Cách xác định quy mô công ty

 Cách xác định quy mô công ty

 Doanh nghiệp được chia ra thành doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ.  Vậy căn cứ nào để xác định quy mô của doanh nghiệp là doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

 Thế nào là doanh nghiệp lớn

 Hiện nay chưa có khái niệm cụ thể thế nào là doanh nghiệp lớn mà thường chỉ sử dụng quy mô của doanh nghiệp đó để đánh giá doanh nghiệp đó thuộc loại hình doanh nghiệp nào. Đối với doanh nghiệp lớn thì tiêu chí đánh giá là các doanh nghiệp được xác định dựa trên 2 tiêu chí đó chính là có tổng nguồn vốn đạt trên 100 tỷ đồng hoặc tổng số người lao động từ 300 người trở lên.

 Xác định quy mô doanh nghiệp lớn

 Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm thủy sản: là những doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng và có số lao động từ 200 đến 300 người.

 Đối với doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng: là những doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng và có số lao động từ 200 đến 300 người.

 Đối với doanh nghiệp Thương mại và dịch vụ: là những doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng và có số lao động từ 50 đến 100 người.

 Đặc điểm của doanh nghiệp lớn

  1. Dù chỉ chiếm 5% trong tổng số các doanh nghiệp được đăng ký hiện nay. Tuy nhiên các doanh nghiệp lớn lại đóng vai trò then chốt trong việc phát triển kinh tế của các quốc gia trên toàn thế giới. Tạo ra một khối lượng việc làm lớn và chịu trách nhiệm trong việc thúc đẩy nền kinh tế.
  2. Các doanh nghiệp lớn đóng vai trò ổn định nền kinh tế trong những vấn đề khủng hoảng thì các doanh nghiệp lớn luôn là người “đứng mũi chịu sào” là đầu tàu vững chắc trong nền kinh tế quốc gia.
  3. Tạo nên sự ổn định cho nền kinh tế: các công ty và doanh nghiệp lớn luôn tạo nên sự phát triển kinh tế đồng đều và lâu dài giúp cho nên kinh tế luôn được ổn định và giảm bớt các biến động.
  4. Tạo nên các nghành công nghiệp và dịch vụ quan trọng: hiện nay các doanh nghiệp lớn đều hoạt động trong những nghành nghề chủ đạo trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam đó là các doanh nghiệp như tập đoàn dầu khí, tập đoàn điện lực, tập đoàn than và khoáng sản.
  5. Đóng góp một lượng lớn GDP trong kinh tế của quốc gia.
  6. Các doanh nghiệp lớn có nguồn vốn rất lớn và tiềm lực kinh tế mạnh nên có thể nhanh chóng thay đổi và tiếp xúc với sự tiên tiến của khoa học kỹ thuật trên thế giới.
  7. Doanh nghiệp lớn có sức cạnh tranh mạnh về vốn, nhân lực và thương hiệu tốt hơn so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  8. Các doanh nghiệp lớn cân bằng giữa việc sản xuất và kinh doanh cho một nền kinh tế thay vì chỉ hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh và thương mại.

 Có thể nói rằng các doanh nghiệp có quy mô lớn hiện nay đang đóng một vai trò chủ đạo và then chốt trong việc phát triển cho một nền kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới. Mong rằng qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ thế nào là doanh nghiệp có quy mô lớn và các đóng góp của doanh nghiệp này với nền kinh tế của mỗi quốc gia và trên toàn thế giới. Tạo nên sự phát triển đồng đều và giải quyết công ăn việc làm cần thiết cho người lao động hiện nay.

 Thế nào là doanh nghiệp vừa và nhỏ

 Doanh nghiệp siêu nhỏ,nhỏ và vừa hay còn gọi thông dụng là doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người và nguồn vốn 20 tỷ trở xuống, còn doanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 lao động nguồn vốn 20 đến 100 tỷ. Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước mình. Ở Việt Nam, theo Điều 6, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của Chính phủ, quy định:

 1. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

 Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

 2. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

 Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

 3. Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

 Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này

 Trên đây là căn cứ xác định quy mô doanh nghiệp để quý khách tham khảo.

 

 tag: vinamilk cổ phần vietravel may th true milk enspan tnhh tân hiệp sữa dược hậu giang in english fpt bánh kẹo hải hà nutifood vinfast bibica gì bia sài gòn thuốc lá chứng khoán tổ chức cầu kiểm toán 25-99 mở rộng tả tiếng anh quả