Lập chi nhánh cần lưu ý những vấn đề gì

Lập chi nhánh cần lưu ý những vấn đề gì
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy, trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp có thể mở chi nhánh trực thuộc để tiến hành hoạt động kinh doanh.
Khi lập chi nhánh doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề gì hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây:

 1. Điều kiện thành lập chi nhánh công ty

 Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền (khoản 1 Điều 45 Luật doanh nghiệp 2014). Để thành lập chi nhánh, doanh nghiệp phải được thành lập một cách hợp pháp theo quy định của pháp luật: có mã số doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh đã khớp mã với hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam. Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh ở cả trong nước và ở nước ngoài.

 Lập chi nhánh cần lưu ý những vấn đề gì

 2. Đặt tên cho chi nhánh công ty

 Điều 41 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về đặt tên chi nhánh như sau:

 “Điều 41. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh

 1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

 2. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện.

 3. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.”

 Theo quy định trên có thể rút ra uy tắc đặt tên chi nhánh công ty

 Doanh nghiệp được tự do đặt tên cho chi nhánh của doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, cần tuân thủ một số quy định sau:

  • Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
  • Tên của chi nhánh sẽ phải mang tên doanh nghiệp và kèm theo từ “Chi nhánh”.
    • Phần tên riêng trong tên chi nhánh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.

     Việc không được dùng cụm từ này là nhằm phân biệt với tên doanh nghiệp, tránh gây nhầm lẫn.

    • Chi nhánh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.
    • Tên chi nhánh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh.
    • Tên chi nhánh được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh phát hành.

     Tên chi nhánh công ty không được rơi vào các trường hợp sau đây:

    • Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký. Trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.
    • Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp. Trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
    • Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
    • Lập chi nhánh cần lưu ý những vấn đề gì

     3. Địa chỉ trụ sở của chi nhánh

     Chi nhánh của công ty có thể được thành lập ở cùng địa phương hoặc khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.Địa chỉ của chi nhánh được xác định trên lãnh thổ Việt Nam gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Địa chỉ chi nhánh có thể có số điện thoại, số fax và thư điện tử. Công ty không được đăng ký trụ sở chi nhánh tại nhà tập thể, chung cư.

     4. Chi nhánh có tư cách pháp nhân hay không ?

     Chi nhánh công ty không có tư cách pháp nhân. Chi nhánh không đáp ứng đủ các điều kiện để được công nhận là pháp nhân theo quy định của pháp luật dân sự. Các yếu tố đó gồm :

    • Được thành lập hợp pháp;
    • Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
    • Có tài sản độc lập;
    • Tham gia vào quan hệ pháp luật một cách độc lập.

     Là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, vốn kinh doanh của chi nhánh là của công ty mẹ. Chi nhánh không độc lập về tài chính đối với doanh nghiệp. Công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về các khoản phát sinh từ hoạt động của chi nhánh.

     5. Hoạt động, ngành nghề của chi nhánh đúng với ngành nghề công ty

  •  Chi nhánh sẽ thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của công ty. Tùy theo sự ủy quyền của doanh nghiệp. Ngành nghề của chi nhánh và ngành nghề của công ty cần có sự tương đồng với nhau. Tuy nhiên, không phải bất cứ ngành nghề nào được doanh nghiệp đăng ký, chi nhánh cũng được phép hoạt động.Như ví dụ đã nêu, để trồng được một cây doanh nghiệp, nhà đầu tư cần xác định:

    •  Thành quả lợi nhuận mong muốn của mình.
    •  Lựa chọn những yếu tố phù hợp như vốn, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, thành viên,…

     Với tư cách là bộ phận của cây mẹ, nhánh cây cũng phải chịu ảnh hưởng bởi những điều kiện đó để phát triển. Cũng tương tự, ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Chi nhánh không thể kinh doanh những ngành nghề khác ngoài phạm vi hoạt động của doanh nghiệp.

     6. Quy định về người đứng đầu chi nhánh

     Trên thực tế, mỗi chi nhánh sẽ có người đứng đầu, là các giám đốc chi nhánh. Các giám đốc chi nhánh không có quyền đại diện cho chi nhánh trừ khi có sự ủy quyền của người đại diện pháp luật của công ty. Phạm vi ủy quyền hoặc việc có thể thu hồi việc ủy quyền là đều do công ty quyết định.

     Những cho những trường hợp dưới đây sẽ không được bổ nhiệm làm người đứng đầu chi nhánh:

    • Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
    • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
    • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân;
    • Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam.
    • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước. Trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
    • Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
    • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
    • Người đang chấp hành hình phạt tù;
    • Người đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc;
    • Người đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án;
    •  Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

 Nội dung bài viết

 1. Điều kiện thành lập chi nhánh công ty

 2. Đặt tên cho chi nhánh công ty

 Quy tắc đặt tên chi nhánh công ty

  • Tên của chi nhánh sẽ phải mang tên doanh nghiệp và kèm theo từ “Chi nhánh”.
  • Phần tên riêng trong tên chi nhánh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
  • Chi nhánh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.
  • Tên chi nhánh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh.
  • Tên chi nhánh được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh phát hành.
  • Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
  • Tên chi nhánh công ty không được rơi vào các trường hợp sau đây:
    • Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký. Trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.
    • Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp. Trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
    • Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
  • 3. Địa chỉ trụ sở
  • 4. Tư cách pháp nhân
  • 5. Hoạt động, ngành nghề của chi nhánh đúng với ngành nghề công ty
  • 6. Người đứng đầu chi nhánh
    • Những cho những trường hợp dưới đây sẽ không được bổ nhiệm làm người đứng đầu chi nhánh:
      • Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
      • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
      • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân;
      • Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam.
      • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước. Trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
      • Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
      • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
      • Người đang chấp hành hình phạt tù;
      • Người đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc;
      • Người đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án;
      • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

 DỊCH VỤ THÀNH LẬP CHI NHÁNH CỦA DOANH NGHIỆP

 Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn và cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp, thành lập chi nhánh doanh nghiệp. Chúng tôi hân hạnh gửi đến các doanh nghiệp dịch vụ thành lập chi nhánh uy tín, nhanh chóng. Các doanh nghiệp có nhu cầu thành lập chi nhánh hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và cung cấp dịch vụ thành lập chi nhánh.