Tố chất của người làm kinh doanh

 Tố chất của người làm kinh doanh

 Người kinh doanh là người làm gì

 Kinh doanh là một hoạt động kinh tế, liên quan đến sản xuất và phân phối hàng hóa hoặc dịch vụ  liên tục và thường xuyên để đáp ứng  nhu cầu và mong muốn của con người.

 Người làm kinh doanh chính là người thực hiện các công việc nêu trên.

 Tính cách người làm kinh doanh

 Đức tính của người làm kinh doanh cần có đó là:

 Biết chia sẻ công việc

 Dù bạn là người thông minh và hoạt bát đến đâu thì bạn vẫn có thể mắc sai lầm nếu cứ ôm đồm tất cả mọi việc. Nếu bạn muốn điều hành tốt một doanh nghiệp bạn cần học cách tin tưởng và giao phó công việc cho những người khác.

 Biết chia sẻ kinh nghiệm

Mặc dù nhân viên của bạn phải có những kỹ năng làm việc nhất định, trong công việc luôn có những điều mới mẻ và khó khăn. Là sếp, người nhiều kinh nghiệm bạn cần biết giúp đỡ và chỉ dạy cho nhân viên mỗi khi họ gặp rắc rối.

 Tính tự lập cao

 Là chủ một doanh nghiệp vì vậy bạn sẽ không còn ông chủ nào “đi sau” để nhắc nhở bạn về công việc nữa. Ngược lại, bạn cần thể hiện phong cách làm việc chuyên nghiệp và tôn trọng mọi quy tắc để nhân viên có thể học hỏi.

 Có khả năng làm việc với các con số

 Kinh doanh độc lập đòi hỏi bạn phải biết quản lý mọi thứ. Bạn cần có khả năng kế toán để có thể tóm lược được kế hoạch chi tiêu của công ty như cân đối các khoản chi ra, nguồn thu vào, thuế và một số nguồn khác.

 Biết chấp nhận sai lầm

 Bạn dám chấp nhận mỗi khi làm sai và hơn nữa bạn còn rút ra được mỗi bài học sau những kinh nghiệm đó.

 Yêu thích công việc

 Điều này không có nghĩa rằng bạn cần phải làm việc rất vất vả để doanh nghiệp có thể thành công. Bạn cần tìm ra yếu tố đam mê nào dẫn bạn đến với việc kinh doanh này. Nó chính là nguồn cảm hứng giúp bạn nỗ lực và không mệt mỏi với công việc

 Không dễ dàng từ bỏ

 Bạn có thể phải gặp phải rất nhiều khó khăn khi kinh doanh độc lập và đôi khi nó có thể làm bạn chùn bước. Để tiến được tới nấc thang thành công bạn cần lạc quan khi đối mặt với những thách thức trong công việc.

 Tướng người hợp làm kinh doanh

 Lá số người làm kinh doanh

 1. Những nhà kinh doanh, buôn bán lớn thường có bàn tay vuông (thực tế) với những ngón tay nhẵn nhụi (biết tổng hợp) và ngón trỏ thẳng (để chỉ huy).

 2. Những nhà kỹ nghệ lớn, giàu nứt đố đổ vách đều có các đốt tay thứ 2 thon và rất dài, nhất là đốt thứ 2 của ngón út.

 Người nào có đốt 2 ngắn và mập là người có bụng dạ hẹp hòi, thường gặp khó khăn trong việc làm ăn buôn bán.

 3. Người làm ăn buôn bán lớn và cả những kẻ đầu cơ giỏi đều có những khớp giữa đốt thứ 2 và đốt thứ 3 của ngón tay rất to. Họ là người có khả năng tính toán, biết cách sắp xếp, tổ chức và tổng hợp vấn đề. Nếu họ lại có đốt thứ 3 to là người tính toán chi li và cũng khá ích kỷ.

 4. Có dấu “rùa vàng” ở gò thủy tinh: Người này sẽ giàu có vì buôn bán.

 5. Có chỉ nhỏ từ đường sinh đạo chạy lên gò thủy tinh: Người này sẽ thành công lớn trên thương trường hoặc trở thành nhà kỹ nghệ hay luật gia danh tiếng.

 6. 3 hay 4 đường từ vòng cổ tay lên gò kim tinh: Đây là dấu hiệu báo trước về sự thành đạt trong buôn bán.

 7. Có hình tam giác ở gò thủy tinh: Người này có khả năng về ngoại giao và buôn bán.

 8. Các đốt 2 của ngón tay đầy thịt: Họ là người hiểu biết về việc buôn và công nghệ một cách thành thạo.

 9. Gò thủy tinh ngả về cạnh bàn tay: Chủ nhân là người có óc thực hành, thạo buôn bán và công nghệ.

 10. Gò thủy tinh trũng xuống so với cạnh bàn tay: Người này sẽ không gặp may mắn nếu đi theo nghề kinh doanh buôn bán.

 11. Cạnh bàn tay, phía chân ngón út, phồng lên như có một cái xương chồi ra: Người này có tham vọng cao độ về tiền bạc.

 12. Ngôi sao trên gò thủy tinh: Người này dễ thành công nếu đi theo lĩnh vực y khoa, khoa học hoặc trong nghệ thuật buôn bán, giao dịch.

 13.Hình tam giác trên gò thủy tinh: Chủ nhân có năng khiếu về ngoại giao và buôn bán.

 14. Hình vuông trên gò thủy tinh: Rất có năng khiếu về buôn bán.

 15. Hai vòng tròn trên gò thủy tinh: Người này sẽ thu được vốn lợi lớn về tiền bạc nhờ kinh doanh buôn bán.

 Lưu ý khi  người hướng  nội làm kinh doanh

 Hoàn cảnh khó khăn của người hướng nội

 Tại sao người hướng nội lại phải đối mặt với một số khó khăn khi bắt đầu ở vị trí của một doanh nhân? Đối với những người mới bắt đầu, các doanh nhân thường có xu hướng sẽ làm tốt hơn nếu họ lôi cuốn, một đặc điểm thường có ở những người hướng ngoại. Sự lôi cuốn giúp bạn tạo ra nhiều kết nối hơn, truyền cảm hứng cho nhân viên của bạn, dễ dàng tạo được niềm tin và tăng lượng tương tác. Xu hướng xã hội và hướng ngoại cũng giúp bạn gặp được những con người mới tại các sự kiện kết nối và lối sống doanh nhân khá hỗn loạn và ồn ào – điều mà ít người hướng nội thích thú.

 Vậy làm thế nào để những người hướng nội không chỉ có thể sống sót mà còn phát triển? Hãy xem những doanh nhân này và cách họ sử dụng thiên hướng hướng nội của mình để thành công:

 1. Larry Page

 Larry Page đồng sáng lập Google cùng với Serge Brin – và tất cả chúng ta đều biết câu chuyện đó đã kết thúc như thế nào. Page đóng vai trò là Giám đốc điều hành của Google cho đến năm 2001 và sau đó đảm nhận lại vị trí này vào năm 2011 (kéo dài đến năm 2015, trong quá trình chuyển đổi Google sang Alphabet).

 Vào thời điểm đó, nhiều người coi quyết định trở lại của Page là một lựa chọn kỳ quặc, bởi vì anh ấy rất dè dặt và hơi khác thường. Nhưng chính sự trầm lặng và bản chất thông minh của Page, ông đã có thể tạo ra một sản phẩm cải tiến mới và lập ra một thương hiệu độc đáo vẫn còn tồn tại như một trong những ví dụ điển hình chất của văn hóa doanh nghiệp.

 2. Bill Gates

 Bạn có thể biết rằng Bill Gates là người sáng lập Microsoft và một người hiện có khối tài sản giá trị hàng tỷ USD. Gates khởi nghiệp như một người hướng nội đơn độc, nhưng ông đã sử dụng những người xung quanh để bổ sung cho những điểm mạnh và điểm yếu của chính mình.

 Nói theo cách của ông, nếu bạn thông minh, bạn có thể học cách tận dụng những lợi ích của người hướng nội, có thể là, sẵn sàng nghỉ việc trong vài ngày và suy nghĩ về một vấn đề khó khăn, đọc mọi thứ bạn có thể đọc, cật lực thúc đẩy bản thân để nghĩ thoát ra một vấn đề đó. Sau đó, nếu bạn nghĩ ra một cái gì đó. . . bạn tốt hơn nên học những gì người hướng ngoại làm, tốt hơn là bạn nên thuê một số người hướng ngoại và tận dụng cả 2 kỹ năng của từng nhóm người.

 Người hướng nội không nên kinh doanh, càng không thể trở thành doanh nhân thành đạt? 5 minh chứng có thể chứng minh nhận định hoàn toàn sai – Ảnh 1.
3. Warren Buffet

 Warren Buffet, người sáng lập và CEO của Berkshire Hathaway, là một trong những người giàu nhất thế giới và là một nhân vật nổi tiếng trong giới đầu tư. Ông cũng được biết đến với tài lãnh đạo, sự kiên trì thông minh và tư duy phản biện. Thiên hướng của ông là hướng nội nhưng ông vẫn lãnh đạo được một trong những doanh nghiệp nổi tiếng.
Ông mang tài lãnh đạo thông thái vào lối giao tiếp của mình, để cho xu hướng hướng nội của ông phát huy như một sức mạnh kinh doanh.

 4. Mark Zuckerberg

 Nhà sáng lập Facebook và tỷ phú Mark Zuckerberg từng được COO Sheryl Sandberg mô tả là một người “nhút nhát và sống nội tâm, và anh ta thường có vẻ không mấy thân thiện với những người không biết mình, nhưng bản chất anh ta rất ấm áp.” Zuckerberg đã có thể tạo được sức hút nhờ tính hướng nội của mình, nghe thật mâu thuẫn.

 Xung quanh anh là các trưởng nhóm, những người tiếp thêm cho thế mạnh của anh, điều này đã cho phép anh ấy xây dựng Facebook thành công ty như ngày nay.

 5. Elon Musk

 Thật khó có thể tưởng tượng nổi một người đàn ông được cho là người nối nghiệp của Steve Jobs, đã từng là một kỹ sư hướng nội, dè dặt – nhưng bản thân Musk lại cởi mở về quá khứ đó.

 Ở đâu đó, Musk có thể nhìn thấy sức mạnh mà ông có thể mang lại nhờ giao tiếp và xã hội hóa; và ông hiệu chuẩn lại tính dè dặt của bản thân để ý tưởng của ông phát triển trong một môi trường truyền thống ủng hộ người hướng ngoại.

 Vậy những người hướng nội khác có thể học được những gì từ những nhà lãnh đạo tuyệt vời này?

 Hướng nội không quyết định hành vi của bạn. Chỉ vì bạn hướng nội, không có nghĩa là bạn không thể hòa nhập với xã hội. Hãy rút ra bài học từ Elon Musk hoặc Warren Buffet, và vượt qua tính hướng nội của bạn bằng cách phát triển bản thân thành một nhân vật có khả năng giao tiếp lôi cuốn hơn.

 Hướng nội cũng có một số lợi thế. Hãy tự hào về tính hướng nội của bản thân. Người hướng nội có xu hướng suy nghĩ sâu sắc và thấu đáo hơn, vì vậy hãy sử dụng những lợi thế đó để đưa ra giải pháp tốt hơn cho doanh nghiệp của bạn.

 Bản tính không quyết định thành công hay thất bại. Cả người hướng ngoại lẫn người hướng nội đều không thể đảm bảo về thành công của mình trong giới kinh doanh. Thành công của bạn được quyết định bởi những hành động bạn làm, chứ không phải bởi bạn là ai.

 Bạn luôn có thể bù đắp cho điểm yếu của bạn. Bạn có thể, nhưng thiếu khôn ngoan khi cố gắng tự làm mọi thứ – đặc biệt là nếu bạn hướng nội. Nếu bạn biết bạn không phải là người hướng ngoại và không thích giao tiếp với người khác, hãy tìm những người đồng đội có thể giúp bạn làm những điều đó.

 Là một người hướng nội không có nghĩa là bạn không thể kinh doanh, và nó thậm chí cũng không có nghĩa là bạn ắt hẳn phải khó khăn. Điều đó chỉ có nghĩa là bạn có một kỹ năng khác và cách xử lý khác, điều này phải được xem xét khi bạn tìm đồng đội và bắt đầu doanh nghiệp của mình.

 Biết điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, thích nghi hoặc bù đắp cho chúng. Với phương pháp này, bạn sẽ thành công bất kể bạn bắt đầu như thế nào.

 

 

 tag: tướng   hợp   lá   đức   tố   chúc   tết   quản   đi   mẫu   danh   sách   cơ   sở   khóa   phòng   giấy   nước   ngoài   nghề   khoán   giỏi   ăn