Các ngành nghề kinh doanh cần có chứng chỉ hành nghề

 Các ngành nghề kinh doanh cần có chứng chỉ hành nghề

 Chứng chỉ hành nghề kinh doanh là gì

 Chứng chỉ hành nghề là một loại giấy phép con được cấp cho cá nhân khi cá nhân đó tốt nghiệp lớp học bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn nhất định nào đó (tư vấn giám sát, kế toán, kiểm toán…)

 Cũng cần hiểu rõ chứng chỉ hành nghề không phải là loại “giấy chứng nhận” về chuyên môn của người hành nghề bởi lẽ chứng chỉ hành nghề chỉ được cấp cho những người đã qua đào tạo tại các cơ sở quốc gia (các trường đại học, trung cấp, cao đẳng…) và những người hành nghề lâu năm, không vi phạm pháp luật. Chính vì vậy bằng tốt nghiệp tại các cơ sở quốc gia mới là chứng chỉ xác nhận chuyên môn, trình độ của người hành nghề còn chứng chỉ hành nghề chỉ là tờ giấy chứng nhận, là công cụ để giám sát, thực hiện đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề.

 Chứng chỉ hành nghề là công cụ để người hành nghề thường xuyên được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, các thông tin về tiến bộ khoa học – kỹ thuật, các quy định về pháp luật liên quan đến lĩnh vực hành nghề của mình. Chứng chỉ hành nghề thường có thời hạn từ 1-3 năm tùy thuộc vào thâm niên, kinh nghiệm của người hành nghề. Người được cấp chứng chỉ hành nghề hàng năm cần tham gia các lớp học bồi dưỡng để nâng cao trình độ. Trường hợp người hành nghề vi phạm quy định có thể bị thu hồi chứng chỉ hoặc không được tiếp tục hành nghề.

 Nhóm Ngành, nghề mà pháp luật chỉ đòi hỏi Giám đốc (người đứng đầu cơ sở kinh doanh) phải có chứng chỉ hành nghề gồm:

  1. Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (trong trường hợp không ủy quyền)
  2. Dịch vụ khám chữa bệnh tư nhân
  3. Dịch vụ khám chữa bệnh y học cổ truyền tư nhân

 Nhóm  Ngành, nghề mà pháp luật đòi hỏi cả Giám đốc và người giữ chức vụ quản lý trong công ty phải có chứng chỉ hành nghề gồm:

  1. Dịch vụ kiểm toán – 3 chứng chỉ hành nghề
  2. Dịch vụ kế toán – 2 chứng chỉ hành nghề

 Nhóm  Ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu có chứng chỉ hành nghề của người giữ chức danh quản lý trong công ty gồm:

  1. Dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thú y – 1 chứng chỉ hành nghề
  2. Sản xuất, mua bán thuốc thú y; thú y thủy sản – 1 chứng chỉ hành nghề
  3. Giám sát thi công xây dựng công trình – 1 chứng chỉ hành nghề
  4. Khảo sát xây dựng – 1 chứng chỉ hành nghề
  5. Thiết kế xây dựng công trình – 1 chứng chỉ hành nghề
  6. Thiết kế, quy hoạch xây dựng: 3 chứng chỉ hành nghề
  7. Hành nghề dược và/hoặc kinh doanh dược phẩm – 1 chứng chỉ hành nghề. Các ngành nghề cụ thể bao gồm:

 21: Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu

 21002: Sản xuất hóa dược và dược liệu

 46492: Bán buôn dược phẩm và dụng cụ y tế

 47721: Bán lẻ dược phẩm và dụng cụ y tế trong các của hàng chuyên doanh

 86: Hoạt động y tế

 1101: Chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh

  1. Dịch vụ môi giới bất động sản
  2. Dịch vụ định giá bất động sản
  3. Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản – 2 chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản (nếu có  Dịch vụ định giá bất động sản thì phải có 2 chứng chỉ hành nghề định giá bất động sản)
  4. Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật – 1 chứng chỉ hành nghề
  5. Dịch vụ làm thủ tục về thuế – 2 chứng chỉ hành nghề
  6. Dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải – 1 chứng chỉ hành nghề
  7. Hoạt động xông hơi khử trùng – 1 chứng chỉ hành nghề
  8. Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp – 1 chứng chỉ hành nghề (trong trường hợp có ủy quyền)
  9. Mua bán, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia: 1 chứng chỉ hành nghề

 Nhóm Chứng chỉ hành nghề kỹ sư xây dựng và kiến trúc sư (yêu cầu tối thiểu cho chức danh Trưởng phòng)

  1. Thiết kế quy hoạch xây dựng;
  2. Thiết kế kiến trúc công trình;
  3. Thiết kế nội-ngoại thất công trình.
  4. Khảo sát địa hình;
  5. Khảo sát địa chất công trình;
  6. Khảo sát địa chất thuỷ văn.
  7. Thiết kế kết cấu công trình;
  8. Thiết kế điện công trình;
  9. Thiết kế cơ điện công trình;
  10. Thiết kế cấp- thoát nước;
  11. Thiết kế cấp nhiệt;
  12. Thiết kế thông gió, điều hoà không khí;
  13. Thiết kế mạng thông tin- liên lạc trong công trình xây dựng;
  14. Thiết kế phòng cháy- chữa cháy;
  15. Thiết kế các bộ môn khác.
  16. Giám sát công tác khảo sát xây dựng bao gồm:
  17. Giám sát công tác khảo sát địa chất công trình;
  18. Giám sát công tác khảo sát địa chất thuỷ văn;
  19. Giám sát công tác xây dựng và hoàn thiện;
  20. Giám sát công tác lắp đặt thiết bị công trình;
  21. Giám sát công tác lắp đặt thiết bị công nghệ.
  1. Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng

 Kinh nghiệm: 3 năm; Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên

 Đối với công trình cấp IV chấp nhận văn bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp

 Giám sát công tác khảo sát xây dựng:

 Giám sát khảo sát địa chất công trình;

 Giám sát khảo sát thuỷ văn công trình;

 Giám sát khảo sát địa hình công trình;

  Giám sát công tác lắp đặt thiết bị, xây dựng và hoàn thiện:

 Giám sát xây dựng dân dụng và công nghiệp;

 Giám sát hạ tầng kỹ thuật;

 Giám sát công trình giao thông;

 Giám sát công trình cơ điện dân dụng công nghiệp;

 Giám sát công trình thuỷ lợi;

 Giám sát công trình thông tin liên lạc;

 Giám sát công tác lắp đặt thiết bị công trình;

 Giám sát công tác lắp đặt thiết bị công nghệ;

 Giám sát công tác lắp đặt thiết bị thông gió và ĐHKK;

 Giám sát công trình cấp thoát nước và xử lý rác thải môi trường;

 Giám sát công trình đường dây và trạm biến áp đến 35KV hoặc 110KV;

 Chứng chỉ hành nghề kỹ sư định giá

 -Kỹ sư định giá xây dựng hạng 2

 Tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành kinh tế, kinh tế-kỹ thuật, kỹ thuật

 5 năm kinh nghiệm, riêng các trường hợp có bằng tốt nghiệp kinh tế xây dựng chuyên ngành thời gian hoạt đông xây dựng ít nhất là 03 năm

 -Kỹ sư định giá xây dựng hạng 1

  Trường hợp

 Có Chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng hạng 2

 Có ít nhất 5 năm liên tục tham gia hoạt động quản lý chi phí kể từ khi được cấp chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng hạng 2

 Đã chủ trì thực hiện ít nhất 5 công việc nêu tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này.

 Trường hợp

 Trường hợp đề nghị cấp chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng hạng 1 khi chưa có chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng hạng 2 thì người đề nghị cấp chứng chỉ phải có tối thiểu 10 năm liên tục tham gia hoạt động quản lý chi phí và chủ trì thực hiện ít nhất 5 công việc nêu tại khoản 1 Điều 18 Nghị định số 112/2009/NĐ-CP.

 Chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư

 Có bằng TNĐH trở lên thuộc chuyên ngành kiến trúc hoặc quy hoạch xây dựng;

 Có 5 năm kinh nghiệm;

 Thiết kế quy hoạch xây dựng;

 Thiết kế kiến trúc công trình;

 Thiết kế nội-ngoại thất công trình

 – Chứng chỉ hành nghề kỹ sư hoạt động xây dựng:

 Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; Có 5 năm kinh nghiệm trở lên;

 Khảo sát xây dựng bao gồm các nội dung sau:

 Khảo sát địa hình; Khảo sát địa chất công trình; Khảo sát địa chất thuỷ văn.

 – Thiết kế xây dựng bao gồm các chuyên môn chủ yếu dưới đây:

  • Thiết kế kết cấu công trình;
  • Thiết kế tổng mặt bằng;
  • Thiết kế điện công trình;
  • Thiết kế cơ điện công trình;
  • Thiết kế cấp- thoát nước;
  • Thiết kế công trình thủy lợi;
  • Thiết kế xử lý nước trong công trình dân dụng và công nghiệp;
  • Thiết kế công trình giao thông;
  • Thiết kế cấp nhiệt;
  • Thiết kế thông gió, điều hoà không khí;
  • Thiết kế mạng thông tin- liên lạc trong công trình xây dựng;
  • Thiết kế phòng cháy- chữa cháy;
  • Thiết kế đường dây và trạm biến áp đến 35KV hoặc 110KV;
  • Thiết kế công trình thông tin liên lạc bưu chính viễn thông trong công trình XD
  • Thiết kế các bộ môn khác.
  • Thi công công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp; Thi công công trình khác;

  

 tag: bds   trị   khoán   nên   xăng   dầu   ck   lấy   ở   đâu   khóa   hiệp   hội   việt   nam   đăng   ký   than   quỹ   hà   hộ