Cách nhận biết công ty đa cấp lừa đảo

 Cách nhận biết công ty đa cấp lừa đảo

 Trong thời gian gần đây có rất nhiền cá nhân, hộ gia đình đã bị các công ty bán hàng đa cấp lừa đảo nhằm chiếm đoạt tiền, tài sản của người dân. Để tránh mắc bẫy của các công ty này, cá nhân cần hết sức thận trọng và tham khảo cách thức nhận biết công ty bán hàng đa cấp hợp pháp và không hợp pháp.

 Bán hàng đa cấp là gì?

 Bán hàng đa cấp là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh. Trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới (khoản 1 Điều 2 Nghị định 40/2018/NĐ-CP).

 Theo đó, bán hàng đa cấp có những đặc điểm sau đây:

 – Bán hàng đa cấp là một hình thức bán lẻ hàng hóa: Công ty bán hàng đa cấp có thể là công ty trực tiếp sản xuất và tiếp thị, bán lẻ sản phẩm hoặc phân phối hàng hóa do các công ty khác sản xuất. Công ty đa cấp bán lẻ hàng hóa thông qua mạng lưới tiếp thị.

 – Việc bán hàng được thực hiện bởi mạng lưới người tham gia với nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau: 

 Các doanh nghiệp thường bán hàng qua đại lý, cửa hàng hoặc siêu thị… Còn trong hoạt động bán hàng đa cấp, không có các đại lý, cửa hàng, siêu thị mà hàng hóa được các nhà phân phối trực tiếp sử dụng hoặc giới thiệu và bán cho người tiêu dùng.

  – Người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng từ kết quả bán hàng của mình và của người khác trong mạng lưới do mình tổ chức:

 Người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng thù lao từ 2 nguồn:

  • Hoa hồng trực tiếp được tính trên doanh số bán hàng;
  • Hoa hồng gián tiếp là khoản tiền thưởng khi xây dựng mạng lưới tiêu thụ của người tham gia bán hàng đa cấp.

 Như vậy, người bán hàng đa cấp sẽ giúp doanh nghiệp bán hàng và được trả hoa hồng chứ không phải là người tham gia đầu tư để hưởng lợi nhuận.
Cách nhận biết công ty đa cấp không đáng tin cậy

 – Người tham gia phải đặt cọc, mua hàng hoặc đóng tiền: Khi được mời tham gia một doanh nghiệp bán hàng đa cấp, lưu ý nếu phải bỏ ra một khoản tiền để đặt cọc, mua hàng thì cần phải cẩn trọng.

 Việc tiêu dùng hoặc bán hàng hóa của doanh nghiệp là tùy thuộc nhu cầu, khả năng của bản thân người tham gia, công ty không được yêu cầu người tham gia phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp.

 Nhiều công ty bán hàng đa cấp bất chính tồn tại nhờ số tiền những người mới gia nhập bỏ ra mua hàng. Khi không tuyển thêm được người hoặc khi người được tuyển không mua hàng, công ty sẽ rất khó để tồn tại.

 – Chỉ tập trung tìm kiếm người tham gia vào hệ thống: Công ty cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận “hoa hồng” từ việc giới thiệu người khác tham gia vào hệ thống mà không phải từ việc mua, bán hàng hóa của người được giới thiệu đó.

 Một công ty bán hàng đa cấp chân chính, việc tuyển dụng sẽ không mang lại lợi ích nếu những người được tuyển dụng không bán hàng. Bởi vì chỉ có bán hàng mới giúp hàng hóa được tiêu thụ, mang về doanh thu cho doanh nghiệp, và từ đó nhà phân phối được trả hoa hồng.

 – Hứa hẹn những khoản lợi nhuận hấp dẫn: Bán hàng đa cấp là một hình thức bán hàng, phân phối hàng hóa, không phải là một hình thức đầu tư, do đó phải cân nhắc khi nghe những lời hứa hẹn hấp dẫn về lợi nhuận.

 Người tham gia chỉ có thu nhập khi bán được hàng hóa và những người trong cùng hệ thống bán được hàng hóa.

 – Không cho trả hàng trong thời hạn 30 ngày: Theo khoản 1 Điều 47 Nghị định 40, người tham gia bán hàng đa cấp có quyền trả lại hàng hóa đã mua từ công ty đa cấp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hàng.

 Nếu công ty không cho phép người tham gia bán hàng đa cấp trả lại hàng hóa đã mua thì cần xem xét cẩn trọng.

 – Không có giấy phép bán hàng đa cấp

  Danh sách một số công ty đa cấp chưa làm thủ tục cấp phép hoạt động kinh doanh đa cấp

  Công ty Cổ phần Everrichs Global, Công ty Cổ phần Thương mại quốc tế Focus Việt Nam, Công ty cổ phẩn đầu tư toàn cầu đại dương xanh, Công nghệ mới và phát triển Quốc tế Amkey Việt Nam, Công ty Cổ phần Phát triển thương mại Lotus Việt Nam, Công ty cổ phần BigForest , Công ty TNHH Đầu tư và phát triển thương mại Thiên Lộc Phát, Công ty cổ phần KDM Việt Nam, Công ty Cổ phần Thiên Phương Việt Nam. 3 doanh nghiệp khác được nêu tên còn lại là: Công ty Cổ phần Khoa học Công nghệ Trường Sinh (Nghệ An), Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Phúc Gia Bảo 68 (Bà Rịa-Vũng Tàu), hộ kinh doanh Trương Thị Kim Nguyệt (thị trần Bắc Trà My, Quảng Nam).

 Danh sách các công ty đã được cấp phép bán hàng đa cấp đã được công bố trên website của cục quản lý cạnh tranh, các cá nhân có thể tra cứu danh sách này trên website của cục quản lý cạnh tranh.

 

 

 tag: atomy alibaba amway gì thế nào sao tiếng anh nghĩa quận ask alma bắt bqp chức rút bộ phòng bhip phạt ở bình hồi biên hòa big c tô hiến thành xử bic brics tốt caster hồ chí minh mỹ thơ con đường life care cây keo dụ ctv cáo uy tín dlc dgroup diamond dinh dưỡng lua dao tphcm dấu hiệu đà nẵng diện hà nội enzyme erg elken everrich forviet forever futurenet flp living products greenlife gò vấp hoàng vinalink group vital world network sen sài gòn top herbalife hưng happy project nay siberian health lô hội huế imc new image hiểm đai ichi juuva jeunesse khát vọng liên vĩnh oriflame manulife khởi tố quỹ thoát khỏi kiểm viên lá lớn linh hương matxi sg mb24 marketing macca ngọc mô nina mềm quang deaura nổi nuskin nielsen sữa non nets online đức 7 ở nha trang đà nẵng tphcm đức phạm văn hai phú phạt naturally plus 23 chức quận 7 9 12 10 quy caster city thành lập rồng r&b sen siberian sky synergy yến sào sư nu skin sài gòn thắng thái tuấn xuân tiens thịnh vượng ảo uy tín unicity vision vinalink vn world xử bảng xếp hạng amway lô hội nuskin herbalife oriflame sữa cash 13 damode havyco imc liên nina rain gì bắt giám đốc lớn kế toán dấu hiệu sao thế nào thơ 2019 bình tân bộ cong clb 360 địa hà nội tp hcm tổng group mtv new image vĩnh khởi tố vụ án tiên cung đai thép dây dẹt túi vải đay đá sạch tự nhiên ốp lát khô viên đường cắt cung đá tạo ốp lát hà nội tự nhiên cát chuyên