Cách làm tờ khai thuế tndn tạm tính theo quý

 Cách làm tờ khai thuế tndn tạm tính theo quý

 I. Cách tính Thuế TNDN tạm tính quý Theo thông tư 78/2014/TT-BTC

  1. Tính số thuế TNDN phải nộp

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau:
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế X Thuế suất thuế TNDN
Trường hợp doanh nghiệp nếu có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định như sau:
Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có)) X Thuế suất thuế TNDN
 
Trong đó:
  • Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có): được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm.
  • Thuế suất kể từ năm 2016, thuế suất thuế TNDN là 20%. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp đặc thù sẽ phải chịu thuế suất lên đến 32%, 50% và một số doanh nghiệp được ưu đãi thuế sẽ chỉ phải chịu thuế 10%.

 >> Phân biệt các loại thuế suất: Thuế suất thông thường, Thuế suất ưu đãi và Thuế suất ưu đãi đặc biệt

Cụ thể:
 
a) Doanh thu: (đầu 5 và đầu 7)
1. Kết chuyển doanh thu: Nợ 511 – Có 911.
2. Kết chuyển doanh thu tài chính: Nợ 515 – Có 911.
3. Kết chuyển thu nhập khác: Nợ 711 – có 911.
b) Chi phí: (đầu 6 và đầu 8)
1. Kết chuyển chi phí giá vốn: Nợ 911 – Có 632.
2. Kết chuyển chi phí tài chính: Nợ 911 – có 635.
3. Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp: Nợ 911 – có 642.
4. Kết chuyển chi phí bán hàng: Nợ 911 – Có 6421 (Thông tư 200 là 641).
5. Kết chuyển chi phí khác: Nợ 911 – Có 811.

2. Tính thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác. Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác
 
Lưu ý, doanh nghiệp có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động nhân với thuế suất tương ứng
 
Trong đó:
Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng hoá, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.
Chi phí được trừ là những khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
Đối với hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật. Mặc dù vậy nhưng có có rất nhiều các khoản chi thực tế và có chứng từ nhưng cũng không được trừ khi tính thuế Thu nhập doanh nghiệp.

3. Xác định phần thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định.
Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế – Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định 

 (Lưu ý: Theo luật thuế TNDN thì chỉ có chi phí được trừ mới được đưa vào khi tính thuế TNDN nên các bạn sẽ phải loại các chi phí không được trừ ra nhé).Tổng hợp số liệu xong, các bạn lấy: (TK đầu 5 + TK đầu 7) – (TK đầu 6 + TK đầu 8)

  • Nếu kết quả nhỏ hơn 0 => quý tạm tính này các bạn không phải nộp thuế.
  • Nếu kết quả lớn hơn 0 => tức là trong kỳ lãi chúng ta sẽ xem xét thêm kỳ trước có khoản lỗ còn được chuyển kỳ này hay không. Nếu có thì bạn chuyển để giảm hoặc không phải nộp thuế.

 tag: báo   cáo   nào   bỏ   hướng   dẫn   kê   ty