Đặc điểm pháp lý của các loại hình doanh nghiệp

 Đặc điểm pháp lý của các loại hình doanh nghiệp

  1. Đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp tư nhân

 Khái niệm doanh nghiệp tư nhân

 Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và phải chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

 Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân.

 Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ.

 Doanh nghiệp tư nhân không xuất hiện sự góp vốn giống như các công ty nhiều chủ sở hữu, nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân chủ yếu  xuất phát từ tài sản của một cá nhân duy nhất.

 Về quan hệ sở hữu vốn trong Doanh nghiệp

 Nguồn vốn ban đầu của Doanh nghiệp tư nhân xuất phát từ tài sản của chủ Doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động chủ Doanh nghiệp có quyền tăng hoặc giảm số vốn đầu tư, chỉ phải khai báo với cơ quan kinh doanh khi giảm số vốn xuống dưới mức đăng ký. Vì vậy, không có giới hạn nào giữa phần vốn và tài sản đưa vào kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân và phần còn lại thuộc quyền sở hữu của Doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa không có sự tách bạch tài sản của chủ Doanh nghiệp tư nhân với tài sản của doanh nghiệp tư nhân đó.

 Quan hệ sở hữu quyết định quan hệ quản lý

 Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu, vì vậy chủ Doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định trong tổ chức cũng như quá trình hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân. Chủ Doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp tư nhân.

 Về phân phối lợi nhuận

 Về vấn đề chia lợi nhuận không đặt ra với Doanh nghiệp tư nhân bởi Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu, toàn bộ lợi nhuận trong quá trình hoạt động kinh doanh sẽ thuộc về chủ Doanh nghiệp. Tuy nhiên điều đó cũng đồng nghĩa khi có rủi ro chủ Doanh nghiệp tư nhân sẽ tự mình chịu toàn bộ rủi do trong quá trình kinh doanh.

 Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân

 Một pháp nhân phải có tài sản riêng, tức là phải có sự tách bạch giữa tài sản của pháp nhân đó với những người tạo ra pháp nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có sự độc lập về tài sản vì tài sản của Doanh nghiệp tư nhân không có sự độc lập trong quan hệ với tài sản của chủ Doanh nghiệp tư nhân.

 Chủ Doanh nghiệp Tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp tư nhân

 Do không có sự độc lập về tài sản, người chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro của Doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn. Doanh nghiệp tư nhân không chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp trong phạm vi vốn đầu tư đã đăng kí mà phải chịu bằng toàn bộ tài sản trong trường hợp vốn đã đăng ký không đủ.

 Ưu nhược điểm của Doanh nghiệp tư nhân

  1. Ưu điểm.
  • Do chỉ có một chủ sở hữu nên chủ Doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến doanh nghiệp
  • Doanh nghiệp tư nhân ít bị ràng buộc bởi quy định pháp luật do chế độ trách nhiệm vô hạn như một đảm bảo cho đối tác kinh doanh cũng như các tổ chức tín dụng hợp tác với doanh nghiệp
  • Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp đơn giản, gọn nhẹ.
  • Chế độ trách nhiệm vô hạn tạo ra sự tin tưởng cho đối tác và khách hàng của Doanh nghiệp tư nhân.
  1. Nhược điểm.
  • Chủ Doanh nghiệp tư nhân luôn có tính rủi ro cao do phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Cho dù có thuê giám đốc quản lý doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp đầu tư vẫn phải chịu toàn bộ trách nhiệm trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  1. Đặc điểm pháp lý của công ty cổ phần

 Đặc điểm pháp lý của công ty cổ phần về cổ đông:

      Số lượng tối thiểu là 3 cổ đông và không giới hạn số lượng tối đa. Thành viên bao gồm:

      – Thành viên thành lập và quản lý công ty: Là tổ chức hoặc cá nhân mang quốc tịch Việt Nam hoặc nước ngoài, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014

      – Thành viên góp vốn: Tổ chức hoặc cá nhân mang quốc tịch Việt Nam hoặc nước ngoài (Khoản 3 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014)

 Đặc điểm pháp lý của công ty cổ phần về vốn điều lệ:

      Vốn điều lệ là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã bán (tức là tổng giá trị cổ phần các loại cổ đông đăng ký mua và đã thanh toán đủ), được chia thành các phần nhỏ bằng nhau gọi là cổ phần.

 Đặc điểm pháp lý của công ty cổ phần về huy động vốn:

      Công ty cổ phần được phát hành cổ phiếu để huy động (tăng vốn điều lệ) và phát hành trái phiếu để huy động vốn vay (tăng vốn vay).

 Đặc điểm pháp lý của công ty cổ phần trách nhiệm tài sản:

      Công ty chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác bằng toàn bộ tài sản của công ty. Cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi cổ phần sở hữu.

Tư cách pháp lý:

      Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

  1. Đặc điểm pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.( khoản 1 Điều 73 Luật Doanh nghiệp)

 Công ty TNHH một thành viên được xếp vào loại doanh nghiệp một chủ nhưng có sự khác biệt đáng kể với doanh nghiệp tư nhân.

 –  Về thành viên:

 + thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức Việt Nam, nước ngoài ( có tư cách pháp nhân). Thành viên công ty TNHH một thành viên vừa là người góp vốn, vừa là người thành lập đồng thời cũng là người quản lý công ty. Chính vì vậy thành viên không được thuộc vào các quy định bị cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 điều 18 luật doanh nghiệp 2014.

 + Thành viên luôn là chủ sở hữu công ty trừ trường hợp chủ sở hữu là tổ chức.

 –  Về trách nhiệm tài sản

 Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn điều lệ của công ty. Vốn điều lệ của công ty TNHH tại thời điểm đăng kí doanh ngiệp là  tổng tài sản chủ sở hữu cam kết  góp ( khoản 1 điều 74 Luật Doanh nghiệp 2014). Công ty TNHH một thành viên chịu trách nghiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.

 –  Về cơ chế chuyển nhượng vốn:

 + Chủ sở hữu có thể chuyển toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức, cá nhân khác, đồng nghĩa với việc chủ sở hữu đã rút toàn bộ vốn ra khỏi công ty (khoản 5 Điều 76 Luật Doanh nghiệp)

 + Chủ sở hữu chuyển nhượng một phần vốn điều lệ cho cá nhân, tổ chức khác ( rút một phần vốn) thì công ty phải đăng ký chuyển đổi sang  mô hình doanh nghiệp khác có nhiều chủ sở hữu (Điều 77 Luật Doanh nghiệp 2014)

 –  Về cơ chế huy động vốn:

 + Huy động từ vốn vay: các tổ chức, cá nhân, phát hành trái phiếu.

 + Tự đưa thêm vốn vào

 Công ty TNHH một thành viên không được phép phát hành cổ phần để huy động vốn.

 –  Về tư cách pháp lý: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

  1. Đặc điểm pháp lý của công ty tnhh 2 thành viên trở lên

 Theo đó, công ty TNHH hai thành viên trở lên có một số đặc điểm như sau:

 Về thành viên:

 Công ty TNHH hai thành viên trở lên có từ 2 đến 50 thành viên, là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài. Trừ các trường hợp được quy định tại khoản 3, điều 18, Luật Doanh nghiệp 2014 và chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân (theo khoản 4, điều 183, luật Doanh nghiệp 2014)

 Trong trường hợp kết nạp thêm thành viên dẫn đến vượt quá số thành viên tối đa, công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần (theo quy định tại điều 196, Luật Doanh nghiệp 2014)

 Về vốn điều lệ:

 Vốn điều lệ của công ty TNHH hai thành viên trở lên là tổng giá trị vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty. Việc góp vốn phải được hoàn thành trong vòng 90 ngày kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Việc thực hiện góp vốn được quy định tại điều 48, Luật Doanh nghiệp 2014.

 Trách nhiệm tài sản của thành viên:

 Thành viên chịu trách nhiệm tài sản trong phạm vi số vốn đã góp, trừ trường hợp được quy định tại khoản 4, điều 48, Luật Doanh nghiệp 2014: “Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp theo khoản 2 Điều này. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên”

 Về tư cách pháp lý:

 Có tư cách pháp nhân kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

 Vấn đề chuyển nhượng phần vốn góp:

 Mặc dù là công ty đối vốn, nhưng mô hình công ty TNHH hai thành viên trở lên vẫn mang tính chất đối nhân nhất định, nên việc chuyển nhượng phần vốn góp bị hạn chế (do việc chuyển nhượng này sẽ dẫn đến sự thay đổi thành viên, khi chuyển nhượng, thành viên của công ty sẽ được quyền ưu tiên mua. Việc chuyển nhượng phần vốn góp được quy định tại Điều 52, 53, 54 Luật Doanh nghiệp 2014.

 Huy động vốn:

 Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần. Việc huy động vốn có thể được thực hiện bằng các hình thức như: vay từ các tổ chức tín dụng, phát hành trái phiếu, huy động thêm vốn từ các thành viên hoặc kết nạp thêm thành viên mới (trong phạm vi số thành viên tối đa, nếu quá có thể chuyển sang mô hình công ty cổ phần).

 tag: danh   khoán   phòng   ucash   hồ   sơ   tiếng   anh   gì   bản   địa   vị   du   lịch   xây   dựng   dịch   mục   thuật   tờ   giải   kiến   trúc   kiểm   thủ   tục   chi   nhánh   vedan   đòi   nêu   phương   thẩm   viện   tv   an   ninh   tích   tắc   thông   minh   cp   năng   ssg   trưng   nhóm   gồm   dự   án   dương   ism   cuộc   kiện   xác   tiểu   luận xuyên   gia   hiểm   chúng   ở   nhật   bày   vận   tải   thương   mại   phẩm   đình   lữ   kế   vinamilk   tồn   kho   mtv   may   nhỏ   thị   nguyên   vật   liệu