Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu

 Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu

 Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn và cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, Luật Ngô Gia xin cung cấp tới quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu dịch vụ đăng ký nhãn hiệu uy tín đảm bảo hài lòng quý khách. Vì sao quý khách nên chọn sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của Luật Ngô Gia. Khi sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của Luật Ngô Gia, Luật Ngô Gia sẽ:

 Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu

 1.Tư  vấn các vấn đề liên quan đến đăng ký nhãn hiệu

 -Tư vấn việc phân loại nhóm hàng hóa, dịch vụ muốn đăng ký theo bảng phân nhóm quốc tế, phù hợp với lĩnh vực mà quý khách hàng kinh doanh.

 – Thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu hàng hóa mà quý khách muốn đăng ký để đánh giá khả năng bị từ chối của nhãn hiệu do nhãn hiệu bị trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được đăng ký.

 -Tư vấn về việc mô tả nhãn hiệu nhằm bảo hộ tuyệt đối ý nghĩa và cách thức trình bày của tổng thể nhãn hiệu (logo)

 -Tư vấn về những vẫn đề khác liên quan đến các quy định về bảo hộ nhãn hiệu

 2. Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu giấy tờ liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu

 Luật Ngô Gia sẽ tiến hành soạn thảo, chuận bị hồ sơ giấy tờ để thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu theo yêu cầu của quý khách.

 3. Đại diện quý khách thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu

 – Đại diện quý khách nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

 – Đại diện theo dõi quá trình xử lý hồ sơ đăng ký nhãn hiệu của cục sở hữu trí tuệ và thông báo kết quả tới quý khách

 – Đại diện quý khách nhận giấy chứng nhận nhãn hiệu tại cục sở hữu trí tuệ

 – Tư vấn cho quý khách về việc quản lý và phát triển nhãn hiệu, hướng dẫn quý khách lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu nếu quý khách có nhu cầu mua bán quyền sử dụng nhãn hiệu

 – Tiến hành lập hồ sơ liên quan đến việc bảo vệ nhãn hiệu khi có hành vi xâm phạm nhãn hiệu theo yêu cầu của quý khách.

 Ngoài cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, để giúp các doanh nghiệp không bị vi phạm quyền sở hữu trị tuệ, Luật Ngô Gia còn cung cấp các dịch vụ như dịch vụ đăng ký nhãn hiệu bao bì sản phẩm, đăng ký bản quyền tác giả, đăng ký sở hữu công nghiệp. Quý khách hãy liên hệ với Luật Ngô Gia để được tư vấn và cung cấp dịch vụ.

 Để giúp quý khách có thể hiểu rõ hơn về đăng ký nhãn hiệu theo luật sở hữu trí tuệ, Luật Ngô Gia xin chia sẻ một số quy định về đăng ký nhãn hiệu, cụ thể:

 Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu

 1.     Các khái niệm về đăng ký nhãn hiệu

 Nhãn hiệu là gì?

 Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để nhận biết, phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân với nhau.

 Nhãn hiệu có thể được thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ  kể cả hình ba chiều hoặc bao gồm tất cả các dấu hiệu trên kết hợp với nhau thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc khác nhau.

 Những dấu hiệu nào không được bảo hộ làm nhãn hiệu: Điều 73 Luật sở hữu trí tuệ đã quy định các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:

 – Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;

 – Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;

 – Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;

 – Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;

 – Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.

 Nhãn hiệu nổi tiếng là gì?

 Chưa có một khái niệm thế nào là nhãn hiệu nổi tiếng nhưng theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì các tiêu chí để đánh giá một nhãn hiệu nổi tiếng gồm:

 -Số lượng nhiều người biết đến nhãn hiệu;

 -Phạm vi lãnh thổ mà nhãn hiệu hàng hóa được được lưu hành;

 -Doanh số bán hàng hóa dịch vụ mang nhãn hiệu;

 -Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;

 -Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

 -Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;

 -Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;

 -Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.

 Đăng ký nhãn hiệu là gì?

 Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành với ý nghĩa thừa nhận quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của cá nhân, tổ chức. Hình thức đăng ký nhãn hiệu là ghi nhận nhãn hiệu và chủ sở hữu vào sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu. Việc thừa nhận quyền sở hữu đối với nhãn hiệu có lợi ích và vai trò quan trọng đối với việc quảng cáo, maketing, xây dựng làm lên thương hiệu cho hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức. Do đó, rất nhiều pháp nhân trong quá trình xây dựng thương hiệu đã đăng ký nhãn hiệu, đặc biệt là cho những sản phẩm chất lượng cao, sản phẩm độc quyền của công ty mình.

 Ngoài việc đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại từng quốc gia, cá nhân tổ chức có thể thực hiện thủ tục đăng kí nhãn hiệu quốc tế thông qua thỏa ước Madrid. Chi phí cho việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế thấp hơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại từng quốc gia nhưng có hạn chế đó là nhãn hiệu chỉ được bảo hộ trong phạm vi các nước thành viên và nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu cho pháp nhân thuộc các nước thành viên của nghị định thư Madrid. Điều kiện để đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hiệp ước Madrid đó là nhãn hiệu đã được cục sở hữu trí tuệ cấp mẫu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Các công ty có yếu tố nước ngoài cũng rất quan tâm đến việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam nhất là những công ty có nguồn vốn đầu tư đến từ Mỹ( Hoa Kỳ), Nhật Bản, Anh Quốc…………..Các nhà đầu tư Việt Nam ra nước ngoài như đầu tư tại Lào, Campuchia, Thái Lan….cũng đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại các nước này.

 Thời hạn xét đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế là trong thời gian từ 12-14 tháng, thời hiệu bảo hộ là 10 năm và được gia hạn hiệu lực bảo hộ nhiều lần, khả năng bảo hộ của nhãn hiệu sẽ tuân theo các quy định về bảo hộ nhãn hiệu tại mỗi quốc gia được chỉ định.

 Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu

  1. Quy trình, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

 Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

 – Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo form mẫu trong đó phải điền các thông tin về danh mục và phân nhóm ngành hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu ví dụ như hàng hóa đăng ký nhãn hiệu thuộc nhóm 35,40………Mẫu tờ khai có thể được download trên tran web của cục sở hữu trí tuệ đó là noip.gov.vn hoặc một số website khác như thuvienphapluat.com

 – Mẫu nhãn hiệu

 – Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nhãn hiệu.

 – Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

 – Giấy ủy quyền cho người tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu

 Đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận còn phải có Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận

 – Tài liệu chứng minh quyền sử dụng/đăng ký nhãn hiệu chứa các dấu hiệu đặc biệt (tên biểu tượng, cờ, huy hiệu, của cơ quan, tổ chức, dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành, tên nhân vật, hình tượng, tên thương mại, chỉ dẫn xuất xứ, giải thưởng, huy chương, hoặc ký hiệu đặc trưng của sản phẩm, dấu hiệu thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp của người khác)

 Quy trình các bước thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu

 – Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu được nộp ở đâu: Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu được nộp đến cục sở hữu trí tuệ.

 – Thời gian thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu: thời gian thẩm định về hình thức là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn, thời gian thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn và không có sự phản đối cấp bảo hộ. Thời gian cấp và công bố văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là từ 1-2 tháng.

 – Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu hợp lệ: Đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo SHCN trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.

 Dưới đây là danh sách một số thương hiệu đã đăng ký nhãn hiệu hàng hóa: dược mỹ phẩm tây thi, một số thương hiệu thời trang nem, sevenam,…., một số thương hiệu rượu của đà nẵng, gà đồi yên thế, hoa đà lạt, rau đà lạt, cafe cộng, nhãn hiệu ding tea, đồ ăn nhanh kfc, phở 24, cà phê urban station, in thủ đô……

 Quý khách có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu hãy liên hệ với Luật Ngô Gia để được hướng dẫn về thủ tục đăng ký nhãn hiệu và cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu.

 0934562586