Các quy định về BHXH của công ty

 1. Mã số bảo hiểm xã hội là gì

 Vậy mã sổ bảo hiểm xã hội là gì? Số sổ bảo hiểm xã hội là gì? Mã số sổ bảo hiểm xã hội có phải là số sổ bảo hiểm xã hội hay không? Vấn đề này được quy định tại công văn 3340/BHXH-ST năm 2017 về cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế theo mã số bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành, theo đó:

 Thay thế cụm từ “Số sổ:” in trên bìa và tờ rời của sổ BHXH bằng cụm từ “Mã số:”

 Ví dụ: bìa và tờ rời sổ BHXH trước đây in “Số sổ: 0118000001”, nay được in là “Mã số: 0118000001”

 Sổ BHXH được cấp mới, cấp lại theo mẫu (mới) từ ngày 01/8/2017.

 Như vậy, về bản chất số sổ bảo hiểm xã hội và mã số BHXH là giống nhau

 2. Tra cứu mã bảo hiểm xã hội công ty

 Bước 1:

 Truy cập vào trang https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-ho-gia-dinh.aspx

 Bước 2:

 bhxh
Tại Giao diện “Tra cứu mã số bảo hiểm xã hội” chỉ cần điền vào 3 thông tin:

 – Tỉnh/TP: Dựa vào địa chỉ Khai sinh/Hộ khẩu thường trú/ Hộ khẩu tạm trú

 – Họ tên

 – Ngày sinh

 Trong đó trường “Tỉnh/TP” và “Họ tên” là 2 trường có dấu * đỏ. Nên bắt buộc bạn phải điền vào còn trường còn lại bạn có thể tùy chọn

 Sau đó điền “Mã xác thực” và bấm vào tra cứu

 Tóm lại:

 Sau khi bấm vào “Tra cứu” sẽ có 3 trường hợp xảy ra

 TH1: Khi bấm tra cứu mà hiện lên dòng màu đỏ “ Không có kết quả cần tìm”. Thì người lao động chưa được doanh nghiệp đóng BHXH. Với kế toán cần thực hiện rà soát để được cấp mã số BHXH cho người tham gia.

 TH2: Mã số BHXH trùng với số sổ bảo hiểm tức là đã đồng bộ xong. Mã số BHXH này chính là để thay thế toàn bộ thông tin quản lý liên quan đến số sổ BHXH và mã thẻ BHYT.

 TH3: Mã số BHXH khác thông tin Số sổ BHXH đã có từ trước. Kế toán cần rà soát mã số BHXH cho người tham gia để đồng bộ lại mã số theo số sổ.

 3. Tra cứu tình hình đóng bhxh của doanh nghiệp

 Bạn có thể tra cứu tình hình đóng bảo hiểm xã hội theo đường dẫn sau

 https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-dong-bao-hiem.aspx

 4. Luật bảo hiểm xã hội công ty đóng bao nhiêu, cách tính bảo hiểm xã hội công ty

 Căn cứ theo Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Luật Việc làm 2013, Nghị định 146/2018/NĐ-CP, Nghị định 44/2017/NĐ-CP, Nghị định 143/2018/NĐ-CP, Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định chi tiết về tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc của người lao động Việt Nam được áp dụng theo bảng dưới đây:

 Đối với lao động Việt Nam

 Trong đó:

 HT, TT: Quỹ hưu trí, tử tuất

 ÔĐ, TS: quỹ ốm đau, thai sản

 TNLĐ, BNN: Qũy bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

 BHTN: Qũy bảo hiểm thất nghiệp

 BHYT: Qũy bảo hiểm y tế

 Người sử dụng lao động

 Người lao động Việt Nam

 BHXH

 TNLĐ

 BNN

 BHTN

 BHYT

 BHXH

 TNLĐ

 BNN

 BHTN

 BHYT

 HT

 TT

 ÔĐ

  TS

 HT

 TT

 ÔĐ

 TS

 14%

 3%

 0.5%

 1%

 3%

 8%

 0%

 0%

 1%

 1.5%

 21.5%

 10.5%

 Tổng cộng 32%

 Đối với người lao động nước ngoài

 Người sử dụng lao động

 Người lao động nước ngoài

 BHXH

 TNLĐ

 BNN

 BHTN

 BHYT

 BHXH

 TNLĐ

 BNN

 BHTN

 BHYT

 HT

 TT

 ÔĐ

  TS

 HT

 TT

 ÔĐ

 TS

 %

 3%

 0.5%

 0%

 3%

 0%

 0%

 0%

 0%

 1.5%

 6.5%

 1.5%

 Tổng cộng  8%

 5. Bảo hiểm xã hội công ty dưới 10 người

 Pháp luật không đặt ra quy định là doanh nghiệp có bao nhiêu lao động thì phải đóng bảo hiểm xã hội, mà chỉ quy định đối tượng nào phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội mà thôi. Vậy đối với doanh nghiệp dưới 10 người lao động có tham gia ký kết hợp đồng lao động từ 01 tháng trở lên thì sẽ phải tham gia đóng bảo hiểm cho những người lao động này.

 6. Công ty cũ làm mất sổ bảo hiểm xã hội

 Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: Làm mất mát, hư hỏng, sửa chữa, tẩy xóa sổ bảo hiểm xã hội.

 Như vậy, đối với trường hợp phía công ty làm mất sổ bảo hiểm xã hội, bạn có quyền yêu cầu công ty phải tiến hành thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm cho mình. Nếu công ty từ chối không thực hiện thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội thì bạn có thể làm đơn gửi lên phòng lao động thương binh xã hội hoặc Tòa án nơi công ty đặt trụ sở để yêu cầu xem xét hành vi trên của công ty đó.

 7. Chuyển bảo hiểm xã hội sang công ty khác

 Về việc tham gia BHXH tại công ty mới, bạn có thể cung cấp số sổ BHXH của công ty cũ để tiếp tục đóng BHXH, BHYT, BHTN bình thường tại công ty mới. Các chế độ được hưởng trong thời gian là người lao động (chế độ ốm đau, thai sản, BHYT, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp) của công ty bạn vẫn sẽ được hưởng đầy đủ.

 8. Công ty có quyền giữ sổ bảo hiểm xã hội không

 Theo đó, khi người lao động nghỉ việc thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi mỗi bên, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày. Và công ty sẽ có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.

 Như vậy, việc công ty đã chốt sổ nhưng giữ số bảo hiểm xã hội của bạn vì bất cứ lý do gì thì đều là thực hiện trái quy định của pháp luật.

 Vì vậy, trong trường hợp công ty cố ý không trả sổ bảo hiểm cho bạn, bạn có thể làm đơn khiếu nại lên Ban giám đốc công ty hoặc thông qua tổ chức Công đoàn tại công ty để khiếu nại về việc không trả sổ bảo hiểm xã hội cho bạn. Nếu giải quyết không thỏa đáng thì bạn có thể gửi đơn đến Thanh tra lao động thuộc Phòng Lao động Thương binh – xã hội để cơ quan này giải quyết buộc công ty trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho bạn.

 9. Công ty không đóng bảo hiểm xã hội bị phạt như thế nào

 Khi công ty không đóng hoặc trốn đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 ngày trở lên thì sẽ phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng. Bên cạnh đó, tùy từng trường hợp còn bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP như sau:

 “2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụnglao động có một trong các hành vi sau đây:

 Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

 Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;

 Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

 Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

 2 công ty cùng đóng bhxh, đóng bảo hiểm xã hội cùng lúc 2 công ty

 Biện pháp khắc phục hậu quả:

 a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;

 b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm x ã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này”.

 Tag: đăng nghệ an danh sách nợ chịu dương bắc giang ninh tỉnh quận tân thạnh ở hoà thơ nhân viên hải xây dựng tphcm dịch vụ gò vấp giam hà nội tp hcm hoá phố thừa thiên huế kiện nhờ lấy tỷ lệ mẹ nha nai đà nẵng quảng phú yên nhuận vĩnh phúc đức 12 sóc trăng thái sơn điện thoại tử nguyên đổi xin 2018 phần mềm thiếu trăm đâu 2015 2019 2016 vị trình c12 cán báo giảm tnhh mtv cổ muốn   100   hướng   kiểm   ích   thọ   tự   nguyện