Cách xây dựng chính sách kinh doanh

 Cách xây dựng chính sách kinh doanh

 Khái niệm chính sách kinh doanh là gì ?

 Chính sách kinh doanh là các công cụ chuyên nghiệp đề ra nhằm mục thực hiện chiến lược hoặc mục tiêu đã đề ra. Ví dụ: Mục tiêu chiến lược của công ty là tăng khối lượng sản phẩm trong 5 năm tới lên gấp đôi, công ty đề ra chính sách quản lý của mình như sau:

 -Tăng cường quản lý về mặt thời gian đối với công nhân

 -Thực hiện chính sách khuyến khích vật chất đối với công nhân viên

 -Các chính sách kinh doanh thường được đề ra nhằm giải quyết các nhiệm vụ trong thời gian ngắn.

 Có thể hiểu chính sách bao gồm các nguyên tắc chỉ đạo, các lời hướng dẫn, các quy tắc và thủ tục được thiết lập để hậu thuẫn cho các nỗ lực hành động nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Hay chính sách là những nguyên tắc chỉ đạo, quy tắc,phương pháp, thủ tục được thiết lập nhằm hỗ trợ và thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu xác định.

 Mục đích của chính sách kinh doanh

 Chính sách kinh doanh được thiết lập nhằm các mục đích sau:

 -Xác định giới hạn, phạm vi và cơ chế bắt buộc cho các hoạt động; làm rõ cái gì có thể làm và cái gì không thể làm khi theo đuổi mục tiêu chiến lược. Đây là cơ sở để điều chỉnh hành vi của mọi bộ phận, cá nhân cũng như xác định cơ chế thưởng phạt.

 -Hướng dẫn phân công trách nhiệm giữa các bộ phận và cá nhân trong quá trình thực hiện chiến lược. Chính sách làm rõ việc gì sẽ được làm, khuyến khích việc ra quyết định cho cấp nào. Chính sách có tác dụng tăng cường kiểm soát hoạt động, khuyến khích và thúc đẩy sự hợp tác giữa các bộ phận, cá nhân và làm giảm thời gian ra quyết định.

 -Tổ chức thực hiện và kiểm tra hình thức thực hiện chiến lược theo các mục tiêu chiến lược và chiến thuật nhất định. Các chính sách được sử dụng như một cơ chế thực thi chiến lược, phương tiện để thực hiện các quyết định chiến lược. Do vậy, chính sách thường được doanh nghiệp công bố bằng văn bản và phổ biến rộng rãi đến mọi người.

 Chính sách kinh doanh của công ty

 Xây dựng chính sách kinh doanh đầu tiên phải dựa vào nội lực của doanh nghiệp.Trên cơ sở chiến lược đã xây dựng để điều chỉnh mức tăng giảm các khoản chiết khấu sao cho phù hợp với việc giữ khách hàng, phát triển hệ thống, quảng bá và thúc đẩy nhân viên làm việc. Đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn hay nhỏ thì việc xây dựng chính sách kinh doanh bao gồm các khoản chi: chiết khấu thương mại, giảm giá, khuyến mại… tùy theo mỗi lĩnh vực hoạt động mà doanh nghiệp điều chỉnh phù hợp với đối thủ cũng như lợi nhuận mong muốn của doanh nghiệp.

 1. Chiết khấu: bao gồm các khoản chiết khấu thương mại như: chiết khấu tiền mặt, chiết khấu trực tiếp trên hóa đơn, chiết khấu tháng, chiết khấu quý, chiết khấu năm, chiết khấu độc quyền, chiết khấu khách hàng truyền thống… Các khoản chiết khấu này thường cố định (gọi là phần cứng) được áp dụng cho tất cả các đối tượng khách hàng. Đối với chiết khấu tháng, quý doanh nghiệp thường áp đặt doanh số để duy trì sự hợp tác cũng như ổn định kênh phân phối. Chiết khấu độc quyền, chiết khấu khách hàng truyền thống xét trên mức độ hợp tác để áp đặt các điều kiện đảm bảo kênh phân phối không bị đối thủ bán xen vào. Mức chiết khấu thương mại được quy định bởi doanh nghiệp và tùy theo ngành nghề hoạt động để có mức hợp lý nhưng phải tuân theo quy định của pháp luật.

 2. Giảm giá: Khi xây dựng chính sách kinh doanh việc giảm giá bất ngờ (ngắn ngày) cũng được doanh nghiệp thực hiện nhằm gia tăng sản lượng. Với hình thức này cần lưu ý việc tăng sản lượng chỉ diễn ra trong thời gian giảm giá, vì vậy cần kiểm tra hàng tồn, năng lực giao nhận hàng để áp dụng hợp lý. Giảm giá nếu thực hiện thường xuyên sẽ làm cho khách hàng có tâm lý chờ đợi, gom tiền để lấy đơn hàng lớn gây áp lực cho  sản xuất…. Giảm giá có thể thực hiện theo đơn hàng, quy định thời gian, giảm theo sản lượng đơn hàng, giảm theo doanh số, giảm theo cơ cấu nhóm sản phẩm.

 3. Khoán sản lượng: Hình thức này được áp dụng để kích thích hệ thống phân phối trong thời gian quy định. Mức khoán sẽ theo từng mức sản lượng tương ứng với khoản lợi nhuận bằng tiền khi khách hàng đạt sản lượng khoán. Nhiệm vụ của doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra tiến độ nhận hàng và thông báo cho khách hàng mức sản lượng còn thiếu để đại lý có kế hoạch nhận hàng, tránh tình trạng kéo hàng ồ ạt về kho để nhận thưởng sau đó bán dưới giá quy định ảnh hưởng đến thị trường chung.

 4. Khuyến mại: Khác với giảm giá thực hiện bằng tiền thì khuyến mại dùng bằng hiện vật. Khuyến mại cũng giúp công ty gia tăng sản lượng và hình thức này dễ tiếp cận với người tiêu dùng. Khác với giảm giá đại lý vẫn giữ lại khoản lợi nhuận thì khuyến mại sẽ giúp doanh nghiệp minh bạch hơn trong truyền thông và cơ hội người tiêu dùng cuối cùng nhận được các chương trình của doanh nghiệp thông qua tờ rơi, băng rôn quảng cáo hay các chương trình PR của doanh nghiệp.

 5. Chính sách khách hàng mới: Thường sau một thời gian hợp tác năng lực khai thác thị trường của đại lý cũ đã bảo hòa, công ty sẽ tìm thêm đối tác mới để phát triển thị trường cũng như bù lại số lượng khách hàng tự nhiên mất đi mỗi năm khoảng 20%. Vì vậy, ngoài chính sách giữ khách hàng cũ thì việc mở mới các đại lý là điều phải thực hiện. Việc mở mới hệ thống thường lôi kéo đại lý từ đối thủ, do đó cần áp dụng chính sách hấp dẫn. Khi xây dựng đại lý mới công ty phải  linh hoạt trong việc áp dụng chính sách nhằm đảm bảo lợi nhuận cho đại lý mới nhưng vẫn giữ được hệ thống cũ.

 6. Chương trình marketing: Chính sách kinh doanh cũng bao gồm các chương trình marketing. Đây là khoản chi phí để truyền thông và xây dung thương hiệu nhằm hỗ trợ cho công tác bán hàng được tốt hơn. Tùy theo năng lực của công ty mà xây dựng các khoản ngân sách phù hợp với từng thị trường, phân khúc khách hàng, cũng như mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến.

 Ví dụ cách xây dụng chính sách kinh doanh

 . Thiết lập mục tiêu của công ty
Xây dựng các mục tiêu hoặc là mục đích mà công ty mong muốn đạt được trong tương lai. Các mục tiêu đó phải mang tính thực tế và được lượng hóa thể hiện chính xác những gì công ty muốn thu được. Trong quá trình xây dựng chiến lược, các mục tiêu đặc biệt cần là: doanh thu, lợi nhuận, thị phần, tái đầu tư.

 Lập mục tiêu là một công việc quan trọng dẫn tới thành công của bất cứ công ty nào, nhưng nó càng đặc biêt quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ, những doanh nghiệp này có thể trở nên rối trí khi không biết phải tập trung vào cái gì. Mục tiêu chỉ đạo hành động, cung cấp cho bạn những điều để bạn hướng nỗ lực của bạn vào đó, và nó có thể được sử dụng như một tiêu chuẩn đánh giá để đo lường mức độ thành công của công việc kinh doanh của bạn.

 Cách bạn lập mục tiêu sẽ quyết định việc bạn có khả năng để đạt được mục tiêu đó hay không. Hầu hết mọi người đồng ý rằng mục tiêu là quan trọng, nhưng số người viết ra được mục tiêu và có kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu đó không tới 5%.

 2. Đánh giá vị trí hiện tại
Để thực hiện được muc tiêu đề ra, người quản lý cần có tiêu chí đánh giá hợp lý. Dưới đây là hai lĩnh vực cần quan tâm:

 – Đánh giá môi trường kinh doanh: Nghiên cứu môi trường kinh doanh để xác định xem yếu tố nào trong môi trường hiện tại đang là nguy cơ hay cơ hội cho mục tiêu và chiến lược của công ty.
– Đánh giá nội lực: Phân tích đầy đủ những điểm mạnh và điểm yếu của công ty về các mặt sau: quản lý, marketing, tài chính, hoạt động sản xuất, nghiên cứu và phát triển.

 3. Chiến lược sản phẩm
Chiến lược sản phẩm có một vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng. Nó là nền tảng là xương sống của chiến lược kinh doanh. Chiến lược sản phẩm giúp doanh nghiệp xác định phương hướng đầu tư, thiết kế sản phẩm phù hợp thị hiếu, hạn chế rủi ro, thất bại, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các phương án đã đề ra trước đó. Vì vây mà doanh nghiệp phải chú trọng , tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng tới sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả bán hàng. Các yếu tố đó là: chất lượng sản phẩm đảm bảo, giá thành sản phẩm hợp lý, nhãn hiệu sản phẩm hấp dẫn..
Chiến lược sản phẩm là một nghệ thuật kết hợp các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh và cách thức cạnh tranh dài hạn cho từng sản phẩm trong môi trường biến đổi cạnh tranh.

 Chiến lược sản phẩm đòi hỏi giải quyết ba vấn đề:

 – Mục tiêu cần đạt là gì?
– Đối thủ cạnh tranh là ai?
– Cạnh tranh như thế nàovà lợi thế cạnh tranh gì?

 4. Đánh giá và kiểm soát kế hoạch
Ở giai đoạn này của quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh, các nhà quản lý xác định xem liệu lựa chọn chiến lược của họ trong mô hình thực hiện có phù hợp với các mục tiêu của doanh nghiệp. Đây là quá trình kiểm soát dự toán và quản lý thông thường nhưng bổ sung thêm vê quy mô.

 

 

 tag: amway   vinamilk   quốc   xúc   lazada   sạn   lữ   khẩn