hơn là đóng thiếu các loại tiền bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp. Và nặng hơn nữa là gian lận hóa đơn, chứng từ nhằm trốn giảm nghĩa vụ nộp thuế. Mà cả ba dạng vi phạm này đều có thể trở thành tội phạm hình sự. Và doanh nghiệp không được quyền “bào chữa” theo kiểu “không biết thì không có tội”.

 Nguyên nhân một phần là do hiện nay, số lượng và nội dung các văn bản quy phạm pháp luật nhiều đến mức các doanh nghiệp gần như không thể theo dõi cập nhật và tra cứu nắm bắt được nếu không có nhân sự chuyên trách. Nếu như giai đoạn đầu chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, mỗi năm chỉ có khoảng 500 – 700 trang văn bản quy phạm pháp luật được đăng trên Công báo, thì nay đã lên tới hơn 50.000 – 70.000 trang, tức là gấp khoảng 100 lần. Từ thông tư, nghị định cho đến luật đều thường xuyên thay đổi một cách chóng mặt.

 Những hỗ trợ pháp lý của Nhà nước

 Để đáp ứng tình hình và nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, Nhà nước đã có những quy định nhằm hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Đó là Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28-5-2008 của Chính phủ “Về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp”; Quyết định số 585/QĐ-TTg ngày 5-5-2010 và Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 28-11-2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2010 – 2020. Theo đó, các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm trong việc hỗ trợ pháp lý cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh; không phân biệt hình thức sở hữu, hình thức tổ chức, quy mô kinh doanh và lĩnh vực hoạt động.
Doanh nghiệp được khai thác cơ sở dữ liệu pháp lý; được giới thiệu, cung cấp, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật; được bồi dưỡng kiến thức pháp luật và được giải đáp pháp luật. Trong đó, riêng việc giải đáp pháp luật được thực hiện thông qua nhiều hình thức: giải đáp bằng văn bản, giải đáp thông qua mạng điện tử, giải đáp trực tiếp hoặc thông qua điện thoại và giải đáp thông qua các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, doanh nghiệp còn được tham gia các hội nghị đối thoại giữa các cơ quan nhà nước với doanh nghiệp về các vấn đề pháp lý liên quan hoạt động sản xuất, kinh doanh; các buổi giới thiệu chuyên đề, các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, nắm bắt các cam kết quốc tế; các chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh mới cho doanh nghiệp; bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật cho cán bộ pháp chế các doanh nghiệp.

 Trong những năm qua, Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đã khá thành công trong việc giới thiệu, tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Theo Báo cáo của Ban Quản lý Chương trình, chỉ riêng năm 2016, đã tổ chức phát sóng được 312 chương trình “Kinh doanh và pháp luật” trên VOV và VTV2; 54 buổi hội thảo, bồi dưỡng về các chuyên đề pháp luật kinh doanh. Tuy nhiên, phần tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp thì chưa làm được nhiều. Hy vọng rằng, thời gian tới, nhất là nếu được ghi nhận chính thức trong Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được đẩy mạnh hơn, có hiệu quả hơn, với sự tham gia tích cực của nhiều cơ quan, đoàn thể, hiệp hội và luật sư.

 Rủi ro về ngôn ngữ trong kinh doanh

 Đây là một trong những nguyên nhân mà chính bản thân nó đã chứa đựng các rủi ro tiềm ẩn do các bên liên quan không thể hiểu hoặc hiểu không đúng về nhau. Nguyên nhân này dẫn đến hậu quả là công việc bị kéo dài hoặc sai lệch, làm phát sinh, rạn nứt và thậm chí làm trầm trọng hơn các mâu thuẫn… Những lý do này cũng đồng nghĩa với việc đánh mất các cơ hội kinh doanh hoặc làm phức tạp thêm các tình huống.

 Một doanh nghiệp dù nhỏ cũng luôn mong muốn mở rộng hoạt động với các đối tác nước ngoài. Trong số những trở ngại ban đầu của hoạt động này có sự trở ngại từ rào cản ngôn ngữ. Tuy nhiên có không nhiều doanh nghiệp Việt Nam coi việc giải quyết sự bất đồng ngôn ngữ là một kế hoạch lớn và cần phải được đầu tư giải quyết từ gốc.

 Nhiều doanh nghiệp Việt Nam (nhất là các doanh nghiệp nhỏ) ngại sử dụng phiên dịch của đối tác do lo sợ bị o ép nên đã sử dụng “người nhà”, nhưng trong nhiều trường hợp, “người nhà” không đủ khả năng để đảm nhiệm tốt vai trò của một “cầu nối ngôn ngữ”.

 Tìm cách giải quyết các trở ngại về ngôn ngữ là một trong những biểu hiện hướng tới tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp và có nhiều cách để thực hiện điều đó. Một trong những cách tạm thời và nhanh nhất là sử dụng các dịch vụ chuyên nghiệp từ bên ngoài. Dịch vụ này được tạm gọi là dịch vụ dịch thuật và người thực hiện được gọi là dịch thuật viên (khái niệm dịch vụ dịch thuật bao gồm hoạt động thông dịch và các hoạt động dịch thuật khác). Để sử dụng dịch vụ này có hiệu quả, doanh nghiệp nên áp dụng các biện pháp sau đây:

 – Trao đổi trước các nội dung sẽ thảo luận và cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu có liên quan để dịch thuật viên nghiên cứu và chuẩn bị.

 – Nên lặp lại các nội dung cần nhấn mạnh hoặc các điểm chính nếu phía nước ngoài chưa thật sự thấu hiểu hoặc dịch thuật viên chưa truyền đạt đúng.

 – Không nên sử dụng từ ngữ có nhiều nghĩa, từ ngữ quá bóng bẩy, từ ngữ mang tính chuyên môn cao, nếu không thực sự cần thiết.

 – Không nên tự tiện thay đổi dịch thuật viên, đặc biệt khi yêu cầu công việc có tính kế thừa và liên tục.

 – Nên đề nghị dịch thuật viên cung cấp bản tóm tắt hoặc ghi lại kết quả dịch thuật và cùng phía nước ngoài xác nhận vào các kết quả đã trao đổi.

 – Doanh nghiệp cần xác quyết và nên có kế hoạch đầu tư lâu dài trong việc tạo dựng các “cầu nối ngôn ngữ” cho chính doanh nghiệp mình. Việc đầu tư cho “cầu nối ngôn ngữ” không đơn thuần chỉ là việc đầu tư tiền bạc mà quan trọng hơn hết còn là đầu tư vào nhân sự. Một khi các bất đồng về ngôn ngữ của doanh nghiệp được giải quyết cũng đồng nghĩa với các cánh cửa trong giao thương quốc tế, các cơ hội trong kinh doanh được mở ra.

 Xin trích dẫn lời tâm sự của một nhà đầu tư người Nhật để thấy rằng nhịp cầu ngôn ngữ có ý nghĩa như thế nào trong các cơ hội giao thương: “Các bạn (chỉ các doanh nhân Việt Nam) đều là những người rất cởi mở, nồng nhiệt và dễ tiếp xúc. Các tính cách này sẽ tạo cho các bạn rất nhiều cơ hội và đều rất cần thiết cho hoạt động của các thương nhân. Nhưng mặt khác, tôi lại thường thấy một số trong các bạn ít tự tin. Điều này có thể do sự bất đồng ngôn ngữ. Các bạn có thể không thể sử dụng được tiếng Nhật cũng như tôi không thể nói được tiếng Việt nhưng chúng ta cần phải hiểu nhau và vì vậy, cần có nhưng cầu nối cho sự thông hiểu đó”.

 Rủi ro về chính trị trong kinh doanh

 Đã có nhiều bàn luận về rủi ro chính trị hơn trước đây sau quyết định bất ngờ của nước Anh về việc rút khỏi Liên minh Châu Âu (EU) và việc Donald Trump được bầu làm tổng thống Mỹ. Các ngân hàng đầu tư tập trung phân tích triển vọng các cuộc bầu cử ở Anh (diễn ra vào ngày 08/06/2017), Đức và Ý để tìm ra ai sẽ là người nắm quyền tại mỗi quốc gia. Nhưng bản thân thuật ngữ “rủi ro chính trị” có nghĩa là gì?

 Thực chất, rủi ro chính trị là rủi ro mà theo đó hành động của các chính phủ có thể làm giảm dòng tiền mà các nhà đầu tư kỳ vọng từ các khoản đầu tư. Nhìn chung, điều này có thể chỉ đơn thuần nghĩa là sự quản lý kém cỏi về mặt kinh tế, chẳng hạn như cho phép lạm phát tăng tốc quá nhanh (từ đó gây thiệt hại cho giá trị thực của các khoản đầu tư thu nhập cố định như trái phiếu) hoặc gây ra một cuộc suy thoái (điều sẽ khiến các công ty bị phá sản và tác động xấu đến cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp).

 Nhưng thuật ngữ này được sử dụng cụ thể hơn để chỉ các hành động được thiết kế nhằm trừng phạt các nhà đầu tư hoặc công ty. Các hoạt động đó bao gồm quốc hữu hoá, mức thuế suất cao hơn, các quy định điều tiết bổ sung, rào cản thương mại và các quy định khác. Từ những năm 1990 trở đi, các nhà đầu tư không quan tâm đến việc đảng nào giành được quyền lực ở các nước phát triển. Các chính trị gia trung tả như Tony Blair ở Anh, Bill Clinton ở Mỹ và Gerhard Schröder ở Đức cũng thân thiện với thị trường như các chính trị gia trung hữu. Nhưng sự gia tăng của các đảng dân túy đã khiến rủi ro chính trị tái xuất hiện.

 Đó là bởi vì các đảng theo chủ nghĩa dân túy thường thúc đẩy các chính sách mang tính dân tộc hoặc bản địa chủ nghĩa, những chính sách này dường như phân biệt đối xử đối với các công ty, công nhân và hàng hoá nước ngoài. Đó là một vấn đề đối với các doanh nghiệp, khi vào những năm 1990 và 2000 họ chuyển sang mô hình dựa trên chuỗi cung ứng toàn cầu, cho phép họ có khả năng hoạt động thành một chuỗi thống nhất tại nhiều quốc gia khác nhau. Các rào cản thương mại sẽ phá vỡ mô hình đó.

 Donald Trump đã có một sức hút dựa vào chủ nghĩa dân túy nhưng được kết hợp với ưu tiên truyền thống của đảng Cộng hòa là cắt giảm thuế cho các công ty và người giàu. Đó là lý do tại sao thị trường chứng khoán đã tăng lên kể từ sau khi ông đắc cử. Nhưng chủ nghĩa dân tộc của Trump vẫn có thể gây ra vấn đề cho họ, nếu nó dẫn đến những cuộc chiến tranh thương mại hoặc xung đột thực sự. Và các đảng cánh tả, như Công đảng của Jeremy Corbyn ở Anh, sẽ công khai thù địch với các nhà đầu tư; và thị trường sẽ được một phen kinh động nếu ông ta tiến đến gần hơn với quyền lực.

 Rủi ro về văn hóa trong kinh doanh quốc tế

 Văn hoá, một từ đầy đủ nghĩa, có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Hiển nhiên rằng, một khái niệm thường có rất nhiều định nghĩa kèm theo nó. Một cuộc nghiên cứu đã cho thấy có ít nhất là 164 định nghĩa về văn hoá. Kết quả của một cuộc nghiên khác lại chỉ ra 241 định nghĩa về khái niệm này. Song, trong bất kỳ trường hợp nào, một định nghĩa chính xác về khái niệm này chính là văn hoá là tập hợp các giá trị và tín ngưỡng truyền thống được lưu truyền và san sẻ trong một xã hội đã có từ trước. Văn hoá còn là tổng thể các cách thức sống và cách suy nghĩ được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Văn hoá bao gồm rất nhiều điều của con người bởi vì khái niệm này chứa đựng các quy tắc, giá trị, phong tục, nghệ thuật và nhiều hơn thế.

 Văn hoá mang tính nguyên tắc phải tuân theo. Văn hoá quy định những quy cách ứng xử được chấp nhận trong xã hội. Theo như những khó khăn ban đầu mà Wacoal gặp phải ở Nhật thì có thể thấy đôi khi thái độ cư xử cứng nhắc lại không được chấp nhận.Vào năm 1952 khi Wacoal tổ chức buổi trình diễn thời trang đầu tiên về đồ lót nữ thì công đã phải thuê các vũ công quầy bar làm người mẵu vì các người mẵu chuyên nghiệp từ chối việc xuất hiện trước công chúng trong bộ đồ lót mỏng của công ty. Và để phù hợp với lễ nghi phong kiến của Nhật Bản, Wacoal đã cấm tất cả giới mày râu – kể cả chủ tịch của công ty – đến xem buổi trình diễn.

 Tính nguyên tắc này của văn hoá đã làm cho quá trình đưa ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng trở nên đơn giản hơn bằng việc hạn chế số lượng sản phẩm sản xuất và chỉ tung ra những sản phẩm được xã hội chấp nhận. Song, đặc điểm này cũng gây ra khó khăn cho những sản phẩm mà không phù hợp với thuần phong mỹ tục của người tiêu dùng. Chẳng hạn như thói quen hút thuốc lá trước đây đã từng được xã hội chấp nhận nhưng ngày nay việc hút thuốc lại trở thành điều có hại cho sức khoẻ và là một vấn đề nan giải đối với cả xã hội.

 Văn hoá mang tính phổ biến trong xã hội. Một điều hết sức cần thiết là văn hoá phải dựa trên sự sáng tạo và mối quan hệ tương tác lẫn nhau trong xã hội. Nó không thể tồn tại một mình mà phải được các thành viên trong xã hội chấp nhận và chia sẻ cùng nhau, và điều này lại củng cố thêm bản chất nguyên tắc của nó. Ví dụ như xưa kia các bậc cha mẹ ở Trung Quốc thường có sở thích là muốn con gái mình có đôi bàn chân nhỏ. Vì người con gái nào có đôi bàn chân to thì bị coi là người nhà quê hoặc người thuộc tầng lớp thấp và bị coi khinh. Kết quả là các bậc phụ huynh – những người thuộc tầng lớp quý tộc – đã lấy vải quấn chặt chân con gái mình để cho đôi chân đó không to lên được. Và đối với các bậc cha mẹ thì việc cô con gái lớn lên với bước đi khó khăn bằng đôi chân nhỏ méo mó cũng không có gì là quan trọng lắm.

 Văn hoá tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thiệp trong xã hội. Một ưu điểm của văn hoá là giúp cho việc giao lưu quan hệ giữa người với người trở nên dễ dàng hơn. Văn hoá luôn luôn đưa ra những thói quen chung về cách nghĩ và cách cảm nhận của mọi người. Bởi vậy cho nên trong một nhóm văn hoá thì việc giao lưu giữa người này với người kia trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên văn hoá lại gây trở việc trao đổi thông tin giữa các nhóm với nhau do không có những giá trị văn hoá chung được chia sẻ giữa các nhóm. Điều này chính là một trong những nguyên nhân khiến cho một chương trình quảng cáo đạt tiêu chuẩn ( nghĩa là một chương trình quảng cáo mang tính quốc tế để chuẩn bị cho việc phát hành ở nhiều nước) vẫn có thể gặp phải trở ngại trong việc giới thiệu đến người tiêu dùng ở nước ngoài.

 ăn hoá phải được học tập và nghiên cứu. Văn hoá không chỉ là sự kế thừa truyền thống mà người ta phải học để có được nó. Xã hội hoá là việc xảy ra khi một người được hấp thu và được học về nền văn hoá nơi mà anh ta sinh ra và lớn lên. Ngược lại, nếu một người lại học tập và nghiên cứu về một  nền văn hoá  của xã hội khác với nền văn hoá nơi anh ta sinh ra thì sẽ diễn ra quá trình biến đổi và tiếp nhận văn hoá. Việc học về văn hoá giúp cho con người có thể tiếp thu một nền văn hoá mới. Các nước Châu á vẫn thường phàn nàn, đôi khi hơi chua chát, về việc nền văn hoá của họ đã bị ảnh hưởng xấu bởi dòng nhạc rock-and-roll, tình dục và sự buông thả trong xã hội phương Tây-những yếu tố nước ngoài mà họ cho là có hại và đáng chê trách. Liên bang Xô Viết và Hàn Quốc đã thất bại trong việc ngăn chặn dòng nhạc rock-and-roll xâm ngập vào đất nước họ.

 Văn hoá mang tính riêng biệt. Những người thuộc các nền văn hoá khác nhau thì có quan điểm khác nhau đối với cùng một vấn đề. Có thể vấn đề này được chấp nhận ở nền văn hoá này nhưng không nhất thiết phải được chấp nhận ở nền văn hoá khác. Xét về điểm này thì văn hoá mang tính duy nhất và độc đoán. Kết quả là, với cùng một hiện tượng nhưng có thể lại được hiểu theo nhiều cách khác nhau ở các nền văn hoá khác nhau. Một người đàn ông Mỹ sau khi đi xa về có thể vỗ vào mông vợ mình và đây được coi như một hành động hết sức tự nhiên và bình thường ở Mỹ song đối với nhiều nước khác thì lại bị coi là một hành động thô bỉ và xúc phạm đến người khác.

 Có thể dễ dàng nhận thấy ở một số nước thì gia đình chú rể thường mang của hồi môn đến gia đình cô dâu để đảm bảo một tương lai chắc chắn cho cô dâu hoặc để đáp tạ công ơn dưỡng dục của cha mẹ cô dâu. ở ấn Độ, hàng loạt các quy tắc văn hoá hoàn toàn khác biệt đã ra đời. Người con gái bị coi là gánh nặng cho chính gia đình cô ta và cả chồng tương lai. Do đó khi lấy chồng, gia đình cô dâu phải mang của hồi môn đến nhà chú rể. Song có nhiều chú rể lại không hài lòng với những gì nhận được vì họ cho rằng khoản  hồi môn đó chưa tương xứng với việc họ phải chung sống cùng người vợ mới. Vấn đề này đã trở nên nghiêm trọng đến mức chính phủ phải đi tiên phong trong việc ngăn chặn tục lệ này trở nên phổ biến khắp công chúng.

 Văn hoá mang tính lâu dài và vĩnh viễn. Bởi vì văn hoá được chia sẻ và lưu truyền rất lâu từ thế hệ này sang thế hệ khác, nên văn hoá mang tính ổn định tương đối và đôi khi tồn tại vĩnh cửu. Người ta thường thấy là để có thể xoá bỏ một thói quen cũ thì hết sức khó khăn và con người đang dần hướng đến việc bảo tồn và duy trì những di sản văn hoá vốn có mặc dù thế giới thì vẫn đang thay đổi không ngừng. Điều này chính là nguyên nhân của việc mặc dù Trung Quốc và ấn Độ là hai nước đông dân song vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh tỉ lệ sinh. Người Trung Quốc cho rằng  gia đình đông con là một gia đình hạnh phúc và con cái sẽ là người chăm lo cho cha mẹ lúc tuổi già. Người Trung Quốc còn là những người luôn mong có con trai để nối dõi tông đường. Chính điều luật mới của chính phủ Trung Quốc quy định mỗi gia đình chỉ được phép có một con là nguyên nhân dẫn đến cái chết của hàng loạt bé gái sinh đầu lòng. Vấn đề đáng nói là ở chỗ chính các bậc cha mẹ đã giết chết con gái mình để không bị hạn chế sinh-họ muốn có khả năng có đứa con khác, và hy vọng đó là con trai.

 ở ấn Độ, sự nghèo khổ khiến con người ta đôi khi trở nên độc ác và lạnh lùng. Có một số bậc cha mẹ ở đó mong muốn có nhiều con để bắt chúng ra ngoài đường ăn xin. Và cũng như Trung Quốc, trẻ em ở đây bị coi như một hình thức “phúc lợi xã hội” của các bậc cha mẹ.

 Cũng do đặc tính lâu dài của văn hoá nên các nhà làm marketing có thể dễ dàng sản xuất ra các sản phẩm phù hợp với văn hoá của nước đó hơn là cố gắng thay đổi nền văn hoá cho phù hợp với sản phẩm mà mình sản xuất ra. Một công ty Mỹ đã tiến hành một chiến lược đa dạng hoá thị hiếu người tiêu dùng nội địa bằng sản phẩm bánh kem ở thị trường Anh. Do người Anh có thói quen thích dùng bánh xốp không bơ với trà hơn là dùng món tráng miệng sau bữa tối, công ty đã phải mất 5 năm thử thách thất bại trước khi từ bỏ chiến lược đó.

 So sánh rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính

 Nguy cơ về tài chính là khả năng quản lý nợ và đòn bẩy tài chính của công ty, trong khi đó rủi ro kinh doanh đề cập đến khả năng tạo ra doanh thu đủ để trang trải các chi phí hoạt động của công ty. Một cách khác để xem sự khác biệt là xem rủi ro tài chính là rủi ro mà một công ty có thể trả nợ mặc định và rủi ro kinh doanh như là nguy cơ mà công ty sẽ không thể hoạt động như một doanh nghiệp có lợi nhuận.

 Rủi ro tài chính

  Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến rủi ro tài chính của công ty là sự thay đổi lãi suất và tỷ lệ phần trăm tổng số nợ vay. Các công ty có số vốn lớn hơn đang ở vị trí tốt hơn để giải quyết gánh nặng nợ nần. Một trong những tỷ lệ rủi ro tài chính cơ bản mà các nhà phân tích và các nhà đầu tư xem xét để xác định tính công bằng về tài chính của công ty là tỷ lệ nợ / vốn chủ sở hữu, đo tỷ lệ nợ và vốn chủ sở hữu tương đối.

 Rủi ro tỷ giá hối đoái là một phần của rủi ro tài chính tổng thể đối với các công ty có số lượng lớn kinh doanh ở nước ngoài.

 Rủi ro Kinh doanh

 Rủi ro kinh doanh là khả năng tồn tại cơ bản của một doanh nghiệp, vấn đề liệu một công ty có thể kiếm đủ doanh thu và tạo ra đủ doanh thu để trang trải các chi phí hoạt động và tạo ra lợi nhuận. Mặc dù rủi ro tài chính liên quan đến chi phí tài chính, rủi ro kinh doanh liên quan đến tất cả các chi phí khác mà doanh nghiệp phải bao trả để duy trì hoạt động và hoạt động. Các chi phí này bao gồm tiền lương, chi phí sản xuất, tiền thuê cơ sở và chi phí văn phòng và hành chính.

 Rủi ro kinh doanh thường được phân thành rủi ro hệ thống và rủi ro không có hệ thống. Rủi ro hệ thống bao gồm mức rủi ro chung liên quan đến bất kỳ doanh nghiệp nào, rủi ro cơ bản do điều kiện kinh tế, chính trị và thị trường biến động.Rủi ro hệ thống là một rủi ro kinh doanh cố hữu mà các công ty thường có quyền kiểm soát, ngoại trừ khả năng dự đoán trước và phản ứng với các điều kiện thay đổi.

 Rủi ro phi hệ thống, tuy nhiên, đề cập đến những rủi ro liên quan đến kinh doanh cụ thể mà công ty đang tham gia. Một công ty có thể giảm mức độ rủi ro phi hệ thống thông qua các quyết định quản lý tốt về chi phí, chi phí, đầu tư và tiếp thị. Đòn bẩy hoạt động và dòng tiền tự do là các thước đo mà các nhà đầu tư sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty và quản lý các nguồn tài chính.

 

 tag: bds   bat   dong   chè   du   lịch   xăng   gạo   homestay   hải   sữa   rửa   xe   trọ   tiểu   mềm   online   quần   áo   sạch   cafe   rau   sạn   uống   vinamilk   wiki   hvnh   góp   nghỉ   spa   lữ   vỉa