Kinh nghiệm làm kinh doanh

 DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ KINH DOANH

 Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn và cung cấp dịch vụ đăng ký kinh doanh. Luật Ngô Gia xin gửi tới quý khách dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ đăng ký hộ  kinh doanh uy tín, chuyên nghiệp. Quý khách có nhu cầu đăng ký thành lập công ty, đăng ký hộ kinh doanh hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và cung cấp dịch vụ.

 Dưới đây là bài viết về kinh nghiệm làm kinh doanh để bạn tham khảo trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh của mình.

 Kinh nghiệm làm kinh doanh

 1, Luôn Đặt Vấn Đề Và Trả Lời Câu Hỏi “ Tại Sao…”
Người kinh doanh thành công đưa ra 1 quyết định dù lớn hay nhỏ đều phải dựa trên chứng cứ thực tế, bạn phải đặt câu hỏi : “ Nếu áp dụng phương pháp thực hiện ngược lại thì kết quả sẽ là gì”.

 Khi đặt câu hỏi này bạn sẽ đánh giá được 2 vấn đề quan trọng: (a), Tại sao bạn phải thực hiện phương án cũ trong khi kết quả mỗi lần chẳng khác nhau, điều này muốn nhắc nhở bạn phải thay đổi điều gì đó trong vấn đề hiện tại; (b), Tại sao bạn không thử một phương án khác, kết quả sẽ là gì nếu chúng ta thay đổi cách làm.

 Đặt vấn đề là cách mà chúng ta đang nghi ngờ một vấn đề nào đó trong kinh doanh chưa thực hiện tốt, và nó thúc đẩy chúng ta phải thay đổi điều gì đó để kết quả tốt đẹp hơn, hiệu quả hơn.

 > 10 Việc mà người lập nghiệp nên hạ quyết tâm thực hiện

 2, Phức Tạp Hóa Vấn Đề Là Hành Động Thay Cho Lời Nói “ Ê! Khách Hàng Này, Hãy Lượn Đi”
Trong cuộc sống và công việc của chúng ta có rất nhiều thứ phức tạp và hoàn toàn chẳng cần thiết, đã có khi nào bạn cố gắng làm cho chuyện gì đó phức tạp thêm một chút chưa ? Lương chắc chắn là là có, bạn đã từng làm cho người khác phải khó hiểu về suy nghĩ và hành động của bạn, nhưng phức tạp hóa vấn đề chỉ sử dụng khi đúng lúc mà thôi.

 Trong kinh doanh, mà cụ thể hơn là trong kinh nghiệm bán hàng online và truyền thống có rất nhiều nhân viên tiếp xúc với khác hàng luôn cố gắng dùng ngôn từ hoa mỹ, tráng lệ để mô tả và giới thiệu về sản phẩm, thậm chí có người còn nói ra đặc điểm mà sản phẩm/dịch vụ của mình không hề có để so sánh với với đối thủ cạnh tranh.

 Chúng ta đừng bao giờ cố gắng làm cho hoạt động bán hàng, tiếp xúc với khách hàng và quan hệ nội bộ trong công ty trở nên phức tạp. Thay vì bạn quá ghét một người trong bộ phận kế toán hay bán hàng thì hãy chỉ ra vấn đề mà họ sai là gì, hoặc là nói đúng thương hiệu cũng như đặc điểm sản phẩm để khách hàng tin rằng lời bạn nói là thật.

 3, Dẹp Bỏ Những “Chuyện Vặt” Sang Một Bên
Khi thực hiện 1 ý tưởng kinh doanh nhỏ ít vốn hoặc đầu tư lớn sẽ luôn xảy ra những sai sót. Chẳng sao cả, bạn chỉ cần đứng vững trên đôi chân của mình, ngày mai mặt trời sẽ lại mọc ở phía Đông của Thiên đàng.

 Hãy làm những việc quan trọng trước và nhớ là tìm ra phương pháp đúng đắn để thực hiện, loại bỏ những việc làm nhỏ vì nếu làm bạn sẽ mất rất nhiều nguồn lực nhưng hiệu quả chẳng đáng bao nhiêu. Nguyên tắc 20/80 là công cụ bạn nên áp dụng.

 4, Không Nhất Thiết Phải Trở Thành Một Đứa Trẻ Ngoan
Khi trưởng thành chúng ta luôn mong bản thân sẽ được người khác yêu mến, một đứa trẻ có nhiều bạn bè yêu quý thì mọi người càng mừng rỡ vì điều đó. Nhưng đối với công ty của bạn thì đừng giống như đứa trẻ ngoan được yêu quý.

 Trong giai đoạn đầu kinh doanh, bạn phải xác định vị thế của công ty mình trên thị trường. Nếu xác định bạn cạnh tranh bằng giá cả thấp so với đối thủ nhưng sản phẩm lại chất lượng hơn thì rất có thể bạn sẽ thất bại vì bạn đã mất quá nhiều chi phí cho sản xuất và chiến lược giá bán.

 Đặt giải thiết ngược lại, nếu bạn tìm đối tác kinh doanh với nguồn hàng tốt vậy thì tỷ lệ thành công trên thị trường đã tăng lên mức cao. Một trường khác là khi bạn tăng giá trị thương hiệu đồng thời giảm chất lượng sản phẩm và tăng giá bán, chiến lược Marketing như thế này chẳng giống ai nhưng trong nhiều trường hợp bạn rất có thể sẽ thành công và thu về một khoản lợi lớn.

 Trong kinh doanh đừng cố gắng làm giống ai, hãy khác biệt và trở nên bướng bỉnh hơn, đừng theo quy luật chung của thị trường. Người ta có thể khen bạn “ Ngoan” nhưng bạn sẽ thất bại nếu mang mô hình kinh doanh của họ áp dụng cho riêng mình.

 5, Chẳng Có Ai Quan Tâm Đến Việc Bạn Kinh Doanh Hay Bán Cái Gì Đâu
Đây là một kinh nghiệm kinh doanh mà chỉ những người từng vấp ngã mới hiểu ra, bạn cần nhớ rằng ngoại trừ mẹ của bạn thì chẳng ai quan tâm bạn đang bán thứ gì cả. Những người khác họ quan tâm đến vấn đề của chính họ, người kinh doanh là người giúp họ giải quyết vấn đề của chính họ. Nên người ta nói bán hàng là nghề “làm dâu trăm họ”.

 Những người mới kinh doanh không hiểu đạo lý này nên mang tất cả tài liệu, chuẩn bị tất cả thứ phải nói khi gặp khách hàng. Nhưng người này không hiểu rằng khách hàng không thể có thời gian để nghe. Trong trường hợp này bạn hãy chuẩn bị những lợi ích mà mua sẽ nhận được khi họ nói chuyện với bạn, nhiệm vụ của bạn là phải làm cho người mua tự thích sản phẩm chứ không phải bạn ra lệnh cho họ phải làm.

 6, Không Nên Làm Việc Quá Chăm Chỉ
Khi bạn bỏ hết sức lực để làm một việc, ừ thì kết quả đạt được có thể là tốt và theo đúng ý muốn của bạn, nhưng bạn sẽ phải từ bỏ làm những việc khác. Một người quản lý hay lãnh đạo, cán bộ không nhất thiết phải làm nghiệp vụ quá chuyên sâu, những người ở cấp cao sẽ thường định ra chiến lược, kế hoạch , cách thức quản lý và giao cho cấp dưới thực hiện.

 Do vậy bạn không nên làm việc quá chăm chỉ một công việc, mà nhiệm vụ của bạn là phải bao quát hoạt động của công ty, sản phẩm trực tiếp của bạn là bản kế hoạch công việc.

 7, Làm Thế Nào Để Cải Thiện Điểm Yếu Của Bạn Và Công Ty
Kinh doanh là một quá trình mà bạn sẽ phát hiện ra nhiều nhược điểm của bản thân và của công ty. Ví dụ, trước đây bạn là người tiêu tiền không quan tâm đến số tiền mình sẽ tiết kiệm được, nhưng khi kinh doanh bạn bắt buộc phải sử dụng những khoản tiền vào đúng việc kể cả tiết kiệm. Điều này giúp bạn nâng cao khả năng quản lý tài chính, lâu dần bạn sẽ khắc phục được nhược điểm.

 8, Đừng Lạc Bước Sang Lãnh Thổ Của Đổi Thủ
Có một câu nói như thế này: “ Nếu bạn cứ tập trung ngoái đầu nhìn trở lại đối thủ đang đua con ngựa khác, mà quên mất rằng bản thân mình cũng phải nỗ lực cố gắng để về đích, thì chắc chắn bạn sẽ thất bại vì bạn đang bị sức mạnh của đối thủ làm lu mờ khả năng”.

 Chúng ta chỉ quan sát và lân sân của đối thủ khi chúng ta đánh giá xong và có những kết luận đúng đắn về họ, trong khi đó cả 2 cùng đang nỗ lực chiếm lĩnh thị trường thì bạn lại trập trung nhìn đối thủ làm việc, thế thì bạn sẽ chẳng làm được gì cả.

 Đừng lạc lối sang lãnh thổ của đối thủ mà hãy lập kế hoạch để chiếm thị trường của họ, đừng vì sức mạnh oai hùng của đối thủ mà chúng ta nản trí và dừng bước, nếu dừng lại bạn sẽ chẳng bao giờ chiến thắng đổi thủ.

 9, Đào Thải Tất Cả, Kể Cả Bản Thân Bạn
FPT là một tập đoàn làm việc này rất tốt, họ loại bỏ tất cả những người làm việc không hiệu kể cả giám đốc, sếp lớn cũng có nguy cơ bị loại bỏ nếu giá trị họ mang lại không tương xứng với yêu cầu của xu hướng phát triển kinh tế.

 Nguyên tắc đào thải trong kinh doanh rất khốc liệt, nếu bạn cố tình giữ lại những công cụ và phương tiện, nhân lực làm việc không hiệu quả, không đào tạo phát triển trí thức thì khó có thể bứt phá và lâu dần bạn sẽ tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh, và cuối cùng công ty của bạn cũng chẳng còn trên thị trường.

 Bởi vậy ngay từ những ngày ban đầu của công ty, bạn cần xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự, tiêu chí tuyển dụng, bố trí và sắp xếp nhân viên vào đúng vị trí/chức danh sao cho phù hợp với năng lực, thường xuyên tổ chức các hội thảo và cuộc họp để phổ biến trao đổi chuyên môn cho nhân viên.

 10, Phương Pháp Làm Việc Quan Trọng Hơn Mức Độ Làm Việc
Sáng tạo phương pháp mới nhằm nâng cao hiệu suất làm việc, điều này có lợi hơn so với cách thức làm việc phải sử dụng nhiều nhân công, vừa tốn chi phí trả tiền lương nhưng năng suất lao động lại thấp hơn so với những công ty có phương pháp hiện đại.
11, Chỉ Cần Quan Tâm Đến Những Việc Bạn Có Thể Kiếm Soát
Có những việc chúng ta cố tình thay đổi nhưng không thể, nếu cứ quyết tâm bạn sẽ tiêu tốn rất nhiều nguồn lực, điều đó có nghĩa rằng bạn sẽ mất đi cơ hội làm những việc mà bản thân có thể kiểm soát. Nếu đối thủ cạnh trnah phát hiện bạn làm những việc ngoài khả năng họ chắc chắn sẽ rất vui mừng, bởi vì họ biết bạn đang giúp đỡ họ chiếm lĩnh thị trường.

 12, Không Được Phép Thay Đổi Kế Hoạch, Chiến Lược
Kế hoạch và chiến lược khi đã được xác lập thì bạn phải gắn bó và thực hiện đến cùng, chúng ta chỉ thay đổi theo đúng lộ trình và môi trường kinh doanh có những biến đổi đặc biệt lớn và quan trọng. Nếu 1 tuần bạn thay đổi dự định kế hoạch đến 3, 4 lần thì cuối cùng sẽ chẳng làm được việc.

 Sự thành công trong kinh doanh là tích lũy thành tích của nhiều thời điểm khác nhau, nếu trong quá trình bạn có những thay đổi tiêu cực thì thành công nghiễm nhiên không thể đạt được hoàn hảo, và đôi khi là thất bại.

 Bí quyết làm kinh doanh giỏi

 1, Bí Quyết Kinh Doanh Giỏi Hiệu Quả: Sáng Tạo Ra Nhiều Cách Thức Bán Hàng
Sáng tạo ra nhiều cách thức bán hàng chứ không phải đi tìm nhiều cách thức bán hàng. Sáng tạo là việc chúng ta bỏ công sức, bỏ sức lực, tiền bạc vào kênh bán hàng đó để có doanh thu bán hàng, thay vì bị động đi tìm nhiều phương cách bán hàng nhưng không hiệu quả.
Muốn không gặp rủi ro bạn phải có nhiều kênh bán hàng, song nhiều nhưng không khoa học, không phù hợp với sản phẩm của mình thì cũng bỏ đi. Đơn cử như trường hợp kinh doanh quạt điện vào mùa hè, bạn muốn quảng cáo trên truyền hình TV, cách làm này vừa tốn chi phí, vừa không mang lại hiệu quả bởi vì quạt điện là sản phẩm đã tồn tại một cách phổ thông trên thị trường, nhưng bạn lại đi phổ biến 1 sản phẩm đã phổ biến trên mạng quảng cáo cả nước là TiVi thì quả thật không hiệu quả. Trong trường hợp kinh doanh quạt điện, chúng ta có thể phát triển kênh bán hàng online qua mạng, một kênh khác có thể nghĩ đến là phát tờ rơi đi kèm với những chương trình khuyến mại, giảm giá.

 Chẳng có lý gì khi họ check ở trên mạng 1 sản phẩm quạt tương tự với giá cả của bạn rẻ hơn, được khuyến mại mà họ lại không mua sản phẩm của chúng ta.
Tìm ít nhất 2 kênh bán hàng để giảm thiểu rủi ro kinh doanh, tăng doanh thu, xuất hiện nhiều hơn trên thị trường để hạ gục đối thủ.

 Nếu như bạn là người mới bắt đầu kinh doanh, vậy chắc chắn là bạn không có nhiều vốn. Nhiều người email hỏi mình bán hàng như thế nào , kinh doanh cái gì, nguồn hàng ở đâu…Chủ yếu những độc giả hỏi mình có mức vốn từ 50.000.000 VNĐ-100.000.000 VNĐ. Với số vốn này, ngoài việc chi trả cho tiền hàng, số tiền còn lại sẽ phải chi cho bán hàng, mặt bằng, nhân công… Có một cách bán hàng rất hiệu quả đồng thời giảm chi phí bán hàng mà bạn có thể sử dụng đó là thuê Sinh Viên học tập quanh khu vực đó.
2, Kinh Nghiệm Kinh Doanh (Bí Quyết Thành Công Của Người Đi Trước): Đặc Biệt Chú Trọng Đến Câu Hỏi Của Khách Hàng
Thông tin câu hỏi của khách hàng không nằm trong nội dung bí quyết kinh doanh, bởi vì ai cũng phải chú trọng đến thông tin khách hàng hỏi. Nhưng có người làm tốt, có người mặc dù đã trả lời câu hỏi của khách song vẫn không bán được sản phẩm.

 Khi khách hàng ghé thăm cửa hàng hoặc gian hàng online của chúng ta. Kinh nghiệm cho thấy, những nhân viên bán hàng chủ động giao tiếp với khách hàng thì sẽ có hiệu quả hơn. Lý do được chỉ ra là bởi vì khi chúng ta bắt chuyện trước, người bán sẽ áp đảo tâm lý khách hàng. Cuộc mua bán sẽ diễn ra theo cách mà người bán muốn thay vì chạy theo ý kiến cá nhân của khách hàng. Chính vì vậy, kỹ năng của nhân viên bán hàng rất quan trọng trong áp đảo tâm lý khách hàng thay vì phải chạy theo thuyết phục khách hàng.

 Kết luận:

 Nhân viên bán hàng cần áp đảo tâm lý khách hàng, thay vì phải thuyết phục người mua.

 3, Bí Quyết Buôn Bán Thành Công: Thu Nhỏ Khách Hàng
Khách hàng có năm bảy loại, có người vào website hoặc đến cửa hàng của bạn sẽ mua ngay sau khi biết giá cả, có người đến là để mua và không cần biết giá cả bao nhiêu, có người chỉ đến xem cho biết và đi cửa hàng khác mua, có những vị khách lại “củ chuối” mặc cả giá bán, có người thì 3 tháng nữa mới có nhu cầu mua….

 Liệt kê những loại khách hàng như vậy là để bạn hiểu rằng chúng ta cần bán hàng cho ai. Không phải chúng ta cứ bành chướng năng lực, số lượng nhân viên, nhiều chi nhánh, thiết bị máy móc-cơ sở vật chất hoành tráng là có thể bán được hàng. Quan niệm như vậy với những người mới đầu tư như chúng ta đều sai lầm, thậm chí những “người khổng lồ” còn phải dè chừng khi quảng bá hình ảnh công ty.

 Không biết cười thì đừng làm kinh doanh

 Câu nói quen thuộc đó của người Trung Quốc luôn đúng với tất cả những người bước vào nghiệp phục vụ “thượng đế”. Trong buổi kết thúc khóa học đầu tiên về kỹ năng bán hàng dành cho tiểu thương các chợ truyền thống, ông Trần Hoàng Ngân – Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cũng đề cập đến việc “phải biết cười”. Việc này tưởng đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được.

 Nhìn mặt phục vụ

 Những trung tâm thương mại (TTTM), siêu thị (ST) lớn thường tuyển đội ngũ nhân viên (NV) bán hàng có ngoại hình dễ nhìn, phong cách chỉn chu nhưng chỉ như vậy thì vẫn chưa đủ. “Mới đây, tôi đến TTTM Diamond. Sau khi nhìn tôi từ đầu đến chân, không hiểu sao NV bảo vệ cứ kè kè “bám sát nút” theo sau như giám sát khiến tôi mất cả hứng mua sắm. Hóa ra do tôi mặc quần lửng, đi dép lê… Hành xử như vậy là quá xem thường khách hàng (KH)”, chị U.Phương (nhân viên kế toán), bức xúc.

 Hầu hết các gian hàng ở tầng trệt TTTM Diamond (Q.3) đều trưng bày hàng hiệu. Khi chúng tôi ghé một gian hàng bán túi xách, cô NV cao ráo, búi tóc gọn gàng, trang điểm xinh xắn nhưng vẻ mặt lại lạnh tanh, không buồn chào mời khách. Tôi tỏ ý muốn xem chiếc túi xách màu đỏ, cô “chặn đầu” luôn: “Túi này mười mấy triệu lận đó” (?!).

 Ở các ST, tình trạng xem thường KH cũng diễn ra. Chị Nguyễn Thu Hòa (ở Q.1) vẫn chưa hết bức xúc khi kể lại: chị dẫn con trai đi ST Maximark (đường 3/2), mải mua hàng nên chị không biết cậu bé đã lấy món đồ chơi khuyến mãi được đính kèm trong hộp kem đánh răng. Sau khi tính tiền, chị ra lấy giỏ xách thì bị một bảo vệ “túm” về văn phòng. Chị Hòa bức xúc vì bảo vệ không có thái độ giải quyết mềm mỏng, có tình có lý mà la lối om sòm. Hơn nữa món quà con chị vô tình lấy chỉ có giá trị khoảng 2.000đ-3.000đ, trong khi hóa đơn mua hàng của chị hơn 700.000đ. Chị cho biết sẽ không bao giờ quay lại ST này vì thái độ phục vụ quá quắt đó.

 Việc ‘thượng đế” bị đối xử tệ cũng thường xảy ra ở các điểm bán hàng mang tính độc quyền. Cụ thể như sự việc các NV bảo vệ của Metro đối xử tệ với KH mà báo chí đăng tải rầm rộ vừa qua.

 Những mô hình cần nhân rộng

 Tìm hiểu về cách huấn luyện NV phục vụ, chúng tôi phát hiện nhiều điều thú vị khi đến Công ty liên doanh Art Hair Vina (Q.3) (dịch vụ tạo mẫu tóc). KH khi đến đây rất hài lòng với hình ảnh các NV tiếp tân hai tay để phía trước, cúi người hô to: “Art Hair xin chào!” rất thân thiện, niềm nở. Bà Nguyễn Thị Linh Sơn – quản lý Art Hair Vina, cho biết: “Chúng tôi huấn luyện NV theo nguyên tắc phải giữ phép lịch sự tối đa với KH từ lời nói đến thái độ. Khi có yêu cầu gì từ KH, luôn luôn phải mở đầu bằng câu “xin lỗi, vui lòng cho…”, khi chào khách phải cúi người chứ không chỉ cúi đầu và phục vụ cho tất cả KH, không được phân biệt KH này với KH khác. Khi có bất kỳ phản ánh gì từ KH, bộ phận tiếp tân và ban quản lý sẽ trực tiếp giải quyết. Chúng tôi luôn bắt đầu một ngày làm việc bằng buổi họp đầu giờ nhắc nhở NV về tác phong, thái độ phục vụ khách”.

 Tương tự, những ai đã từng đến hệ thống nhà hàng của Nhật The Sushi Bar đều có ấn tượng về cung cách chào hỏi rất trân trọng ngay khi KH bước vào và ra về, dù là khách quen hay khách mới đến lần đầu. Quy trình huấn luyện phục vụ ở đây theo kiểu “trực quan sinh động”. Nghĩa là ngoài việc NV mới phải học cúi đầu chào, cúi đầu cảm ơn thì họ phải thực tập ở khâu bưng bê thức ăn như bài học đầu tiên để làm quen với việc lắng nghe, nắm bắt nhu cầu của KH.

 Sau khoảng một tháng, thành thục công việc này, NV mới được chuyển sang khâu “oder” (gọi món). Tại đây, mỗi ca có hai quản lý theo dõi NV phục vụ, ai chưa làm tốt là lập tức điều chỉnh ngay. Đối với người Nhật, khâu phục vụ KH là quan trọng nhất để tạo nên hình ảnh của thương hiệu.

 Phương pháp không bằng ý thức

 Ông Hồ Đức Hùng – GĐ Viện Nghiên cứu kinh tế phát triển TP.HCM cho rằng, văn hóa giao tiếp là một phần của văn hóa doanh nghiệp (DN), thông qua quan hệ giao tế để từ đó người ta biết đến hoạt động của mình. Văn hóa giao tiếp thể hiện qua tiếp xúc bên ngoài, không chỉ qua NV bán hàng, NV phục vụ mà cả bảo vệ, giữ xe, tiếp tân…

 Hiện nay, tất cả chương trình đều có đào tạo kỹ năng, có bài bản chuyên nghiệp, nhưng không ít DN VN vẫn chưa quan tâm đến chuyện huấn luyện kỹ năng bán hàng, chăm sóc KH cho NV. Ai thích thì mua, ai quan tâm thì đến. Ở phương Tây, phục vụ là cách thể hiện văn minh xã hội, có sự thấu hiểu, tôn trọng, không phân biệt đối xử với mọi KH.

 Ông Hùng cũng cho rằng, mọi phương pháp đều không thành công nếu ý thức bản thân không có. Ngành hàng không cũng đã từng phát động “hãy cười” với thượng đế. Các tiểu thương cũng được đào tạo miễn phí Tập huấn kỹ năng bán hàng. Đã có khoảng 700 tiểu thương của 24 chợ được cấp bằng “tốt nghiệp”. Chị L., tiểu thương bán quần áo may sẵn ở chợ Vườn Chuối (Q.3) bày tỏ, sau khóa học, chị ý thức hơn về thái độ mua bán của mình vì đó là lợi ích cho chính mình. Trước đây, mới mở hàng, khách hỏi không mua là chị đốt “phong long”, giờ chị áp dụng chiêu dù khách không mua hàng nhưng vẫn giữ thái độ rất thoải mái và nhận thấy lần sau khách vui vẻ trở lại ủng hộ cho chị.

 Ông Phan Đình Tuấn Anh – Chủ tịch Sandler VN (Công ty đào tạo, tư vấn bán hàng và quản lý), cho rằng: “Nhiều DN xem công tác đào tạo là “chi phí” chứ không nghĩ đào tạo là một hình thức “đầu tư” lâu dài, nên chỉ chú trọng vào trang bị ISO. Trong khi, yếu tố quan trọng trong quan hệ KH là chăm sóc KH và NV bán hàng đóng vai trò rất quan trọng, trực tiếp tác động đến doanh thu. Đặc biệt, trong môi trường TTTM, ST một câu nói có thể kích thích khách mua thêm một vài món hàng hoặc “đuổi” khách” khiến họ “một đi không trở lại”.

 Không ít DN xem đào tạo chỉ là “giải pháp tình thế”. Ngoại trừ một số DN, tập đoàn lớn có đội ngũ đào tạo chuyên nghiệp, thậm chí mời chuyên gia nước ngoài về giảng dạy, còn lại thì họ tự biên tự diễn. Tùy theo lĩnh vực phục vụ, mỗi nơi có chương trình tập huấn khác nhau, nhưng điều đáng nói là hầu như trong “giáo án” luôn thiếu bài học “cười”, “xin lỗi” hoặc “cảm ơn”.

 Làm kinh doanh nên đọc sách gì

  1. Đắc nhân tâm – Dale Carnegie.
  2. 7 thói quen để thành đạt – Stephen R. …
  3. Nghĩ giàu và làm giàu – Napoleon Hill.
  4. Hoàn thành mọi việc không hề khó – David Allen.
  5. Dạy con làm giàu – Robert T. …
  6. Tuần làm việc 4 giờ – Timothy Ferriss.
  7. Những đòn tâm lý trong thuyết phục – Robert B.

  

 tag: thuật   lãi   tiếng   ước   mơ   bđs   dân   em   nhờ   địa   ốc   ebook   excel   bánh   flan   giáo   infp   phụ   nữ   nghỉ   nghệ   sĩ   ngư   sim   spa   hà   tphcm   đà   nẵng   uống   vay   tùng   ô   tô   bắc   ninh   web   download   cd   tuổi   bói   nhập   khẩu   giấy   hưng   yên   tục   thuốc   y   bùa   chùa   tử   hào   thiệt   quán   đàn   handmade   đỗ   100   tránh   2019   22   giáp   khởi   quận   9x   bảng   bể   bơi   đời   duy   sơ   bds   vất   vả   phim   thi   khối   tục   thẻ   giấy   visa   nhóm   web   quán   hà   duy   bảng   bds   tươi   que   ế   ẩm   xích   bây   bình   dương   bắc   ninh   bế   đẻ   nuôi   mèo   thơ   lâm   nông   thôn   quê   tiếng   thi   khối   chăn   nhờ   địa   ốc   pdf