Dịch vụ xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

 Dịch vụ xin cấp giấy phép đầu tư nước ngoài

 Để có thể thu hút đầu tư, các quy định của pháp luật về đầu tư của Việt Nam ngày càng tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư đặc biệt là các chính sách ưu đãi về thuế, về việc tạo thuận lợi cho thuê đất, giao đất để nhà đầu tư có quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư…..đây chính là lý do tại sao mà ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên, rất nhiều nhà đầu tư vẫn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Để giúp các nhà đầu tư có thể xin giấy phép đầu tư được nhanh chóng, hạn chế được rủi ro trong quá trình đăng ký đầu tư. Luật Ngô Gia xin cung cấp dịch vụ xin giấy chứng đăng ký đầu tư. Khi các nhà đầu tư đến với Luật Ngô Gia, Luật Ngô Gia sẽ:

  • Tư vấn đến các nhà đầu tư các quy định của pháp luật về đầu tư;
  • Chuẩn bị các hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư phù hợp với dự án đầu tư;
  • Đại diện nhà đầu tư nộp hồ sơ, bổ sung hồ sơ (nếu có), theo dõi quá trình xử lý hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và báo cáo tiến độ đến nhà đầu tư
  • Đại diện nhà đầu tư nhận kết quả thực hiện thủ tục đăng ký giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  • Đối với những dự án đầu tư thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam, Luật Ngô Gia sẽ thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp sau khi nhà đầu tư đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  • Tư vấn và cung cấp các dịch vụ khác liên quan đến doanh nghiệp theo yêu cầu của các nhà đầu tư.

 Các nhà đầu tư hãy liên hệ trực tiếp với Luật Ngô Gia để được tư vấn và cung cấp dịch vụ xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

 0934562586

 Để giúp đỡ các nhà đầu tư hiểu rõ hơn các quy định về đầu tư, Luật Ngô Gia xin chia sẻ một số quy định của Luật đầu tư mới nhất và hướng dẫn các nhà đầu tư thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:

  1. Các quy định về đầu tư theo quy định của Luật đầu tư 2014
    • Khái niệm nhà đầu tư là gì ? Thế nào là nhà đầu nước ngoài ?

 – Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

 – Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

 Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

 thế nào là nhà đầu tư

 1.2 Quy định về ngành, nghề đầu tư

 Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh: Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:

 – Kinh doanh các chất ma túy;

 – Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật;

 – Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên;

 – Kinh doanh mại dâm;

 – Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;

 – Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.

 Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện:

 Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định cụ thể tại Phụ lục 4 của Luật đầu tư.

 Ngành, nghề ưu đãi đầu tư:

 – Hoạt động công nghệ cao, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao; hoạt động nghiên cứu và phát triển;

 – Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ 30% trở lên, sản phẩm tiết kiệm năng lượng;

 – Sản xuất sản phẩm điện tử, sản phẩm cơ khí trọng điểm, máy nông nghiệp, ô tô, phụ tùng ô tô; đóng tàu;

 – Sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may, da giày và các sản phẩm quy định tại điểm c khoản này;

 – Sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, phần mềm, nội dung số;

 – Nuôi trồng, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản; trồng và bảo vệ rừng; làm muối; khai thác hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá; sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, sản phẩm công nghệ sinh học;

 – Thu gom, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải;

 – Đầu tư phát triển và vận hành, quản lý công trình kết cấu hạ tầng; phát triển vận tải hành khách công cộng tại các đô thị;

 – Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp;

 – Khám bệnh, chữa bệnh; sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc, thuốc chủ yếu, thuốc thiết yếu, thuốc phòng, chống bệnh xã hội, vắc xin, sinh phẩm y tế, thuốc từ dược liệu, thuốc đông y; nghiên cứu khoa học về công nghệ bào chế, công nghệ sinh học để sản xuất các loại thuốc mới;

 – Đầu tư cơ sở luyện tập, thi đấu thể dục, thể thao cho người khuyết tật hoặc chuyên nghiệp; bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

 – Đầu tư trung tâm lão khoa, tâm thần, điều trị bệnh nhân nhiễm chất độc màu da cam; trung tâm chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ mồ côi, trẻ em lang thang không nơi nương tựa;

 – Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.

 Ngoài ra, nhà đầu tư còn được hưởng ưu đãi khi đầu tư vào địa bàn ưu đãi đầu tư như: Địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư được Chính phủ ban hành.

 ngành nghề cấm đầu tư

 1.3 Các hình thức đầu tư

 Các nhà đầu tư có thể tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam theo một trong các hình thức sau:

 – Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư thành lập công ty 100 % có vốn đầu tư nước ngoài.

 – Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, cổ phiếu,  phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

 – Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP

 – Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

 1.4  Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư

 Các cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư đó là quốc hội, chính phủ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư cụ thể được quy định từ điều 30 điều 35 của Luật đầu tư năm 2014.

  1. Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư
    • 2.1 Trình tự xin cấp giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

 Đối với những dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư thì cơ quan đăng ký đầutư cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư của cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.

 Đối với những dự án không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:

 Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

  

 – Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

 – Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

 – Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;

 – Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

 – Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

 – Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

 – Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

 Số lượng hồ sơ cần chuẩn bị: 04 bản

 Bước 2: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

 Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư đó là:

 – Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

 – Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Trường hợp dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế thì Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

 Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

 Đăng ký doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

 Bước 3: Thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp đối với dự án đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.

 Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà nhà đầu tư lựa chọn. Danh mục hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:

 -Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

 -Điều lệ công ty;

 -Danh sách thành viên;

 -Giấy tờ chứng thực tư cách pháp lý của người đại diện theo pháp luật của công ty;

 – Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

 Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

 2.2 Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài

 Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

 – Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với nguyên tắc đầu tư ra nước ngoài của điều 51 luật đầu tư;

 – Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định tại điều 52 Luật đầu tư

 – Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc được tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài

 – Có quyết định đầu tư ra nước ngoài

 – Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư.

 Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

 Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài

 Đối với các dự án đầu tư thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.

 Đối với dự án không thuộc phải quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ xin giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài gồm:

 – Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

 – Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

 – Quyết định đầu tư ra nước ngoài;

 – Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư;

 – Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.

 Thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do.

 Trên đây là một số quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, để hiểu rõ hơn các quy định về đầu tư cũng như dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư của Luật Ngô Gia, các nhà đầu tư hãy liên hệ trực tiếp với Luật Ngô Gia để được tư vấn.

 0934562586