Hóa đơn giá trị gia tăng của công ty

 Hóa đơn giá trị gia tăng của công ty

 Hóa đơn giá trị gia tăng là một giấy tờ quan trọng của công ty. Qua bài viết này, Luật DeHa xin chia sẻ một số quy định về hóa đơn giá trị gia tăng để quý khách tham khảo.

 Hóa đơn giá trị gia tăng là gì ?

 Hoá đơn là một giấy tờ yêu cầu thanh toán các mặt hàng với số lượng và đơn giá liệt kê trong giấy tờ đó. Hóa đơn do bên bán phát hành. Sau khi bên mua thanh toán, bên bán sẽ xác nhận vào hóa đơn chẳng hạn như đóng dấu chứng nhận đã trả tiền. Khi đó, hóa đơn có cả tác dụng giống như biên lai hay giấy biên nhận.

 Hóa đơn gtgt sai tên công ty xử lý như thế nào ?

 Trường hợp công ty xuất hóa đơn nhưng ghi sai thông tin về tên, địa chỉ, mã  số thuế….thì xử lý như sau:

  1. Ghi sai các chỉ tiêu như: Tên, địa chỉ, mã số thuế … nhưng không làm tăng giảm số thuế GTGT phải nộp, số thuế GTGT được khấu trừ

 Công ty và khách hàng lập biên bản điều chỉnh nội dung đã ghi sai. Đồng thời, Công ty lập hóa đơn điều chỉnh, trên hóa đơn ghi rõ nội dung đã ghi sai; nội dung điều chỉnh; số hóa đơn, ký hiệu, ngày tháng năm của hóa đơn đã lập cần điều chỉnh.

 Hóa đơn điều chỉnh này bên bán kê khai trên bảng kê đầu ra, bên mua kê khai trên bảng kê đầu vào của kỳ lập hóa đơn điều chỉnh (không điều chỉnh về doanh thu và tiền thuế GTGT nên các chỉ tiêu này trên các bảng kê ghi bằng không (0).

  1. Viết sai hóa đơn nhưng chưa xé khỏi cuống hóa đơn

 Trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.

  1. Viết sai hóa đơn nhưng đã xé khỏi cuống hóa đơn
  2. Chưa kê khai thuế

 + Bước 1: Thu hồi hóa đơn sai sót: Người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hoá đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hoá đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hoá đơn. Hóa đơn thu hồi phải kẹp vào quyển hóa đơn và phải xuất trình với cơ quan thuế trực tiếp quản lý.

 + Bước 2: Xuất lại hóa đơn mới (theo đúng quy định).

 Chú ý: Theo hướng dẫn mới nhất tại Điều 18: Xử lý hóa đơn đã lập của thông tư 64/2013/TT-BCTC thì kế toán không cần phải làm Biên bản hủy hóa đơn nữa, chỉ cần làm biên bản thu hồi hóa đơn là đủ, vì về bản chất việc lập biên bản hủy là để cam kết bên mua không kê khai hóa đơn đã lập sai trước đó vào bảng kê mua vào, còn khi thu hồi được hóa đơn đã lập sai thì chắc chắn là công ty mua không thể kê khai được vì không còn hóa đơn.

 Hóa đơn viết sai người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hoá đơn lập sai.

 Hai bên dùng hóa đơn mới để kê khai thuế.

 (Trường hợp hoá đơn đã xé khỏi cuống, nhưng khách hàng lại huỷ hợp đồng không lấy hàng thì cần làm thủ tục huỷ hợp đồng, và làm biên bản thu hồi hoá đơn có chữ ký của 2 bên).

  1. Đã kê khai thuế

 + Bước 1: Người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót.

 + Bước 2: Người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số…, ký hiệu…

 Chú ý: Nếu hóa đơn đã kê khai thuế tuyệt đối không được hủy hóa đơn, rồi viết lại. Mà chỉ được lập hóa đơn điều chỉnh. Chỉ khi chưa kê khai thuế mới được thu hồi hóa đơn sai rồi lập biên bản hủy, rồi xuất lại.

 Cách viết hoá đơn gtgt ?

 Để xuất hóa đơn gtgt cho các cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài thì hóa đơn gtgt của công ty xuất hóa đơn phải được phát hành hợp pháp.

 Tổ chức muốn sử dụng hóa đơn phải làm thủ tục phát hành hóa đơn như sau:

 Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 39/2014/TT-BTC của Bộ tài chính quy định về thông báo phát hành hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cụ thể như sau:

 Điều 9. Phát hành hóa đơn của tổ chức kinh doanh

  1. Tổ chức kinh doanh trước khi sử dụng hóa đơn cho việc bán hàng hóa, dịch vụ, trừ hóa đơn được mua, cấp tại cơ quan thuế, phải lập và gửi Thông báo phát hành hóa đơn (mẫu số 3.5 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này), hóa đơn mẫu cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
  2. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng hóa đơn và việc chấp hành quy định về quản lý, sử dụng hóa đơn của tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác định số lượng hóa đơn được thông báo phát hành để sử dụng từ 3 tháng đến 6 tháng tại Thông báo phát hành hóa đơn của tổ chức, doanh nghiệp.

 Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, doanh nghiệp trước khi sử dụng hóa đơn phải làm thủ tục Thông báo phát hành hóa đơn gửi cho cơ quan thuế. Nếu chưa làm thông báo phát hành hoá đơn mà đã sử dụng hoá đơn, thì hành vi đó là sử dụng hoá đơn bất hợp pháp và theo quy định tại Khoản 5 Điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC sẽ bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

 Do vậy, đối với thắc mắc của bạn, đơn vị bạn muốn xuất hóa đơn cho khách hàng thì đơn vị bạn cần tiến hành các thủ tục thông báo phát hành hóa đơn gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị của bạn.

 – Hồ sơ bao gồm:

 +  Thông báo phát hành hoá đơn theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 26/2015/TT-BTC ban hành: Mẫu TB01/AC Thông báo phát hành hoá đơn.

 +   Hoá đơn mẫu do nhà in cung cấp.

 Kể từ ngày 1/1/2015 theo Công văn 767/TCT-CS giới thiệu những nội dung mới của Thông tư 26/2015/TT-BTC đã bỏ quy định cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác định số lượng hóa đơn được thông báo phát hành để sử dụng từ 03 tháng đến 06 tháng tại Thông báo phát hành hóa đơn của doanh nghiệp. Do vậy đơn vị bạn sẽ không bị giới hạn số hóa đơn phát hành.

 – Nội dung Thông báo phát hành hóa đơn gồm:

 +   Tên đơn vị phát hành hoá đơn, mã số thuế, địa chỉ, điện thoại, các loại hoá đơn phát hành (tên loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ngày bắt đầu sử dụng, số lượng hóa đơn thông báo phát hành (từ số… đến số…)),

 +   Tên và mã số thuế của doanh nghiệp in hoá đơn (đối với hoá đơn đặt in), tên và mã số thuế (nếu có) của tổ chức cung ứng phần mềm tự in hoá đơn (đối với hoá đơn tự in),

 +   Tên và mã số thuế (nếu có) của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hoá đơn điện tử (đối với hoá đơn điện tử); ngày lập Thông báo phát hành, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật và dấu của đơn vị.

 – Thời hạn nộp thủ tục thông báo phát hành hóa đơn:

 +  Thông báo phát hành hóa đơn và hóa đơn mẫu phải được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất năm (05) ngày trước khi tổ chức kinh doanh bắt đầu sử dụng hóa đơn và trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày ký thông báo phát hành. Thông báo phát hành hóa đơn gồm cả hóa đơn mẫu phải được niêm yết rõ ràng ngay tại các cơ sở sử dụng hóa đơn để bán hàng hóa, dịch vụ trong suốt thời gian sử dụng hóa đơn.

 +  Khi nhận được thông báo phát hành do tổ chức gửi đến, cơ quan Thuế phát hiện thông báo phát hành không đảm bảo đủ nội dung theo đúng quy định thì trong thời hạn ba (03)ngày làm việc kể từ ngày nhận được Thông báo, cơ quan thuế phải có văn bản thông báo cho tổ chức biết. Tổ chức có trách nhiệm điều chỉnh để thông báo phát hành mới.

 Đơn vị bạn cung cấp dịch vụ ăn uống có thuế GTGT 10% muốn phát hành hóa đơn cho khách hàng nước ngoài sử dụng dịch vụ tại Việt Nam thì bạn cần tiến hành thủ tục trên theo quy định của pháp luật. Sau khi đã gửi thông báo và đã có thể sử dụng hóa đơn GTGT thì đơn vị bên bạn cần lưu ý viết hóa đơn cho chính xác. Cách viết hóa đơn và việc sử dụng hóa đơn như nào là hợp pháp đơn vị bạn có thể tham khảo những quy định khác của Thông tư 39/2014/TT-BTC.

 Cách tra cứu danh sách các công ty được phép in và sử dụng hóa đơn gtgt

 In hóa đơn gtgt là một trong những hoạt động cần thiết của mỗi doanh nghiệp. Việc in hóa đơn này tuy đơn giản nhưng vẫn phải đảm bảo đúng quy định nhất. Khi in hóa đơn, các doanh nghiệp cần chọn doanh nghiệp đủ điều kiện in ấn bởi chỉ như vậy thì hóa đơn mới được coi là đảm bảo đúng luật. Thông thường danh sách những đơn vị đủ quyền in ấn được cung cấp ngay trên website của Tổng Cục thuế, nhưng việc tra cứu này không phải ai cũng biết. Vậy làm thế nào để có thể tra cứu thông tin và danh sách các nhà in hóa đơn tài chính từ Tổng cục thuế? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn.

 Để có thể tra cứu được thông tin của các cơ sở in hóa đơn đỏ bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

 B1: Hãy truy cập website của tổng chi cục thuế theo địa chỉ như sau: http://www.tracuuhoadon.gdt.gov.vn/dmnhain.do

 B2: Sau đó hãy chọn cơ quan thuế tỉnh, thành phố: ví dụ nếu bạn muốn in tại Hà Nội có thể truy cập vào Cục thuế thành phố Hà Nội

 B3: Tiếp theo hãy chọn cơ quan thuế quản lý: ví dụ Chi cục thuế tại Chương Mỹ

 B 4: Hãy nhập mã số thuế, ví dụ: 010….

 B5: Cuối cùng hãy bấm tra cứu, thì sẽ hiển thị tên công ty hay đơn vị in ấn đã được tổng cục Thuế đưa vào danh sách đủ quyền được in hóa đơn  GTGT.

  Trên đây là một số quy định về hóa đơn Vat của công ty để quý khách tham khảo. Các công ty mới thành lập có nhu cầu phát hành hóa đơn gtgt hãy liên hệ với Luật DeHa để được tư vấn.

 tag: bình   dương   bắc   ninh   xăng   dầu   hải   phòng   cổ   tphcm   đà   nẵng   quảng   ngãi   tắt   ở