Các câu hỏi về giải thể doanh nghiệp

 Các câu hỏi về giải thể doanh nghiệp

  1. Thực trạng giải thể doanh nghiệp hiện nay

 Không chỉ có danh sách số lượng doanh nghiệp phá sản tăng cao mà số doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động trong năm 2018 so với năm 2017 cũng tăng gần 50%. Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, năm 2018 có trên 131.200 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 1,47 triệu tỷ đồng, tăng 3,5% về số doanh nghiệp và tăng 14,1% về số vốn đăng ký so với năm 2017.

  1. Những trường hợp giải thể doanh nghiệp

 Điều 201 Luật doanh nghiệp quy định về những trường hợp giải thể doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp 2014.

 Doanh nghiệp là công ty tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần hay công ty tnhh bị giải thể trong các trường hợp sau đây:

 – Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

 – Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

 – Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

 – Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

 – Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

  1. Hậu quả của giải thể doanh nghiệp ? Giải thể doanh nghiệp có bị phạt không ?

 Sau khi giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó đã chấm dứt tư cách chủ thể, doanh nghiệp không thể tiếp tục thực hiện các hoạt động kinh doanh. Sau khi doanh nghiệp đã giải thể thì doanh nghiệp không còn là đối tượng bị xử phạt với tư cách là tổ chức kinh tế nữa.

 4.Thẩm quyền ra quyết định giải thể doanh nghiệp

 Thẩm quyền ra quyết định giải thể doanh nghiệp thuộc về đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; hội đồng thành viên đối với công ty tnhh 2 thành viên trở lên và công ty hợp danh; chủ sở hữu công ty đối với công ty tnhh một thành viên và công ty tư nhân.

  1. Giải thể doanh nghiệp phải được tiến hành thông qua tòa án nhân dân đúng không

 Khi giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp nộp hồ sơ giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh chứ không phải tại tòa án nhân dân. Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết thủ tục phá sản của doanh nghiệp.

  1. phụ lục ii-24 giải thể doanh nghiệp

 Phụ lục ii-24 về giải thể doanh nghiệp doanh nghiệp có thể xem tại thông tư 02/2019/TT-BKHĐT.

  1. Không làm thủ tục đăng ký giải thể doanh nghiệp

 Có rất nhiều ý kiến cho rằng đừng dại làm thủ tục giải thể doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh.