Kiến Thức Về Điều Hành Doanh Nghiệp

 1. Ban điều hành công ty cổ phần gồm những ai

 Ban điều hành Tổng công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Vậy nên số lượng và vai trò chức năng của ban điều hành công ty sẽ không có form quy định

 Hãy cùng dvdn247 tham khảo 1 mẫu ban điều hành công ty phổ biến hiện nay:

 Tổng giám đốc, 02 Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng.

 Tổng giám đốc điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của Tổng công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.

 Các Phó Tổng giám đốc giúp việc Tổng giám đốc, được Tổng giám đốc ủy quyền hoặc phân công chịu trách nhiệm trong một số công việc, lĩnh vực quản lý chuyên môn, phải chủ động điều hành, tổ chức thực hiện, giải quyết kịp thời, đúng thời hạn, dứt điểm từ đầu đến cuối công việc đó, không để công việc bị ách tắc, thường xuyên báo cáo tình hình công việc với Tổng giám đốc. Chịu trách nhiệm trực tiếp trước Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị, pháp luật Nhà nước về phần việc được phân công.

 Kế toán trưởng trực tiếp làm Trưởng phòng Tài chính – Kế toán Tổng công ty. Chịu trách nhiệm trực tiếp trước Tổng giám đốc và pháp luật về các công việc thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của Kế toán trưởng theo quy định của Tổng công ty và pháp luật hiện hành. Từ đó bạn có thể tùy chỉnh để có 1 ban điều hành phù hợp nhất

 2. Kinh nghiệm điều hành công ty

 Điều hành một công ty là 1 nghệ thuật,để điều hành công ty hoạt động hiệu quả thì các kỹ năng điều hành công ty là vô cùng cần thiết

 – Biết cần phải làm điều gì: Sau khi đặt câu hỏi cần phải làm điều gì, bạn cần phải đặt ra thứ tự ưu tiên giải quyết những nhiệm vụ này và tuân thủ theo thứ tự đó. Những nhiệm vụ khác, dù có quan trọng hay khẩn cấp đến đâu, cũng sẽ được hoãn lại.

 – Nhận ra điều gì là đúng đắn cho doanh nghiệp

 – Xây dựng kế hoạch hành động: Một kế hoạch hành động là một bản tường trình những dự định chứ không phải là một bản cam kết, một sự ràng buộc cứng nhắc. Kế hoạch hành động cần phải được xem xét lại thường xuyên dựa trên những thay đổi về môi trường kinh doanh, thị trường và nhất là nhân sự trong doanh nghiệp

 – Bố trí những người giỏi nhất vào đúng việc là một công việc khá quan trọng nhưng nhiều GĐĐH lại ít để ý đến, bởi những người giỏi thường đã rất bận rộn. Những GĐĐH thông minh thường không tự mình quyết định hay hành động trong những lĩnh vực họ còn yếu mà giao phó cho người khác làm điều này.

 – Những GĐĐH giỏi thường tập trung vào các cơ hội nhiều hơn nhưng khó khăn. Dĩ nhiên, họ cũng cần quan tâm đến việc giải quyết những khó khăn. Tuy nhiên, điều này chỉ ngăn ngừa thiệt hại mà không đem đến kết quả. Chỉ có việc khai thác cơ hội mới đem lại kết quả.

 – Tổ chức những cuộc họp có hiệu quả: Bí quyết để tổ chức một cuộc họp có hiệu quả là xác định trước đó là cuộc họp gì, bạn nên bám theo chúng và nên dừng cuộc họp lại ngay sau khi đã đạt được mục đích chính. Bạn không nên đưa ra một vấn đề khác để thảo luận mà nên tóm tắt lại những vấn đề đã bàn bạc để theo dõi tiếp

 3. Ứng dụng quy trình công nghệ vào quản lý doanh nghiệp

 Giải pháp hữu hiệu nhất để nâng cao khả năng cạnh tranh giúp các doanh nghiệp đạt được những yêu cầu trên đó chính là sự can thiệp của một phần mềm quản lý công việc hiệu quả, một phần mềm giúp điều hành công việc chuyên nghiệp và thông minh.

 – Phần mềm quản lý dữ liệu doanh nghiệp ERP

 – Hệ thống điều hành sản xuất

 – Phần mềm hóa đơn điện tử

 – Phần mềm quản lý nhân sự

 – Phần mềm kế toán

 4. Sơ đồ tổ chức quản lý điều hành công ty

 – Sơ đồ Tổ chức Ma trận: Mô hình ma trận thể hiện các cấp độ báo cáo cả theo chiều dọc và chiều ngang. Nhân viên có thể là một mắt xích trong một nhóm chức năng (ví dụ như kỹ sư) nhưng cũng có thể làm việc trong một đội nhóm hỗ trợ phát triển sản phẩm mới (ví dụ như thiết kế). Mô hình này có thể có những nhân viên ở những nhóm khác nhau làm việc với nhau để phát triển một dòng sản phẩm mới.

 – Mô hình Sơ đồ Tổ chức theo Chức năng: Sơ đồ tổ chức theo chức năng là dạng phổ biến nhất. Cơ cấu này nhóm những cá nhân theo những chức năng hoạt động cụ thể. Những phòng ban cơ bản như Nhân sự, Kế toán, Marketing được phân chia theo từng lĩnh vực và quản lý độc lập với nhau.

 – Mô hình Sơ đồ Tổ chức theo Sản phẩm:Một mô hình phổ biến khác được tổ chức theo loại sản phẩm cụ thể. Mỗi nhóm sản phẩm sẽ nằm trong một mô hình báo cáo cho một người quản lý và người quản lý đó sẽ bao quát được tổng thể mọi thứ liên quan tới dòng sản phẩm đó. Ví dụ một người quản lý ngành hàng đông lạnh trong siêu thịu sẽ chịu trách nhiệm mọi sản phẩm theo nhãn hàng như: cá, thịt, xúc xích, bơ… Ngành hàng bếp sẽ chịu trách nhiệm các sản phẩm như nồi, chảo, bát, đĩa, dao…

 – Mô hình Sơ đồ Tổ chức theo Khách hàng: Có những lĩnh vực sẽ cần phải tổ chức công ty theo loại khách hàng. Điều này là để đảm bảo đáp ứng được mong muốn của từng nhóm khách hàng cụ thể và để áp dụng các dịch vụ khách hàng riêng.

 – Mô hình sơ đồ tổ chức theo Địa lý: Đối với những công ty có hoạt động trải dài theo nhiều vùng địa lý khác nhau, thì cũng dễ hiểu là công ty đó cần phải tổ chức theo vùng. Việc này sẽ tốt hơn cho công tác hỗ trợ nhu cầu logistic và những khác biệt về nhu cầu của khách hàng theo vị trí địa lý.

 Tag: tiếng anh du lịch thành cách game học ios apple android nào bộ máy quỹ thưởng bay việt nam dầu khí biển (biển poc) (bdpoc) chế chung lam sơn phú quốc tuyển (phú (biendong (pqpoc) thăm dò vietgazprom côn hoàn vũ tỷ giá nhtw may mặc sách gấp macos kiện mở lữ tế chứng khoán nội + phương tnhh đường ống tây (sw (pvep lô b ô (swpoc) poc lệ thẩm hối đoái