Hướng Dẫn Thành Lập Hội Đồng Trường

 I. Tại sao phải thành lập hội đồng trường

 Trước hết, có thể thấy rằng giáo dục đại học Việt Nam trong 15 năm qua đã có một bước chuyển đổi hết sức cơ bản, từ một nền giáo dục đại học hoàn toàn được bao cấp từ Nhà nước nay đã có chính sách thu học phí.

 Ở nhiều trường đại học công lập, phần thu học phí đã chiếm đến khoảng 50% chi phí thường xuyên.

 Trường đại học hiện nay, ngoài hai hoạt động có tính chất truyền thống là giảng dạy và nghiên cứu đã có thêm nhiều hoạt động khác mang màu sắc “kinh doanh” như các chương trình đào tạo ngắn hạn, tư vấn theo hợp đồng, thậm chí cho thuê cơ sở vật chất…

 Nghĩa là đã có nhiều nội dung cần phải ra quyết định vượt khuôn khổ của trường đại học truyền thống, trong đó có vấn đề tài chính trường đại học.

 Một cách tương ứng, việc ra quyết định ở các trường đại học Việt Nam không còn chủ yếu theo mô hình truyền thống (collegium) với quyền lực lớn nằm ở hội đồng giáo sư của nhà trường nữa mà chủ yếu lại là các mô hình của những tổ chức hành chính, quyền lực lớn nằm trong tay các nhà quản lý hành chính (Bureaucracy) và mô hình của các doanh nghiệp (Entreprenẻu).

 Đây cũng là xu thế “giống như kinh doanh” (Business like) của giáo dục đại học trên thế giới trong hơn 30 năm qua.

 Hơn nữa, giáo dục đại học Việt Nam hiện nay vẫn đang ở trạng thái “cầu” vượt trội rất nhiều so với “cung”, mới chỉ có khoảng 25% số người muốn học đại học được vào học đại học hàng năm ở các trường đại học, nghĩa là vẫn còn ở trạng thái “độc quyền”.

 Trong bối cảnh đó, cần phải giao quyền sử dụng tài sản và một phần quyền định đoạt lợi ích phát sinh cho một Hội đồng trường như một hội đồng quản trị ở các tổng công ty nhà nước.

 Hơn nữa, hiện nay Nhà nước đang có chủ trương tăng “quyền tự chủ” cho các trường đại học công lập và đã bắt đầu thí điểm “cơ chế khoán chi”.
Điều đó có nghĩa, giáo dục đại học đang từng bước chuyển cơ chế “phân phối thẩm quyền” từ mô hình có cấu trúc “Đầu nặng” (Top-heavy) sang mô hình có cấu trúc “Đuôi nặng” (Bottom-Heavy), nghĩa là thẩm quyền ra quyết định trong giáo dục đại học sẽ được tập trung chủ yếu ở cấp trường đại học.

 Trong bối cảnh đó, trường đại học phải biết tự mình đổi mới, phải biết chấp nhận rủi ro, phải tự đưa ra nhiều quyết định có tính chất đa mục tiêu…

 Chỉ có Hội đồng trường mới có thể đảm đương được những trách nhiệm

 II. Quy trình thành lập hội đồng trường

 1. Thành lập hội đồng trường nhiệm kỳ đầu tiên

 a) Bước 1: Xác định số lượng, cơ cấu thành viên hội đồng trường.

 Hiệu trưởng tổ chức và chủ trì cuộc họp gồm các phó hiệu trưởng, bí thư tổ chức Đảng cơ sở, chủ tịch Công đoàn, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đại diện giáo viên và một số phòng, khoa, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của trường (nếu có) để xác định số lượng và cơ cấu thành viên hội đồng trường.

 b) Bước 2: Đề nghị cơ quan chủ quản trường hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan cử đại diện tham gia hội đồng trường.

 c) Bước 3: Các tổ chức Đảng cơ sở, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đội ngũ giáo viên và một số đơn vị phòng, khoa, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của nhà trường (nếu có) tổ chức cuộc họp của tổ chức mình để bầu đại diện tham gia hội đồng trường.

 d) Bước 4: Bầu chủ tịch hội đồng trường, thư ký hội đồng trường.

 đ) Bước 5: Quyết định thành lập hội đồng trường.

 – Trên cơ sở quyết nghị tại cuộc họp xác định số lượng, cơ cấu thành viên hội đồng trường, cuộc họp bầu chủ tịch, thư ký hội đồng trường, hiệu trưởng lập hồ sơ đề nghị cơ quan chủ quản trường quyết định thành lập hội đồng trường.

 – Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan chủ quản trường quyết định thành lập hội đồng trường trung cấp công lập. Trường hợp không quyết định thành lập hội đồng trường phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

 2. Thành lập hội đồng trường nhiệm kỳ kế tiếp

 Trước khi hết nhiệm kỳ 03 (ba) tháng, chủ tịch hội đồng trường đương nhiệm tổ chức thực hiện các bước sau:

 a) Bước 1: Xác định số lượng, cơ cấu thành viên hội đồng trường.

 Chủ tịch hội đồng trường đương nhiệm tổ chức và chủ trì cuộc họp gồm: Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, bí thư tổ chức Đảng cơ sở, chủ tịch Công đoàn, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đại diện giáo viên và một số phòng, khoa, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của trường (nếu có) để xác định số lượng và cơ cấu thành viên hội đồng trường.

 b) Bước 2: Đề nghị cơ quan chủ quản trường hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan cử đại diện tham gia hội đồng trường.

 c) Bước 3: Các tổ chức Đảng cơ sở, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đội ngũ giáo viên và một số đơn vị phòng, khoa, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của nhà trường (nếu có) tổ chức cuộc họp của tổ chức mình để bầu đại diện tham gia hội đồng trường.

 d) Bước 4: Bầu chủ tịch hội đồng trường, thư ký hội đồng trường.

 đ) Bước 5: Quyết định thành lập hội đồng trường.

 – Trên cơ sở quyết nghị tại cuộc họp xác định số lượng, cơ cấu thành viên hội đồng trường, cuộc họp bầu chủ tịch, thư ký hội đồng trường, hiệu trưởng lập hồ sơ đề nghị cơ quan chủ quản trường quyết định thành lập hội đồng trường.

 – Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan chủ quản trường quyết định thành lập hội đồng trường trung cấp công lập. Trường hợp không quyết định thành lập hội đồng trường phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

 III. Hồ sơ thành lập hội đồng trường

 a) Văn bản đề nghị thành lập hội đồng trường.

 b) Văn bản cử đại diện tham gia hội đồng trường của tổ chức Đảng cơ sở, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đội ngũ giáo viên và một số phòng, khoa, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của nhà trường (nếu có).

 c) Văn bản cử đại diện tham gia hội đồng trường của cơ quan chủ quản trường hoặc văn bản cử đại diện tham gia hội đồng trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan.

 IV Biên bản thành lập hội đồng trường

 Tham khảo: https://download.com.vn/docs/bien-ban-hop-hoi-dong-truong/download

  

  

  

  

  

 Tag: kiện buộc thcs qđ tờ mẫu lễ bố chấm skkn sáng kiến kỷ luật coi thi thpt hoạch đua về xin thủ tục violet tiểu mầm non xã xét duyệt nghiệm