Giải thích nhan đề thuế máu

 Giải thích nhan đề thuế máu

 Nhan đề “Thuế máu” có một ý nghĩa rất đặc biệt và hết sức sâu sắc, song cũng không kém phần ám ảnh. Đó là cái tên gợi lên những gì mà những người dân thuộc địa phải gánh chịu với nhiều thứ thuế bất công và hết sức vô lí – đó chính là điều mà cái tên gợi lên. Thuế máu là thứ thuế tàn nhẫn, ghê gớm nhất của chủ nghĩa thực dân thời bấy giờ. Bên cạnh đó, tác giả cũng bày tỏ thái độ mỉa mai, sự phẫn nộ và châm biếm với tội ác của chính quyền thực dân.

 Đây có thể được xem là đoạn vĩ thanh của chương Thuế máu, cũng là cách để tác giả khép lại vấn đề này. Khi những “vật liệu biết nói” đã trở nên không còn cần thiết (tác giả sử dụng cách nói hết sức ấn tượng: “Khi đại bác đã ngấy thịt đen, thịt vàng rồi”), những đứa “con yêu”, những người “bạn hiền” lập tức trd thành “giống người bẩn thỉu”. Bởi thế nên họ (những người may mắn sống sót trong số bảy mươi vạn người bản xứ kia), sau khi đã công hiến xương máu của mình để bảo vệ nền dân chủ, văn minh đã bị chính cái nền văn mmh đó cướp đoạt nốt số tài sản cuối cùng, bị đối xử vô cùng tàn tệ (bị kiểm soát, đánh đập vô cớ, cho ăn thì ăn như lợn ăn và bị xếp dưới hầm tàu như xếp lợn…).

 Ta hãy xem tác giả thuật lời của một tên quan lại địa phương khi “đón chào” những người lính tình nguyện trở về: “Các anh đã bảo vệ Tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ, chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi!”. Đó là những ơn nghĩa cuối cùng mà chính quyền thực dân dành cho những người “bạn hiền” của mình.

 Đọc chương Thuế máu cũng như toàn bộ Bản án chế độ thực dân Pháp, chúng ta nhận thấy rất rõ: tác giả càng tỏ ra lãnh đạm, khách quan bao nhiêu thì nỗi đau, nỗi căm uất của Người đối với chính quyền thực dân, phong kiến lại càng bộc lộ rõ bấy nhiêu.

 Bởi nó xuất phát từ tình yêu thương vô bờ bến của Người đối với đồng bào Việt Nam nói riêng và với nhân loại cần lao trên thế giới nói chung.

 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), Nguyễn Ái Quốc sống và hoạt động tại Pháp. Người từng viết truyện kí, viết phóng sự… bằng tiếng Pháp đăng trên báo “Người cùng khổ”, báo “Nhân đạo”,…

 Năm 1925, tác phẩm “Bán án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp được xuất bản tại Pari. Tác phẩm đã tố cáo và kết án những tội ác tày trời của chủ nghĩa thực dân Pháp, đồng thời phản ánh cuộc sống tủi nhục, đau thương của những người dân nô lệ ở các xứ thuộc địa trên thế giới”.

 Đoạn trích “Thuế máu” rút trong Chương I “Bản án chế độ thực dân Pháp” với nhan đề “Thuế máu” rất độc đáo, có giá trị tố cáo tội ác của bọn thực dân một cách đanh thép. Các tiêu đề bổ sung như: 1. Chiến tranh và người bản xứ: 2. Chế độ lính tình nguyện; 3. Kết quả của sự hi sinh – đã làm nổi rõ cái thứ vô cùng kì lạ và vô nhân đạo. Những người An-nam-mít, những nô lệ da đen phải làm bia đỡ đạn cho bọn thực dân Pháp và bị đối xử một cách vô cùng dã man. Ta hãy tìm hiểu và phân tích mục “Chiến tranh và người dân bản xứ”.

 Trước khi có chiến tranh thì những thanh niên “bản xứ” chỉ là “những tên da đen bẩn thỉu”, “những tên An-nam-mít bẩn thỉu” chi biết làm cu-li kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị da trắng. Nhưng khi chiến tranh vừa bùng nổ, bọn thục dân đã xảo quyệt dùng mọi thủ đoạn lừa mị, bịp bợm biến nhũng kẻ khốn nạn ấy thành “con yêu ” bạn hiền của các quan cai trị “phụ mẫu nhân hậu”, của các quan “toàn quyền lớn, toàn quyền bé”, họ được phong cho các danh hiệu tối cao là bảo vệ công lí và tự do.

 Tác giả đã sử dụng thủ pháp tương phản để vạch trần giọng lưỡi, thủ đoạn bịp bợm quắt quay của bọn thực dân trong việc bắt nô lệ “bản xứ” làm bia đỡ đạn, một cách đánh “thuế máu” vô cùng xảo quyệt. Các từ ngữ như “chiến tranh vui tươi” ,”lập tức họ biến thành”, “đùng một cái”, “được phong cho cái danh hiệu tối cao” đã làm cho giọng văn châm biếm trở nên sâu cay, mỉa mai.

 Nguyễn Ái Quốc đã gợi lên những mất mát đau thương của nhũng thanh niên bản xứ bị bắt đi làm bia đỡ dạn. Họ phải “xa vợ con, phải “rời bỏ” quê hương, mảnh ruộng, đàn cừu. Họ đi “phơi thây” trên các bãi chiến trường châu Âu. Có biết bao cảnh chết chóc thương tâm. Chết vì thủy lôi, “được xuống tận đáy biển để bảo  tổ quốc của các loài quỷ quái”. Bị “đem nướng”, đã “bỏ xác” tại các vùng hoang vu Ban-căng, để ” lúc chết còn tự hỏi phải chăng nước mẹ muốn chiêm ngôi nguyên phi trong cung cấm vua Thổ”. Xương máu của họ, cái chết của họ thật vô nghĩa, hoặc “anh dũng đưa thân cho người ta tàn sát” trên bờ sông Mác-nơ, trong bãi lầy miền Săm-pa-nhơ, hoặc “lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy” hoặc “lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế”. Tác giả đã kết hợp miêu tả với bình luận để mỉa mai, châm biếm cái “thuế máu” của bọn thực dân.

 Những người lính thợ không bị bỏ xác trên các bãi chiến trường thì lại bị đầu độc, phải lao động khổ sai, “làm kiệt sức” trong các xưởng thuốc súng ghê tởm “nhiễm phải những luồng khí độc đỏ ối”. Những kẻ khốn khổ ấy “đã khạc ra từng miếng phổi” chẳng khác gì hít phải hơi ngạt vậy ! Đó là một sự “trả giá” rùng rợn của “dân bản xứ” đối với chiến tranh.

 Những con số dưới ngòi bút Nguyễn Ái Quốc thật sự Bảy mươi vạn người bản xứ bị đánh thuế máu, và trong số ấy có tám vạn người đã chết đau đớn, vô nghĩa không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa.

 Đọc mục “Chiến tranh và người dân bản xứ trong chương ta vô cùng xúc động trước số phận đau thương của những bản xứ, những nô lệ da đen, da vàng đã phải nộp “thuế máu” cho bọn thục dân Pháp trong đại chiến thế giới lần thứ nhất.

 Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng sắc sảo các thủ pháp nghệ thuật như tương phản đối lập, kết hợp miêu tả với bình luận, nêu lên những con số, những sự thực, đặc biệt tạo nên lững lời văn, giọng văn chua cay để vạch trần, để lên án, để châm biếm loại “thuế máu” một trong những hình thức bóc lột dã man nhất của thực dân Pháp. Họ phải “xa vợ con, phải “rời bỏ” quê hương, mảnh ruộng, đàn cừu. Họ đi “phơi thây” trên các bãi chiến trường châu Âu. Có biết bao cảnh chết chóc thương tâm. Chết vì thủy lôi, “được xuống tận đáy biển để bảo  tổ quốc của các loài quỷ quái”. Bị “đem nướng”, đã “bỏ xác” tại các vùng hoang vu Ban-căng, để ” lúc chết còn tự hỏi phải chăng nước mẹ muốn chiêm ngôi nguyên phi trong cung cấm vua Thổ”. Xương máu của họ, cái chết của họ thật vô nghĩa, hoặc “anh dũng đưa thân cho người ta tàn sát” trên bờ sông Mác-nơ, trong bãi lầy miền Săm-pa-nhơ, hoặc “lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy” hoặc “lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế”.

 Trong suốt 80 năm thống trị nước ta, thực dân Pháp đã đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí , bóc lột dân ta đến tận xương tuỷ. Sưu thuế dã man đã làm tan nát, điêu linh bao gia đình. Ta quên sao được hình ảnh anh Dậu “bị trói như gió để giết thịt”, chú Hợi đã chết từ năm ngoái vẫn “không trốn được nợ nhà nước”.Chị Dậu phải bán con, bán chó để nộp sưu cho chồng. Nhưng khi đọc chương ‘Thuế máu” trong “Bản án chế độ thực dân Pháp”, ta vô cùng kinh khủng về bộ mặt ghê tởm của bọn thực dân Pháp. là một trong những tội ác tày trời của chúng. “Thuế máu” đã bóc trần luận điệu “khai hoá”, “bảo hộ” của thực dân Pháp.

  

  

  

 tag: thảm qua soạn bài tuthienbao tóm tắt ngắn gọn nghị học em nào loigiaihay wiki