Doanh nghiệp fdi là gì

Doanh nghiệp fdi là gì

 FDI là viết tắt của “Foreign Direct Investment” được dịch sang tiếng Việt Nam với sát nghĩa là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay, trong các văn bản pháp luật của Việt Nam, việc định danh loại hình doanh nghiệp này chưa thực sự rõ ràng.

 Luật Đầu tư 2014 không đề cập trực tiếp loại hình doanh nghiệp này mà chỉ định nghĩa một cách khái quát tại Khoản 17 Điều 3 như sau: ” Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.”

 Như vậy, theo quy định này, ta có thể hiểu một cách cơ bản, doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài bao gồm:

 – Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

 – Doanh nghiệp có cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đầu tư (góp vốn thành lập, mua vốn góp).

Cách tránh những thủ tục phức tạp khi thành lập doanh nghiệp FDI

 Sự phức tạp khi thành lập doanh nghiệp FDI phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:

 – Lựa chọn, mục đích của nhà đầu tư nước ngoài;

 – Nguồn vốn để thực hiện dự án;

 – Quy mô dự án;

 – Lĩnh vực mà nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh;

 – Pháp luật chuyên ngành cho từng lĩnh vực đầu tư;

 – Hiệp định thương mại giữa quốc gia của nhà đầu tư và Việt Nam; Các công ước quốc tế mà hai bên cùng ký kết.

Theo số liệu của Tổng cục Thống Kê

  Số lượng doanh nghiệp ngoài nhà nước và FDI tăng, doanh nghiệp nhà nước giảm với tốc độ chậm

 Tính đến 01/01/2017, trong tổng số 518 nghìn doanh nghiệp đang tồn tại và thu thập được số liệu qua Tổng điều tra, có 12,8 nghìn doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư, 505 nghìn doanh nghiệp thực tế đang hoạt động tăng 55,6% so với Tổng điều tra năm 2012. Bình quân hàng năm thời kỳ 2012-2017 tăng 9,2%.

 Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước có số lượng doanh nghiệp lớn nhất với 500 nghìn, tăng 52,2% so với năm 2012 và mỗi năm tăng bình quân 8,7%. Số lượng doanh nghiệp FDI là 14,6 nghìn, tăng mạnh nhất với 54,2% so với thời điểm 01/01/2012, bình quân hàng năm tăng 9,2%. Số lượng doanh nghiệp hoạt động chỉ còn 2.701 doanh nghiệp, giảm 18,3% tương đương 607 doanh nghiệp so với năm 2012 do thực hiện chủ trương cổ phần hóa, bình quân mỗi năm giảm 3%.

 Một số chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp đang hoạt động

 Về huy động vốn, tại thời điểm 01/01/2017 tổng nguồn vốn được huy động vào sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp là 30,2 triệu tỷ đồng, gấp 2,03 lần năm 2012, bình quân giai đoạn 2012-2017 mỗi năm khu vực này thu hút thêm 15,2% nguồn vốn cho SXKD. Tại thời điểm 01/01/2017, các doanh nghiệp ngoài nhà nước thu hút nguồn vốn nhiều nhất với 16,8 triệu tỷ đồng, gấp 2,2 lần năm 2012, bình quân giai đoạn 2012-2017 mỗi năm khu vực này thu hút thêm 17,1% nguồn vốn cho SXKD. Mặc dù số doanh nghiệp liên tục giảm do cổ phần hóa nhưng các doanh nghiệp nhà nước vẫn thu hút nhiều nguồn vốn cho SXKD, tính đến thời điểm 01/01/2017 khu vực này thu hút 8,4 triệu tỷ đồng, gấp 1,72 lần năm 2012, bình quân giai đoạn 2012-2017 mỗi năm các doanh nghiệp nhà nước thu hút thêm 11,5% vốn cho SXKD. Các doanh nghiệp FDI thu hút 5,07 triệu tỷ đồng vốn cho SXKD, gấp 2,12 lần năm 2012, bình quân giai đoạn 2012-2017 mỗi năm các doanh nghiệp FDI thu hút thêm 16,3% vốn cho SXKD.

 Theo ngành kinh tế, tại thời điểm 01/01/2017 các doanh nghiệp thuộc khu vực dịch vụ thu hút nhiều vốn cho SXKD nhất với 18,5 triệu tỷ đồng, gấp 1,9 lần năm 2012, bình quân giai đoạn 2012-2017 mỗi năm khu vực này thu hút thêm 13,6% vốn cho SXKD. Tuy có khối lượng vốn thu hút thấp hơn khu vực dịch vụ nhưng các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực công nghiệp và xây dựng đang là khu vực có tốc độ thu hút vốn nhanh nhất khối doanh nghiệp. Thời điểm 01/01/2017 các doanh nghiệp khu vực công nghiệp và xây dựng thu hút 11,6 triệu tỷ đồng vốn, gấp 2,3 lần năm 2012, bình quân giai đoạn 2012-2017 mỗi năm khu vực này thu hút thêm 18,4% vốn cho SXKD.

 Tại thời điểm 01/01/2017 có 5.369 doanh nghiệp có nguồn vốn từ 500 tỷ đồng trở lên, tăng 89% so với năm 2012 trong đó 62% là các doanh nghiệp ngoài nhà nước, 24% thuộc khu vực FDI. Các doanh nghiệp này chủ yếu hoạt động trong ngành chế biến chế tạo, xây dựng, thương mại, kinh doanh bất động sản.

 Về doanh thu năm 2016, khu vực doanh nghiệp tạo ra 17,45 triệu tỷ đồng doanh thu thuần, gấp 1,7 lần năm 2011, bình quân 5 năm qua mỗi năm toàn bộ khu vực doanh nghiệp tạo ra thêm 11,9% doanh thu (thấp hơn mức tăng thêm 15,2% của vốn). Các doanh nghiệp ngoài nhà nước có doanh thu đạt cao nhất với 9,76 triệu tỷ đồng, gấp 1,75 lần năm 2011, bình quân giai đoạn 2011-2016 khu vực này tạo ra thêm 11,9% doanh thu. Tiếp đến là khu vực các doanh nghiệp FDI năm 2016 tạo ra 4,81 triệu tỷ đồng, gấp 2,37 lần năm 2011, bình quân giai đoạn 2011-2016 mỗi năm khu vực này tạo ra thêm 18,8% doanh thu. Thấp nhất là khu vực doanh nghiệp nhà nước, năm 2016 chỉ tạo ra 2,88 triệu tỷ đồng doanh thu, tăng 6,7% so với năm 2011.

 Theo ngành kinh tế, khu vực công nghiệp và xây dựng và khu vực dịch vụ là hai khu vực doanh nghiệp lớn nhất, có mức doanh thu năm 2016 khá tương đồng. Doanh thu của các doanh nghiệp dịch vụ năm 2016 đạt 8,75 triệu tỷ đồng, gấp 1,5 lần năm 2011. Các doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng tạo ra 9,02 triệu tỷ đồng, gấp gần 2 lần năm 2011

 Về mức đóng góp vào ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất với 46%, tiếp đến là các doanh nghiệp nhà nước 29% và doanh nghiệp FDI là 25%. Các doanh nghiệp dịch vụ đóng góp 51,7% tổng các khoản nộp ngân sách của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng đóng góp 48% cho ngân sách của khối doanh nghiệp.

  

  

  

 Tag: ty 2018 cty tphcm thế nào hà nội đây