Hướng dẫn cách lập biên bản mất hóa đơn mới nhất

1. Quy định về lập biên bản mất hóa đơn

 Quy định về lập biên bản mất hóa đơn qua Công văn 77340/CT-TTHT 2017 mất hóa đơn liên 2 bị sai tên, địa chỉ

 + Tại Khoản 3 Điều 20 quy định về xử lý đối với hóa đơn đã lập:

 “Điều 20. Xử lý đối với hóa đơn đã lập

 3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).” 

 –  Biên bản mất hóa đơn phải có xác nhận của đại diện 2 Công ty: bên mua và bên bán. học kế toán thực tế ở đâu tphcm

 –  Các bạn tham khảo biên bản mất hóa đơn sau:

 huong-dan-cach-lap-bien-ban-mat-hoa-don-moi-nhat-1

 Hướng dẫn cách lập biên bản mất hóa đơn mới nhất

2. Cách lập mẫu BC21/AC

 – Các bạn có thể lập mẫu BC21/AC trên Word hoặc trên phần mềm HTKK 3.3.7 sau đó gửi cho cơ quan thuế.

 – Mẫu BC21/AC theo thông tư 39/2014/TT-BTC

 huong-dan-cach-lap-bien-ban-mat-hoa-don-moi-nhat-2

 – Để lập mẫu Mẫu BC21/AC trên HTKK 3.3.7,

 + Bước 1: đăng nhập vào phần mềm, chọn “Hóa đơn”,  sau đó chọn “Báo cáo mất, cháy, hỏng hóa đơn (BC21/AC)”

 + Bước 2: điền đầy đủ thông tin về mẫu hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn bị mất, liên hóa đơn mất và lý do mất, cháy, hỏng hóa đơn

 huong-dan-cach-lap-bien-ban-mat-hoa-don-moi-nhat-4

 Sau khi lập xong, bạn nhớ phải gửi mẫu BC21/AC này tới cơ quan Thuế quản lý ngay sau đó để hạn chế mức phạt của cơ quan Thuế nhất có thể nhé!

 Tham khảo thêm: Hướng dẫn chi tiết cách xử lý khi bị mất, cháy, hỏng hóa đơn GTGT mới nhất

 “Điều 24. Xử lý trong trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn

 1. Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh nếu phát hiện mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập hoặc chưa lập phải lập báo cáo về việc mất, cháy, hỏng và thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp (mẫu số 3.8 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này) chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hóa đơn. Trường hợp ngày cuối cùng (ngày thứ 05) trùng với ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày tiếp theo của ngày nghỉ đó.

 2. Trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ người bán đã lập hóa đơn theo đúng quy định nhưng sau đó người bán hoặc người mua làm mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn bản gốc đã lập thì người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, trong biên bản ghi rõ liên 1 của hóa đơn người bán hàng khai, nộp thuế trong tháng nào, ký và ghi rõ họ tên của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền), đóng dấu (nếu có) trên biên bản và người bán sao chụp liên 1 của hóa đơn, ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu trên bản sao hóa đơn để giao cho người mua. Người mua được sử dụng hóa đơn bản sao có ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) của người bán kèm theo biên bản về việc mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn để làm chứng từ kế toán và kê khai thuế. Người bán và người mua phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc mất; cháy, hỏng hóa đơn.

 Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn liên 2 đã sử dụng có liên quan đến bên thứ ba (ví dụ: bên thứ ba là bên vận chuyển hàng hoặc bên chuyển hóa đơn) thì căn cứ vào việc bên thứ ba do người bán hoặc người mua thuê để xác định trách nhiệm và xử phạt người bán hoặc người mua theo quy định.”