Hướng dẫn kinh doanh tạp hóa

Hướng dẫn kinh doanh tạp hóa

 Ở Việt Nam, có rất nhiều cửa hàng tạp hóa được mở bán tại các con phố, địa phương. Vậy kinh doanh tạp hóa cần bao nhiêu vốn và có phải đăng ký kinh doanh hay không.

 Kinh doanh tạp hóa cần bao nhiêu vốn

 Tùy thuộc vào quy mô cửa hàng, số lượng hàng hóa mà cá nhân kinh doanh tạp hóa cần chuẩn bị vốn để đầu tư cho cửa hàng tạp hóa của mình. Không có số vốn  tối thiểu hay tối đa chung mà nó phụ thuộc vào quy mô cửa hàng và khả năng tài chính của chủ cửa hàng tạp hóa.

 Bán tạp hóa có cần đăng ký kinh doanh

 Trường hợp cá nhân chỉ mở cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ, bán các đồ dùng thiết yếu phụ vụ sinh hoạt hàng ngày thì không nhất thiết phải đăng ký kinh doanh.

 Trường hợp cá nhân mở cửa hàng chuyên bán buôn, bán lẻ hoặc siêu thị mini để kinh doanh thì phải đăng ký kinh doanh.

 Thủ tục đăng ký kinh doanh tạp hóa

 Các cá nhân đăng ký kinh doanh tạp hóa theo hình thức hộ cá thể thực hiện theo thủ tục dưới đây.

 Hồ sơ đăng ký kinh doanh tạp hóa:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
  • Bản sao chứng thực giấy tờ cá nhân của chủ cửa hàng tạp hóa

 Cách thức đăng ký kinh doanh tạp hóa

 Cá nhân nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tạp hóa đến ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có địa chỉ cửa hàng tạp hóa. Sau 03 ngày  làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ, ủy ban nhân dân sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho chủ cửa hàng tạp hóa.

Kinh nghiệm kinh doanh tạp hóa

 dưới đây là chia sẻ về kinh nghiệm kinh doanh tạp hóa để bạn tham khảo

 1. Chọn đúng mặt bằng khi mở cửa hàng tạp hoá

 Cũng giống như bất cứ loại hình nào trong kinh doanh bán lẻ, yếu tố mang vai trò quyết định khi mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn hay thành phố là chọn mặt bằng sao cho chuẩn nhất. Đầu tiên là vị trí đặt cửa hàng, do đặc thù hàng hóa nên bạn cần chọn khu vực đông dân cư, lưu lượng người qua lại lớn. Nếu thuê được mặt đường là tốt nhất, không thì phải cách xa khu chợ một chút, vì rất dễ bị khuất tầm nhìn.

 Trước tiên nên tiến hành khảo sát về mật độ dân cư, đối tượng dân cư, thu nhập, sở thích… để xác định mặt hàng kinh doanh. Đối với những tiệm buôn bán nhỏ tại nhà, chắc chắn khách hàng chính sẽ là dân cư sinh sống trong khu vực, công nhân,..để lựa chọn mặt hàng thích hợp. Còn đối với những cửa hàng to thì có thể đa dạng thêm mặt hàng cho tầng lớp trung lưu, thượng lưu. Tốt nhất là phải quan sát những cửa hàng xung quanh xem họ bán cái gì, bán chạy nhất mặt hàng nào, giá bao nhiêu, lỗ lãi ra sao, cách phục vụ có tốt không?…Để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho cửa hàng nhà mình và quyết định bổ sung hay loại trừ những mặt hàng nào.

 Tiếp đến là diện tích, vì cửa hàng của bạn sẽ bán rất nhiều mặt hàng nên không gian phải đủ lớn và thông thoáng. Với mặt tiền 5m và diện tích 60m vuông cửa hàng tạp hóa của bạn sẽ đạt chuẩn, dễ dàng trong việc sắp xếp bài trí hàng hóa đồng thời đặt biển hiệu thu hút người dùng.

 Nếu bạn đã có mặt bằng sẵn thì kinh doanh tạp hóa tại nhà sẽ nhẹ nhàng hơn về vốn thuê mặt bằng. Nếu phải thuê nhà để bán tạp hóa, sau khi đã lựa chọn được mặt bằng phù hợp, việc tiếp theo là kí hợp đồng với bên chủ nhà. Trước đó, bạn cần đánh giá tình trạng mặt bằng, báo lại với chủ nhà, sau đó đưa ra điều kiện và xem xét thỏa thuận với họ. Thông thường, hợp đồng thuê nhà kéo dài ít nhất là 5 năm, không nên quá ngắn để tránh gián đoạn trong quá trình kinh doanh, như vậy cũng là cách ổn định giá cả. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cân nhắc chi phí thuê mướn sao cho phù hợp với vốn đầu tư của mình.

 Bạn có thể tham khảo chi tiết hơn về tổng số vốn cần chuẩn bị trong bài viết Mở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn? mà chúng tôi đã chia sẻ, trong đó còn đưa ra những lời khuyên về dự trù chi phí khi thuê nhân viên, tìm mối buôn,…

 2. Trang thiết bị khi mở cửa hàng tạp hoá

 Sau khi đã thuê (hoặc xây) mặt bằng, điều tiếp theo bạn cần phải làm là trang thiết bị cho cửa hàng của mình. Do bán rất nhiều loại mặt hàng khác nhau, từ nhỏ gọn như hộp tăm, bàn chải đến công kềnh như xoong, chậu,…nên theo kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa bạn cần có các kệ đỡ, giá treo để phân loại, tiết kiệm diện tích.

 Hệ thống chiếu sáng, hút ẩm cũng rất quan trọng trong cửa hàng tạp hóa, điều này vừa giúp bảo quản tốt các sản phẩm vừa tạo không gian sạch sẽ, thoáng mát, khách tới mua sắm sẽ có thoải mái hơn.

 Quản lý cửa hàng tạp hoá chuyên nghiệp bằng phần mềm quản lý bán hàng

 Cửa hàng tuy không quá rộng nhưng mặt hàng nhiều, bạn nên có hệ thống an ninh chuyên nghiệp như camera giám sát,…để tránh hiện tượng mất cắp hay thất thoát từ nhân viên. Kể cả mở cửa hàng tạp hóa ở quê bạn cũng nên đặc biệt lưu ý vấn đề này.

 Tiếp đến là lên kế hoạch thuê nhân viên nếu bạn cảm thấy cần thiết. Nhân viên phải có kĩ năng bán hàng chuyên nghiệp, hiểu biết về nhiều loại sản phẩm để tư vấn cho khách hàng đồng thời biết cách tính toán sổ sách cũng như sử dụng công nghệ cơ bản.

 Cuối cùng, hãy lắp đặt phần mềm quản lý bán hàng và các thiết bị như: máy in mã vạch, máy quét mã vạch, máy in hóa đơn để hỗ trợ việc thanh toán. Đây đều là các thiết bị quan trọng, hỗ trợ rất nhiều cho quá trình kinh doanh của bạn giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí và tăng khả năng quản lý của mình.

 3. Mở cửa hàng tạp hóa lưu ý đến nguồn nhập hàng

 Tùy vào thu nhập cũng như chất lượng cuộc sống của dân cư trong khu vực để quyết định mặt hàng phù hợp. Nếu là cửa hàng tạp hóa nhỏ thì nên bán các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho cuộc sống như nước, mắm, muối, mì chính, đường, thuốc lá, chè, bột giặt, sữa tắm, dầu gội… Còn các cửa hàng tạp hóa lớn hơn, cần nhập thêm các mặt hàng có thương hiệu uy tín, các sản phẩm chất lượng cao mà nhà nhà đều phải dùng như: sữa bột, bánh kẹo cao cấp, rượu vang, mỹ phẩm … Khi nhập hàng, bạn nên lưu ý tới số lượng sao cho đủ để hưởng khuyến mại và chiết khấu của nhà cung cấp. Ngoài ra, bạn có thể nhập thêm hàng bên ngoài như hàng xách tay, hàng ngoại,…để bán cho đa dạng sản phẩm.

 Bí quyết để kinh doanh bán lẻ thành công chính là ở đây, cách bạn chọn hàng và chọn nhà cung cấp. Chọn hàng đó là cạnh tranh về chất lượng, chọn nhà cung cấp là cạnh tranh về giá.

 Trước tiên nói về chọn hàng, bạn cần xác định số vốn đầu tư và khả năng quay vòng vốn của mình để biết nên nhập loại hàng nào. Nếu bạn không có nhiều tiền thì chọn các mặt hàng bình dân, giá rẻ nhưng thông dụng, lấy số lượng để bù chất lượng, lãi ít nhưng bán được nhiều. Còn nếu bạn có khả năng chi trả, hãy nhập cả mặt hàng chất lượng cao bên cạnh hàng bình dân, đặc biệt là hàng ngoại, hàng xách tay. Vì tâm lý người Việt thường chuộng dùng đồ ngoại, cho rằng như thế mới tốt, mới đẳng cấp.

 Còn nói về chọn nhà cung cấp, muốn mở cửa hàng tạp hóa lấy hàng ở đâu: bán tạp hóa hơn thua nhau ở giá cả, có thể bán cùng một sản phẩm nhưng giá cả chênh lệch dù không nhiều vẫn hút khách đông hơn. Nếu bạn biết cách thương lượng các điều khoản với nhà cung cấp có thể sẽ được nhập hàng trước, tiền trả sau theo đợt, như vậy bạn không cần phải vốn nhiều, lẽ dĩ nhiên giá sản phẩm của bạn sẽ thấp hơn một chút so với đối thủ.

 Ngoài ra, một bí quyết nữa khi thỏa thuận với nhà cung ứng là biết cách “ôm” – trữ hàng trước đợt lên giá. Nhiều nhà cung cấp sẵn sàng nói trước cho bạn một khoảng thời gian ngắn trước khi mặt hàng nào đó tăng giá, nếu bạn dám liều ôm hàng về chắc chắn sẽ thu được lời cao sau này.

 4. Nên mở cửa hàng tạp hoá ở nông thôn hay thành thị

 Tuỳ thuộc vào số vốn bạn có thể đầu tư để đưa ra quyết định nên mở cửa hàng tạp hoá ở thành thị hay nông thôn.

 Nếu mở cửa hàng tạp hoá ở nông thôn việc tìm nguồn hàng rẻ là vấn đề khá là đau đầu đối với các chủ tiệm đang có ý định kinh doanh hàng tạp hóa. Mỗi nguồn hàng đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Theo kinh nghiệm của người kinh doanh cửa hàng tạp hoá, nguồn hàng giá rẻ thường xuất phát từ chính nhà sản xuất, bạn nên có chính sách làm việc trực tiếp với đầu mối cung cấp để có được nguồn hàng chất lượng mà giá cả phải chăng khi mở cửa hàng tạp hoá ở nông thôn nhé.

 Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa cần nhớ

 Dù bất cứ ngành nghề nào cũng đều có sự khó khăn. Để tiến tới thành công cần muôn vàn sự vất vả và rủi ro. Đối với cửa hàng tạp hóa thì dễ dàng hơn bởi nó có thể đáp ứng được nhu cầu của đại đa số cư dân, thích hợp với mọi nhà, mọi thành viên trong gia đình. Khi nơi nơi đều mở siêu thị và cửa hàng đại lý lớn thì việc mở cửa hàng tạp hóa nhỏ sẽ giúp bạn thuận lợi tóm gọn 1 lượng khách hàng lười không muốn đi siêu thị, ở xa siêu thị,…

 Các bước mở cửa hàng tạp hóa: Lập kế hoạch kinh doanh tiệm tạp hóa

 Luôn bổ sung hàng hóa kịp thời là kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa quý báu cần nhớ

 Đừng quá chú trọng vào việc đầu tư làm đẹp không gian cửa hàng hay sắm sửa máy lạnh,…bởi cửa hàng của bạn không phải siêu thị. Khách hàng sẽ không lượn lờ mua sắm cả tiếng đồng hồ nên không cần thiết đầu tư điều hòa (trừ khi bạn có điều kiện). Điều quan trọng nhất chính là sự đa dạng hàng hóa, giá bán hợp lý, lấy lãi nhỏ của số nhiều để tích lũy cho mình.

 Nên lưu ý tới các mặt hàng tạp hóa phổ biến mà ai cũng cần, những mặt hàng sử dụng hàng ngày và nhanh hết như đồ gia vị, bột giặt, dầu gội, sữa tắm, kem đánh răng chẳng hạn,…Ngoài ra, hãy quan tâm đến dịch vụ khách hàng, đó là thái độ phục vụ chuyên nghiệp, niềm nở, thân thiện để tạo uy tín với khách. Hãy làm quen và tạo sự thân thiết với khách để họ có thể tới mua hàng thường xuyên.

 Quản lý cửa hàng tạp hóa thông minh

 Kinh doanh tạp hóa yêu cầu bạn phải có một trí nhớ tốt, một đầu óc thông minh, là một người nhanh nhẹn để có thể đáp ứng đúng các yêu cầu của khách hàng. Vì số lượng mặt hàng đa dạng, hàng hóa nhập xuất liên tục trong ngày nên bạn phải có một biện pháp quản lý, bài trí hàng hóa khoa học để khách dễ quan sát và tìm được sản phẩm nhanh hơn, nhớ giá chính xác từng mặt hàng, đề phòng kẻ cắp… Tuy nhiên, nếu không có những tố chất trên thì cũng đừng lo, một phần mềm quản lý bán hàng sẽ là trợ thủ đắc lực cho bạn.

 tag: hiểm   grab   chiến   lược   kết   quả   phép   quốc   tế   tuyển   food   uber   grabcar   grabtaxi   xe   triết dạy án mẫu gồm ảnh tác đâu khởi online 200tr nhuận thuật xin quán tỷ suất