Cuộc họp đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị công ty cổ phần

 Cuộc họp đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị công ty cổ phần

 Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị thường tiến hành họp để bàn bạc, thảo luận về những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình. Luật Ngô Gia xin chia sẻ một số quy định và hướng dẫn về quy trình, trình tự họp đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị công ty cổ phần như sau:

 Họp Đại hội đồng cổ đông là gì

 Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Đại hội đồng cổ đông tiến hành họp theo trình tự như sau:

 Các cổ đông có quyền dự họp đại hội đồng cổ đông:

 -Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông được lập dựa trên sổ đăng ký cổ đông của công ty. Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông được lập không sớm hơn 05 ngày trước ngày gửi giấy mời họp Đại hội đồng cổ đông nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn. Cổ đông có thể trực tiếp tham dự họp, ủy quyền bằng văn bản cho một người khác dự họp

 – Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần từng loại, số và ngày đăng ký cổ đông của từng cổ đông.

 – Cổ đông có quyền kiểm tra, tra cứu, trích lục và sao danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông; yêu cầu sửa đổi những thông tin sai lệch hoặc bổ sung những thông tin cần thiết về mình trong danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông. Người quản lý công ty phải cung cấp kịp thời thông tin số đăng ký cổ đông, sửa đổi, bổ sung thông tin sai lệch theo yêu cầu của cổ đông; đồng thời chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không cung cấp hoặc cung cấp không kịp thời, không chính xác thông tin sổ đăng ký cổ đông theo yêu cầu. Trình tự, thủ tục yêu cầu cung cấp thông tin trong sổ đăng ký cổ đông thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty.

 Khi nào họp đại hội đồng cổ đông:

 – Đại hội đồng cổ đông họp thường niên mỗi năm một lần. Ngoài cuộc họp thường niên, Đại hội đồng cổ đông có thể họp bất thường. Địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông phải ở trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tổ chức đồng thời ở nhiều địa điểm khác nhau thì địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông được xác định là nơi chủ tọa tham dự họp.

 – Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Theo đề nghị của Hội đồng quản trị, Cơ quan đăng ký kinh doanh có thể gia hạn, nhưng không quá 06 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

 Chương trình và Nội dung cuộc họp đại hội đồng cổ đông:

 Sau khi thành lập công ty, Đại hội đồng cổ đông thường niên thảo luận và thông qua các vấn đề sau đây:

 – Kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;

 – Báo cáo tài chính hằng năm, lợi nhuận, chi phí hoạt đồng của công ty;

 – Báo cáo của Hội đồng quản trị về quản trị và kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị và từng thành viên Hội đồng quản trị;

 – Báo cáo của Ban kiểm soát về kết quả kinh doanh của công ty, về kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

 – Báo cáo tự đánh giá kết quả hoạt động của Ban kiểm soát và của từng Kiểm soát viên;

 – Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại;

 – Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền như vấn đề sử dụng vốn góp của cổ đông, vấn đề vay vốn ngân hàng, giai the công ty nếu như công ty không tiếp tục hoạt động.

 Hội đồng quản trị phải triệu tập họp bất thường Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:

 – Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty;

 – Số thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát còn lại ít hơn số thành viên theo quy định của pháp luật;

 – Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông

 – Theo yêu cầu của Ban kiểm soát;

 – Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

 Mời họp Đại hội đồng cổ đông

 – Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải gửi giấy, văn bản thông báo mời họp đến tất cả các cổ đông trong Danh sách cổ đông có quyền dự họp chậm nhất 10 ngày trước ngày khai mạc nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn. Thông báo mời họp phải có tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp; tên, địa chỉ thường trú của cổ đông, thời gian, địa điểm họp và những yêu cầu khác đối với người dự họp.

 – Thông báo được gửi bằng phương thức bảo đảm đến được địa chỉ liên lạc của cổ đông; đồng thời đăng trên trang thông tin điện tử của công ty và đăng báo hằng ngày của trung ương hoặc địa phương, khi xét thấy cần thiết theo quy định của Điều lệ công ty.

 – Thông báo mời họp phải được gửi kèm theo các tài liệu sau đây:

 + Chương trình họp, các tài liệu sử dụng trong cuộc họp và dự thảo nghị quyết đối với từng vấn đề trong chương trình họp;

 + Phiếu biểu quyết;

 + Mẫu chỉ định đại diện theo ủy quyền dự họp.

 – Trường hợp công ty có trang thông tin điện tử, việc gửi tài liệu họp theo thông báo mời họp có thể thay thế bằng đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty. Trường hợp này, thông báo mời họp phải ghi rõ nơi, cách thức tải tài liệu và công ty phải gửi tài liệu họp cho cổ đông nếu cổ đông yêu cầu.Ngoài ra, có thể gửi thông báo mời họp vào điện thoại để cổ đông được rõ.

 Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông

 Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

 – Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định thì được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày dự định họp lần đầu, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 33% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

 – Trường hợp cuộc họp triệu tập lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Trường hợp này, cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.

 Khi họp đại hội đồng cổ đông có chủ tọa, thư ký cuộc họp. Đại hội đồng cổ đông lập biên bản họp đại hội đồng cổ đông bằng tiếng việt và tiếng anh(nếu cần), có chữ ký của chủ tọa và thư ký cuộc họp, đóng dấu cong ty vào nghị quyết của đại hội đồng cổ đông về việc thông qua các nội dung của cuộc họp.

 Họp Hội đồng quản trị công ty cổ phần

 Nếu như công ty tnhh có hội đồng thành viên thì công ty cổ phần có hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị (hđqt) là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền giải quyết của Đại hội đồng cổ đông.

 Hội đồng quản trị bầu chủ tịch hội đồng quản trị để chủ trì các cuộc họp của hội đồng quản trị, quyết định bổ nhiệm giám đốc của công ty.

 Hiện nay, các hợp tác xã, các bệnh viện thường xyên tiến hành họp ban quản trị công ty để nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh của hợp tác xã, của bệnh viện.