Các Cột Mốc Đáng Nhớ Trong Ngành Cảnh Sát

 I. Ngày thành lập lực lượng cảnh sát nhân dân

 Ra đời từ những ngày đầu Cách mạng tháng Tám năm 1945, lực lượng Công an nhân dân nói chung, lực lượng Cảnh sát nhân dân nói riêng luôn được Đảng, Nhà nước và Bác Hồ kính yêu chăm lo giáo dục, rèn luyện, được nhân dân giúp đỡ đã không ngừng lớn mạnh.

 Ngày 20/7/1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Lệnh số 34/LCT công bố Pháp lệnh quy định nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Cảnh sát nhân dân và Pháp lệnh quy định cấp bậc sĩ quan, hạ sĩ quan Cảnh sát nhân dân. Đây là mốc son quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của lực lượng Cảnh sát nhân dân và ngày 20/7 trở thành Ngày truyền thống của lực lượng.

 Trong suốt 50 năm qua, trước những khó khăn, gian khổ, phức tạp và hiểm nguy, lực lượng Cảnh sát nhân dân luôn một lòng, một dạ tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Trong công tác và chiến đấu đã xuất hiện nhiều tấm gương cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát nhân dân dũng cảm hy sinh quên mình hoàn thành tốt nhiệm vụ. Khi đất nước hoà bình, nhưng hàng trăm cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát nhân dân đã hy sinh anh dũng, hàng ngàn cán bộ, chiến sỹ đã cống hiến một phần xương máu của mình cho sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự góp phần quan trọng để an ninh, trật tự đất nước được giữ vững, tài sản, tính mạng và cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân được bảo vệ.

 II. Thành lập cảnh sát biển

 Trước năm 1998, chính quyền Việt Nam không có một cơ quan Cảnh sát biển chuyên dụng nào mà chỉ có lực lượng hải quân tuần tra ngoài khơi cùng các hoạt động quân sự khác. Ngoài ra là các đội tàu tuần tra thuộc Bộ Tư lệnh Biên phòng, trong đó có các trạm kiểm soát ở cửa sông, cảng biển. Còn lại, tất cả trách nhiệm tuần tra sông thuộc về Cảnh sát Giao thông đường thủy (Cục Cảnh sát giao thông đường thủy – C68) dưới sự chỉ đạo của Công an các tỉnh và thành phố.

 Ngày 28 tháng 8 năm 1998, Cục cảnh sát biển Việt Nam thuộc Bộ tư lệnh Hải quân được thành lập, đánh dấu sự ra đời của Cảnh sát biển Việt Nam. Lúc mới thành lập thì Cục cảnh sát biển chỉ là một Cục chức năng và không chỉ huy các Vùng cảnh sát biển được thành lập sau đó.

 III. Thành lập cảnh sát kinh tế

 Ngày 24 tháng 4 năm 2015, Bộ Công an công bố quyết định thành lập Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng trên cơ sở hợp nhất “Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ” (C46) với “Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng” (C48).
Ngày 10 tháng 6 năm 2015, quyết định thành lập Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm buôn lậu (C74) thuộc Tổng cục Cảnh sát của Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam Trần Đại Quang được công bố. Đại tá Ngô Kiên, Phó Chánh Văn phòng cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an được bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng, chống tội phạm buôn lậu

 IV. Thành lập cảnh sát hình sự

 18-4-1946

 V. thành lập cảnh sát môi trường

 Ngày 29 tháng 11 năm 2006, Bộ Công an thành lập Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường.

 Ngày 23-12-2014, tại phiên họp thứ 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Pháp lệnh Cảnh sát môi trường; ngày 5-1-2015, Chủ tịch nước ký Lệnh số 01/2015/L-CTN công bố Pháp lệnh Cảnh sát môi trường. Theo đó, Pháp lệnh Cảnh sát môi trường có hiệu lực thi hành từ ngày 5-6-2015.

 VI. thành lập cảnh sát phòng cháy chữa cháy

 Lực lượng phòng cháy, chữa cháy chuyên nghiệp ra đời theo Pháp lệnh phòng cháy và chữa cháy, được Ủy ban thường vụ quốc hội Việt Nam thông qua ngày 27 tháng 9 năm 1961.

  

  

  

  

 Tag: 20 7 học viện kỷ niệm án khu vực thuỷ trại giam ngành