Các hình thức công ty ở Việt Nam

  

  1. Các loại hình kinh tế doanh nghiệp ở Việt Nam là gì?

 Các loại hình kinh tế doanh nghiệp ở Việt Nam là gì? Đây là một câu hỏi khá phổ biến hiện nay. Có thể hiểu các loại hình kinh tế doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay chính là các hình thức công ty ở Việt Nam. Các hình thức công ty ở Việt Nam hiện nay bao gồm công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân.

 Các hình thức công ty ở Việt Nam

  1. Các loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở Việt Nam

 Các loại hình daonh nghiệp phổ phiến nhất ở Việt Nam hiện nay bao gồm:

  • Công ty cổ phần:

 Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

 Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

 Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.

 Ưu điểm của công ty cổ phần là khả năng hoạt động của công ty cổ phần rộng, trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề. Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần cao vì nó được phát hành cổ phần các loại để huy động vốn. Nhược điểm của công ty cổ phần là việc quản lý điều hành công ty cổ phần rất phức tạp vì số lượng cổ đông có thể nhiều. Chế độ tài chính, kế toán của công ty cổ phần cũng phức tạp hơn so với các hình thức công ty khác.

 Công ty cổ phần

  • Công ty TNHH:

 Công ty TNHH bao gồm công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên. Công ty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

 Ưu điểm của công ty TNHH là công ty chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ nằm trong phạm vi số vốn góp vào công ty. Dễ dàng quản lý được việc chuyển nhượng vốn góp của các thành viên công ty. Nhược điểm của công ty TNHH là do chế độ trách nhiệm hữu hạn về vốn nên uy tín của công ty phần nào bị ảnh hưởng, khả năng huy động vốn không cao do không được phát hành cổ phiếu.

 Công ty trách nhiệm hữu hạn

  • Công ty hợp danh

 Công ty hợp danh là công ty trong đó phải có ít nhất hai thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty, ngoài các thành viên công ty hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. công ty hợp danh có tư cách pháp nhân, các thành viên có quyền quản lý công ty và tiến hành các hoạt động kinh doanh thay công ty, cùng nhau chịu trách nhiệm và nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn được chia lợi nhuận theo tỷ lệ tại quy định điều lệ công ty, các thành viên hợp danh có quyền lợi ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty. Những ưu điểm và nhược điểm của công ty hợp danh.

 Ưu điểm của công ty hợp danh là do chế độ liên đới trách nhiệm vô hạn của các thành viên công ty nên dễ dàng tạo được sự tin cậy với đối tác. Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng thành viên ít và đều là người có uy tín với nhau. Nhược điểm của công ty hợp danh là rủi ro đối với các thành viên rất cao do chế độ liên đối chịu tách nhiệm vô hạn.

 Công ty hợp danh

  • Doanh nghiệp tư nhân:

 Doanh nghiệp tư nhân là một tổ chức kinh tế được đăng ký kinh doanh theo quy định và thực hiện các hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ, có tài sản, có trụ sở giao dịch. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo Pháp luật, có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của công ty. Thông thường, chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ trực tiếp quản lý và điều hành mọi hoạt động của công ty, tuy nhiên người chủ này vẫn có thể thuê người khác để thay mình làm công việc này. Doanh nghiệp tư nhân là công ty trách nhiệm vô hạn và không có tư cách pháp nhân.

 Ưu điểm doanh nghiệp tư nhân chủ động trong việc quyết định các vấn đề về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhược điểm do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro cao.

 Doanh nghiệp tư nhân

 Từ những ưu, nhược điểm trên của các hình thức công ty ở Việt Nam nên loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay là công ty TNHH và công ty cổ phần. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn trả lời được câu hỏi loại hình kinh tế doanh nghiệp là gì? Các hình thức công ty ở Việt Nam và loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở Việt Nam.

  

  

 tag: cho   phép   nhà   dầu   nước   dược   giới   con   kiểm   lương   xây   dựng   lô   hội   khoán   áp   dụng   giải   mtv   bán   hàng   may   10   mở   xuất   lập   phương   aig   bảo   hiểm   đầu   hoàn   thiện