Lập chi nhánh khác nơi công ty đặt trụ sở

 Lập chi nhánh khác nơi công ty đặt trụ sở

 Trong quá trình hoạt động để phù hợp với việc kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh có địa chỉ cùng tỉnh, thành phốnơi công ty đặt trụ sở hoặc khác tỉnh, thành phốnơi công ty đặt trụ sở.

 1. Chi nhánh của công ty là gì ?

 Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

 2. Quy định của pháp luật về lập chi nhánh khác nơi đặt trụ sở của doanh nghiệp Việt Nam

 Quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật doanh nghiệp 2014 về thành lập chi nhánh của doanh nghiệp như sau:

 “Điều 46. Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp

 1. Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính.”

 Lập chi nhánh khác nơi công ty đặt trụ sở

 3. Một số đặc điểm của việc lập chi nhánh khác nơi đặt trụ sở của doanh nghiệp Việt Nam

 Thành lập chi nhánh khác nơi công ty đặt trụ sở sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn khi làm việc với những khách hàng ở nơi xa thay vì họ buộc phải đến trụ sở chính công ty. Tóm gọn một số đặc điểm của chi nhánh doanh nghiệp Việt Nam như sau:

  • Bất kì loại hình doanh nghiệp nào (Công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân,…) đều có quyền mở chi nhánh công ty.
  • Doanh nghiệp chỉ được mở chi nhánh khi đã có mã số doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh đã khớp mã với hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam.
  • Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, là bộ phận không thể tách rời trong hoạt động doanh nghiệp.
  • Chi nhánh thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, tùy theo sự ủy quyền của doanh nghiệp.
  • Chi nhánh phải hoạt động đúng ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp mẹ, không được thực  hiện các hoạt động khác ngoài phạm vi kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, không phải bất cứ ngành, nghề nào được đăng ký bởi doanh nghiệp, chi nhánh cũng được phép hoạt động.
  • Chi nhánh không có tư cách pháp nhân ( bao gồm: được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, quan hệ pháp luật một cách độc lập, có tài sản độc lập,..). Vì chi nhánh công ty không có vốn kinh doanh, vốn kinh doanh của chi nhánh là từ doanh nghiệp mẹ.
  • Chi nhánh không độc lập về tài chính đối với doanh nghiệp, doanh nghiệp mẹ phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ hoạt động của chi nhánh.
  • Người đứng đầu chi nhánh không đương nhiên có thẩm quyền đại diện cho chi nhánh mà quyền này phát sinh khi có sự ủy quyền của người đại diện công ty.
  • Chi nhánh được chọn lựa chế độ hạch toán độc lập hoặc phụ thuộc tùy thuộc vào nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.

 4. Thủ tục thành lập chi nhánh khác nơi đặt trụ sở của doanh nghiệp

 Thành lập chi nhánh khác nới công ty đặt trụ sở thì tiến hành như thế nào?

 Doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định đặt địa điểm kinh doanh theo quy định tại khoản 2 điều 46  Luật doanh nghiệp và khoản 1 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP).

 “2. Trường hợp lập chi nhánh trong nước, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Hồ sơ bao gồm:

 a) Thông báo lập chi nhánh;

 b) Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập chi nhánh của doanh nghiệp; bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.

 3. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh thì thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do; các yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có).

 4. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh phải gửi thông tin cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và gửi thông tin đăng ký hoạt động chi nhánh cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh; định kỳ gửi thông tin đăng ký hoạt động chi nhánh cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt chi nhánh.

 5. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi.

 6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

 Lập chi nhánh khác nơi công ty đặt trụ sở

Hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh bao gồm:

  • Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh;
  • Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc thành lập chi nhánh đối với Công ty TNHH 02 thành viên trở lên; của của Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty hoặc Chủ tịch công ty về việc thành lập chi nhánh đối với Công ty TNHH 01 thành viên; của Hội đồng quản trị về việc thành lập chi nhánh đối với Công ty Cổ phần; của các thành viên hợp danh về việc thành lập chi nhánh đối với Công ty hợp danh
  • Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh.
  • Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người thực hiện thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh.

Thời gian đăng ký thành lập chi nhánh của doanh nghiệp:

 Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh đặt địa chỉ trụ sở xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.

 Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh đặt trụ sở gửi thông tin đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để bổ sung thông tin về chi nhánh của doanh nghiệp.

 Thủ tục làm dấu và thông báo mẫu dấu của chi nhánh

 Trong trường hợp doanh nghiệp có sử dụng con dấu của chi nhánh. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp tiến hành khắc dấu chi nhánh và thông báo mẫu dấu của chi nhánh đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh có địa chỉ trụ sở.

 Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ  ngày nhận được hồ sơ thông báo mẫu dấu của chi nhánh hợp lệ. Phòng đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh sẽ đăng tải mẫu dấu của chi nhánh lên hệ thống cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp.

  Cơ sở pháp lý

  • Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13;
  • Nghị định số 78/2015/NĐ-CP;
  • Nghị định 108/2018/NĐ-CP;

 Nội dung bài viết