Cách viết 1 bản kế hoạch kinh doanh đơn giản

 Cách viết 1 bản kế hoạch kinh doanh đơn giản

 Bản kế hoạch là gì?

 Bản kế hoạch kinh doanh thực chất là một bản thảo phác họa lại những nội dung, quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Nó đưa ra các định hướng, mục tiêu từ tổng quát đến chi tiết trong tương lai về ca vấn đề chiến lược bán hàng, chiến lược marketing, nguồn lực nhân sự, nguồn lực tài chính, ngân sách, … Một bản kế hoạch đưa ra càng chi tiết, càng cụ thể thì khả năng hiện thực hóa sẽ càng cao.

 Tại sao bạn nên đưa ra một bản kế hoạch trước khi kinh doanh.
Trong bất cứ một công việc gì thì việc lên kế hoạch triển khai công việc hoặc đưa ra một định hướng để xây dựng và phát triển công việc đó luôn là điều thiết thực và cần thiết. Việc đưa ra một bản kế hoạch hoàn hảo trước khi quyết định làm bất cứ điều gì, đặc biệt là kinh doanh là việc rất quan trọng giúp cho bạn hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

 Kế hoạch kinh doanh được xem là nền tảng để bắt đầu công việc kinh doanh của bạn. Nó giúp cho quá trình chuẩn bị, triển khai thực hiện, và kiểm tra giúp kiểm soát đi đúng tiến độ.

 Khi bạn làm bất cứ công việc gì thì việc lên kế hoạch hay xây dựng định hướng phát triển cho công việc không bao giờ là một việc làm “thừa” mà ngược lại nó còn rất quan trọng giúp cho bạn hoàn thành tốt công việc. Nhất là đối với các nhà quản lý, các chủ doanh nghiệp và những người làm kinh doanh thì việc lên một kế hoạch kinh doanh là điều thật sự thiết thực. Việc đưa ra một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh sẽ giúp bạn kiểm tra ý tưởng kinh doanh đó có khả thi hay không từ đó giúptiết kiệm chi phí cho những việc không đáng kể. Ngoài ra, nếu bạn có một bản kế hoạch kinh doanh hoàn hảo, chi tiết thì khả năng thu hút các nhà đầu tư chi tiền cho bạn sẽ cao hơn.

 Bài viết các bước đơn giản để có một bản kế hoạch kinh doanh hoàn hảo sau đây sẽ giúp bạn có được một bản kế hoạch kinh doanh hoàn hảo, xác định hướng đi trong tương lai, tạo ra một lợi thế để thu hút các chủ đầu tư.

 Các bước lên kế hoạch kinh doanh hoàn hảo.
Bước 1: Tìm hiểu thị trường
Để chuẩn bị đưa ra một bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả, bạn phải tìm hiểu kĩ thị trường, đặc biệt là thị trường ngành mà bạn, doanh nghiệp của bạn đang hoạt động hoặc đang có ý định tham gia. Nó đồng nghĩa với việc bạn phải nghiên cứu rất nhiều về mọi vấn đề xoay quay đến lĩnh vực đó. Có thể là đọc tất cả các thông tin về ngành đó, xu hướng phát triển hoặc nói chuyện với những người trong ngành để hiểu thêm tư duy trong lĩnh vực đó, … miễn sao là bạn phải nắm rõ công việc trong ngành kinh doanh sắp tới của bạn.

 Nếu bạn đang là một star-up,thì việc đầu tiên bạn nên xem xét là bạn sẽ kinh doanh cái gì? rào cản ra nhập ngành này như thế nào? có lớn không?

 Rào cản gia nhập ngành là những yếu tố ngăn chặn nguy cơ các doanh nghiệp mới gia nhập ngành. Nó có thể là lợi thế cạnh tranh nhờ quy mô, sự khác biệt từ sản phẩm, lợi thế về vốn, chi phí chuyển đổi, hay chính sách của chính phủ, … Nếu việc gia nhập ngành là dễ dàng thì có nghĩa là ngành đó có rào cản thấp, sẽ có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, nếu doanh nghiệp của bạn không có lợi thế cạnh tranh thì sẽ rất khó tồn tại.

 Tiếp theo là việc chọn sản phẩm. Bạn sẽ kinh doanh sản phẩm gì? Tiêu chí gì khiến bạn quyết định chọn sản phẩm đó để kinh doanh?

  một số tiêu chí được nhiều người áp dụng khi lựa chọn sản phẩm là:

 – Không bị đọng vốn: Bạn nên tìm một nguồn cho bạn nhập giá sỉ mà mỗi lần nhập không cần nhiều, hạn chế tối đa tỷ lệ rủi ro.
– Giá nhập thấp: Cái này chắc không cần nói bạn cũng biết. Giá nhập thập thì sẽ đem lại biên lợi nhuận cao, là yếu tố quan tâm hàng đầu của các bạn star-up mà chưa có nhiều vốn.
– Nguồn hàng dồi dào: nghĩa là sản phẩm của bạn có thể sản xuất ở bất kỳ đâu với nguồn nguyên liệu đầu vào dễ tìm và lượng sản phẩm bạn muốn nhập phải luôn có để đảm bảo tiến độ bán hàng. Nếu không đủ lượng bán thì sẽ phí công sức marketing mà nhiều doanh nghiệp có thể phá sản vì không chủ động được nguồn cung cấp đầu vào.
– Sản phẩm khác biệt: Bạn phải đảm bảo sản phẩm của bạn bán rất độc lạ thì lúc đó mới dễ bán , dễ thu hút khách hàng. Bây giờ, mọi người khá ưa chuộng các sản phẩm handmade vì sự độc lạ của nó hay những sản phẩm được chiết xuất từ thiên nhiên,đảm bảo sức khỏe, hoặc những sản phẩm thân thiện với môi trường.
– Địa điểm hàng gần: Nếu nguồn hàng ở ngay gần bạn thì cũng là điểm ưu tiên đúng không? Khi cần bạn có thể qua lấy ngay giao cho khách, không để khách phải đợi chờ lâu.
– Đổi trả nếu bị lỗi
– Cam kết bảo hành
– Nợ tiền hàng
– Ký gửi hàng: Có nghĩa là bạn bán hết đến đâu thì trả tiền đến đó, không bán được cũng không sao, tránh rủi ro tuyệt đối.
Nếu bạn vẫn đang thắc mắc tìm nguồn hàng ở đâu? Tìm như thế nào? thì bạn có thể tham khảo trang web muazi.vn để so sánh giá giữa các mặt hàng từ đó chọn ra nguồn hàng tốt nhất cho mình hoặc nếu bạn chưa có ý tưởng kinh doanh gì thì bạn có thể tham khảo thêm top 5 mặt hàng kinh doanh online mang lại hiệu quả năm 2019 bạn sẽ hết thắc mắc ngay thôi.

 Sau khi đã có được nguồn hàng, chọn được sản phẩm bạn sẽ kinh doanh thì bạn có ý định là bạn sẽ kinh doanh ở đâu chưa? Online? hay ở một địa điểm nào đó? Nguồn vốn bạn có là bao nhiêu?

 Bước 2: Xác định mục tiêu của kể hoạch
Như đã nói ở phần đầu, một bản kế hoạch kinh doanh hoàn hảo sẽ góp phần làm rõ tầm nhìn của doanh nghiệp trong tương lai, vạch ra những chỉ dẫn giúp bạn hoặc doanh nghiệp bạn bám sát, hoàn thiện tầm nhìn đó, từ đó giúp bạn thu hút các nhà đầu tư tiềm năng.

 Cũng có thể, bạn đang có nguồn lực lớn, không cần thu hút thêm từ các nhà đầu từ bên ngoài. Nhưng, trong kinh doanh hoặc bất cứ việc gì, nếu bạn không đưa ra được các mục tiêu một cách phù hợp trong bản kế hoạch của bạn thì bản kế hoạch sẽ trở nên vo nghĩa và vô vốn bạn đang có dù có “khổng lồ” đến mấy thì cũng sẽ cạn nhanh thôi. Bởi vậy, bản kế hoạch của bạn phải đảm bảo yếu tố SMART.

 SMART là thế nào?

 Thứ nhất, mục tiêu đề ra phải cụ thể rõ ràng. Nếu bạn không biết mình muốn đi đến đâu thì bạn sẽ chẳng thể nào đến đâu được. Có thể sẽ mãi dậm chân tại chỗ hoặc tệ hại hơn là đi thụt lùi. Không sai đâu, trong thời buổi phát triển như ngày nay, bạn chỉ cần đứng yên trong một hai năm thôi thì bạn sẽ thấy, cả thế giới đang đi trước bạn rất xa rồi. Bạn không thể nói chung chung rằng tôi muốn phát triển.Bạn muốn phát triển về cái gì? Nó sẽ chẳng bao giờ đạt được nếu bạn không có một mục tiêu rõ ràng. Bởi vậy, mục tiêu bạn đưa ra cần được xác định thật rõ ràng từ đó giúp bạn tránh được sự nhầm lẫn trong khi lập ra kế hoạch

 Thứ hai, mục tiêu đưa ra phải đo lường được. Chẳng hạn bạn muốn tăng doanh thu bán hàng của bạn. Thì bạn phải chỉ rõ doanh thu bạn muốn đạt được là bao nhiêu? Tăng thì tăng cụ thể là lên bao nhiêu?

 Thứ ba, mục tiêu đưa ra phải có tính khả thi. Bạn có thể đặt ra tăng doanh thu, thị phần gấp đôi, gấp ba, … so với năm vừa rồi. Tuy nhiên, cái mục tiêu đó phải có tính khả thi. Nếu nó quá khó, đến mức mà chính bản thân bạn cảm thấy không thực hiện được thì rõ ràng mục tiêu đó đưa ra sẽ không khả thi. Còn nếu mức chỉ tiêu đưa ra lại nằm trong giới hạn bạn hoàn toàn có khả năng thực hiện được mà không cần cố gắng thì mục tiêu đó cũng sẽ trở nên vô nghĩa.

 Thứ tư, mục tiêu đưa ra phải thực tế, tức là phải phù hợp với tình hình thực tại. Tương tự như chỉ tiêu thứ ba,mục tiêu đưa ra phải phù hợp với khả năng của bạn có thể đạt được nếu không thì nó mãi mãi chỉ dừng lại ở mức độ mong muốn của bạn.

 Cuối cùng, chỉ tiêu thứ năm là mục tiêu đưa ra phải có kỳ hạn. Bạn phải có một khoảng thời gian cố định để đạt được mục tiêu đó. Nếu chỉ đặt ra mục tiêu rồi để đó trong vô định, không biết bao giờ mới đạt được thì nó cuối cùng cũng chỉ dừng lại ở mức dự định mà không biết bao giờ mới thật thực tế được.

 Bước 3: Tìm hiểu insight khách hàng.

 Muốn kinh doanh thành công, muốn bán được nhiều hàng, muốn đạt được doanh số cao, muốn kiếm được nhiều lợi nhuận thì điều đầu tiên bạn phải hiểu khách hàng. Bạn phải biết khách hàng của bạn là ai? Họ ở đâu? Họ có thu nhập là bao nhiêu? Họ là người như thế nào? Tính cách, đặc điểm hành vi ra sao?

 Chỉ khi bạn thật hiểu khách hàng của bạn thì bạn mới biết được nhu cầu từ sâu trong tiềm thức họ muốn gì để bạn có thể đáp ứng nhu cầu đó một cách tốt nhất, tốt hơn cả đối thủ cạnh tranh.

 Bước 4: Kế hoạch marketing.
Bạn dự định bán hàng online hay offline. Nếu online bạn định bán qua kênh nào?

 Hiện nay, có rất nhiều kênh thông dụng như facebook, zalo, instagram, youtube, blog, webiste, … Việc bán hàng trên các kênh online vừa giúp bạn tiết kiệm chi phí, vừa có thể dễ dàng tiếp cận khách hàng của bạn một cách nhanh chóng. Nếu như bạn chưa am hiểu gì về các công cụ marketing này thì cũng đơn giản thôi, chỉ cần một cái search trên google là có thể nhanh chóng nắm bắt và áp dụng.

 Việc am hiểu được khách hàng của bạn đã là một thành công rất lớn. Chỉ cần bạn hiểu họ, hiểu hành vi của họ thì việc lựa chọn công cụ nào hay làm thế nào để tiếp cận được đối tượng khách hàng của bạn sẽ trở nên đơn giản thôi.

 Để có một bản kế hoạch Marketing hoàn chỉnh bạn phải nghiên cứu rất rõ bạn định sử dụng cái gì, sử dụng phương tiện gì để marketing, truyền thông, đưa sản phẩm của bạn đến với khách hàng. Bạn phải đưa ra các giai đoạn cụ thể, các công việc, chiến thuật cụ thể cho từng giai đoạn. Lên dự đoán ngân sách cho từng giai đoạn để thực hiện.

 Bước 5: Tổ chức nhân sự.
Bạn phải vẽ ra được sơ đồ nhân sự của công ty bạn. Mô tả chính xác nhiệm vụ của từng nhân viên.

 Việc phân bổ rõ trách nhiệm của từng nhân sự sẽ giúp cho công việc được đi đúng định hướng, không để chồng chéo, lãng phí nguồn nhân lực.

 Ngoài ra,cũng cần có các chỉ tiêu KPI, đánh giá năng lực, thái độ của từng nhân viên để có chính sách khen thưởng hay xử phạt thích hợp.

 Bước 6: Lập kế hoạch kinh doanh.
Trước tiên bạn hãy phác thảo qua về bản kế hoạch kinh doanh của bạn. Xem xét các yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc kinh doanh của bạn rồi đi sâu vào phân tích một cách chi tiết hơn sự ảnh hưởng của các yếu tố đó đến hoạt động kinh doanh của bạn như thế nào. Nhìn nhận được sự ảnh hưởng đó, bạn đưa ra hướng đi cho doanh nghiệp bạn như thế nào? Hãy nhớ, bản kế hoạch kinh doanh này của bạn là một lộ trình đưa doanh nghiệp bạn đến cái đích mà bạn vạch ra ở trên. Ngoài ra, nó cũng phải cho các nhà đầu tư biết những gì bạn đang làm, có ý định làm và lý do tại sao họ nên đầu tưcho bạn mà không phải người khác.

 Cấu trúc chuẩn để có một bản kế hoạch kinh doanh hoàn hảo có thể theo mẫu sau:

 Tóm tắt dự án
Giới thiệu doanh nghiệp
Giới thiệu sản phẩm
Phân tích vĩ mô
Phân tích vi mô
Kế hoạch sản xuất
Kế hoạch marketing
Kế hoạch bán hàng
Kế hoạch nhân sự
Kế hoạch tài chính

 nguồn: chotsale