Công ty có quyền sao y bản chính không

 Công ty có quyền sao y bản chính không

 Sao y bản chính là gì ?

 Bản sao y bản chính là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản và được trình bày theo thể thức quy định. Bản sao y bản chính phải được thực hiện từ bản chính (khoản 4 Điều 2 Nghị định 110/2004/NĐ-CP).

 Theo đó, bản sao y bản chính chính là bản sao chứng thực từ bản chính. Bản sao chứng thực từ bản chính là bản sao được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính (khoản 2 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP).

 Chỉ các cơ quan, tổ chức sau có thẩm quyền chứng thực:

 – Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Phòng Tư pháp);

 – UBND xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã);

 – Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (Cơ quan đại diện);

 – Công chứng viên của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng.

 Như vậy, doanh nghiệp không có thẩm quyền sao y bản chính. Việc công ty tự đóng dấu sao y bản chính lên giấy tờ, hợp đồng, hóa đơn… hoàn toàn không có giá trị pháp lý bởi chỉ có một số cơ quan có thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính theo quy định như đã nêu trên.

 Sao y bản chính không phải là cấp bản sao từ sổ gốc

 Có không ít ý kiến cho rằng, sao y bản chính bao gồm bản sao chứng thực từ bản chính và bản sao từ sổ gốc.

 Từ đó, lý giải việc công ty có quyền đóng dấu sao y bản chính căn cứ theo Điều 4 Nghị định 23/2015/NĐ-CP:

 Cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc có thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao từ sổ gốc theo quy định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

 Theo đó, công ty muốn đóng dấu sao y bản chính lên hợp đồng cũng như các giấy tờ khác do doanh nghiệp tự ban hành được quy định cụ thể trong sổ gốc công ty thì có quyền sao y bản chính đó.

 Còn đối với các tài liệu, văn bản của công ty khác thì không được phép sao y bản chính.

 Tuy nhiên, việc giải thích có điểm chưa hợp lý, theo Điều 17 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì trình tự cấp bản sao từ sổ gốc, người yêu cầu phải xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực và cơ quan, tổ chức căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao cho người yêu cầu.

 Sổ gốc phải là sổ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính theo quy định, trong đó có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính mà cơ quan, tổ chức đó đã cấp.

 Như vậy, có thể hiểu, sổ gốc phải do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra. Do đó, doanh nghiệp không có thẩm quyền lập sổ gốc và đương nhiên cũng sẽ không thể cấp bản sao từ sổ gốc.

 Căn cứ vào những điều đã phân tích ở trên, không có quy định cấm các doanh nghiệp sử dụng con dấu sao y bản chính trong nội bộ cũng như với các đối tác (nếu đối tác chấp nhận). Tuy nhiên, giấy tờ có dấu sao y bản chính của công ty không có giá trị chứng thực như bản sao y bản chính của cơ quan có thẩm quyền.

 Trên đây là chia sẻ về vấn đề sao y bản chính của doanh nghiệp để quý khách tham khảo

 

 

 

 Tag: thế nào cách ký hướng dẫn tại mẫu cổ phần tế kinh bắc dược đỏ thiên phẩm ngôi thú 5 thuốc mai thiết bị kim yến sào khánh hòa sài gòn anpha tuyển 2019 2018 one nest chết nha trang phúc nguyên datafa quân bình tnhh học phương đông ba jbl mtv đà nẵng triều lộc an hoa cung đình phú chi nhánh tphcm hà 248 thống nhất 2017 mst điện giật 2016 cafef huế tổng cp địa ngk sản khát danh sách hoà giới thiệu hình ảnh lịch tp làm ngày nn sanest vụ thoại hồ chí minh cần giờ hoàng thơ queennest fly 100 cam ranh a hội anh pha dương ninh bảo sơn bảy núi chế biến chấn phi tầm cao khang châu dạ tân 12 viet eco phạm gia tìm happy hải đăng hello kingnest lớn lovenest phước thọ miền maika mười nhật tuệ máy ngọc thuận sa nổi tiếng tây yên ponagar nhơn quảng tam song hưng vy tiên thắng uy tín vietnest khẩu tour đảo siro tm thương mại nhân quốc lộ 1a suối hiệp diên dv com hcm