Lợi nhuận trong kinh doanh

 Lợi nhuận trong kinh doanh

 Lợi nhuận kinh doanh là gì

  Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu bán sản phẩm , hàng hóa, dịch vụ trừ đi giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế theo quy định của pháp luật ( trừ thuế lợi tức ).

 – Sau quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thu được một khoản lợi nhuận nhất định và phải tiến hành phân phối doanh lợi đó.

 Cách tính lợi nhuận kinh doanh

 1
Bắt đầu với tổng số thu nhập của doanh nghiệp bạn đang quản lý. Để tính được lợi nhuận của doanh nghiệp, bạn sẽ bắt đầu bằng việc cộng tất cả tiền thu được từ hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định (ví dụ, một quý, một năm, một tháng,…). Tính tổng doanh thu bán hàng hóa hay cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong khoảng thời gian đang được đề cập đến. Việc này có thể được tổng hợp từ nhiều nguồn, bao gồm cả doanh thu bán sản phẩm, dịch vụ đã cung cấp, các khoản thanh toán từ các thành viên, hoặc, thanh toán từ các cơ quan của chính phủ, thuế, phí, doanh thu từ việc bán bản quyền,…
Lưu ý rằng bạn cần trừ ra bất kỳ khoản tiền nào đã hoàn lại cho khách hàng do trả hàng bán hay do tranh chấp để việc tính tổng thu nhập của bạn chính xác hơn.
Tính toán lợi nhuận của 1 doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn bằng ví dụ sau đây. Giả sử chúng ta sở hữu một công ty xuất bản với quy mô nhỏ. Trong tháng rồi, doanh thu bán lẻ sách trong khu vực là 20 triệu đồng. Tuy nhiên, chúng ta cũng bán bản quyền một số sách với trị giá 7 triệu và đồng thời nhận 3 triệu từ các nhà bán lẻ sách về tài liệu quảng cáo chính thức. Nếu trên đây là tất cả các nguồn doanh thu của công ty, chúng ta có thể tính tổng thu nhập là 20 + 7 + 3 = 30 triệu.

 2
Tính tổng chi phí kinh doanh của công ty trong một kỳ kế toán nhất định. Chi phí kinh doanh có thể rất đa dạng tùy thuộc vào loại hình hoạt động mà doanh nghiệp tham gia. Nói chung, tổng chi phí kinh doanh thể hiện tất cả số tiền mà doanh nghiệp đã chi ra trong một kỳ kế toán đã xác định. Hãy xem phần mô tả bên dưới về chi tiết các khoản chi phí mà một doanh nghiệp phải chịu khi hoạt động bình thường.
Trong ví dụ của chúng ta, giả sử việc kinh doanh phải chi ra hết 13 triệu đồng trong tháng để kiếm được 30 triệu thu nhập. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ sử dụng 13 triệu như là tổng chi phí để tạo ra thu nhập đó.
Tiêu đề ảnh Calculate Profit Step 3
3
Trừ tổng chi phí với tổng thu nhập. Khi bạn tính được giá trị chính xác của tổng thu nhập và chi phí kinh doanh, việc tính lợi nhuận sẽ dễ dàng. Đơn giản là bạn chỉ cần trừ thu nhập với chi phí để tính được lợi nhuận. Giá trị lợi nhuận kinh doanh mà bạn có được thể hiện số tiền mà bạn đã kiếm được trong khoảng thời gian nhất định. Số tiền này được các chủ doanh nghiệp sử dụng vào nhiều mục đích. Họ có thể tái đầu tư số tiền này vào hoạt động kinh doanh, sử dụng nó để trả nợ vay, trả cổ tức cho nhà đầu tư, hoặc đơn giản là gửi tiết kiệm.
Trong ví dụ của chúng ta, khi chúng ta đã có những con số chính xác, cụ thể về thu nhập và chi phí, việc tính lợi nhuận kinh doanh là hoàn toàn đơn giản. Trừ thu nhập với chi phí của doanh nghiệp 30 triệu – 13 triệu, chúng ta sẽ thu được lợi nhuận là 17 triệu. Nếu chúng ta là chủ doanh nghiệp, ta có thể sử dụng số tiền này để mua một máy in mới cho công ty xuất bản của mình nhằm tăng số lượng sách mà chúng ta có thể in và tăng khả năng mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty về lâu dài.

 4
Lưu ý rằng lợi nhuận mang giá trị âm được gọi là “lỗ thuần”. Thay vì nói rằng công ty có lợi nhuận âm, chúng ta thường nói công ty bị “thua lỗ trong hoạt động kinh doanh” hay công ty có “lỗ thuần trong hoạt động kinh doanh (NOL)”. Nếu công ty tạo ra lợi nhuận âm, điều này có nghĩa là, trong khoảng thời gian tinh toán, công ty đã tiêu nhiều tiền hơn số tiền mà nó kiếm được. Đối với hầu hết các công ty việc tạo ra lợi nhuận âm là điều nên tránh, cho dù trong thời gian đầu hoạt động của công ty, đôi khi việc bị lỗ là không thể tránh khỏi. Trong trường hợp lỗ thuần, doanh nghiệp có thể phải chịu chi phí lãi vay cho hoạt động của doanh nghiệp hoặc tăng thêm vốn từ nhà đầu tư.
Khoản lỗ thuần không nhất thiết thể hiện doanh nghiệp đang bên bờ vực thẳm (mặc dù trường hợp này cũng “có thể” xảy ra). Thường các doanh nghiệp bị lỗ khi họ đang chịu một khoản chi phí một lần ban đầu nào đó khá lớn (như chi phí mua văn phòng, xây dựng một chi nhánh mới, v.v…) cho đến khi bắt đầu có lợi nhuận. Chẳng hạn, Amazon.com đã không tạo ra được đồng lợi nhuận nào trong 9 năm (1994-2003) trước khi nó bắt đầu thu được lợi nhuận sau đó.

 5
Tra cứu các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh liên quan đến doanh thu và chi phí của doanh nghiệp. Khi việc tính toán lợi nhuận trở nên đơn giản hơn, phần khó nhất trong việc xác đinh lợi nhuận của một doanh nghiệp là xác định chính xác thông tin doanh thu và chi phí. Thật may là hầu hết doanh nghiệp đều phải công bố các tài liệu kế toán như báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh liệt kê rõ nguồn gốc các khoản thu nhập và chi phí. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kê khai chi tiết nguồn gốc các khoản thu và chi cũng như có “một dòng cuối” ghi nhận tổng lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Sử dụng những thông tin có được trong báo cáo hoạt động kinh doanh này ta hoàn toàn có thể tính toán được chính xác tổng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Trong phần tiếp theo chúng ta sẽ xem xét từng bước về các nguồn thu nhập và chi phí mà một báo cáo hoạt động kinh doanh thực tế có thể có.

 Phân tích Doanh thu và Chi phí

 1
Bắt đầu với giá trị doanh thu thuần của doanh nghiệp. Trong khi lợi nhuận được xác định dễ dàng bằng cách lấy doanh thu trừ chi phí thì hai đại lượng này được xác định từ rất nhiều nguồn khác nhau. Do đó, nếu bạn bắt đầu tính lợi nhuận của doanh nghiệp, bạn có thể phải làm việc với nhiều nguồn số liệu khác nhau hơn là chỉ sử dụng một nguồn số liệu. Ở phần này, chúng ta sẽ phân tích doanh thu và chi phí theo từng phần. Bắt đầu với doanh thu thuần — là số tiền được tạo ra từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, trừ đi hàng bán bị trả lại, các khoản chiết khấu và khoản chi phí cho hàng bị hỏng hay bị lỗi.
Để minh họa cho việc phân tích thu nhập và chi phí, hãy theo dõi ví dụ sau. Giả sử rằng chúng ta sở hữu một công ty nhỏ sản xuất giày thể thao cao cấp. Trong quý này, chúng ta bán được 350 triệu đồng. Tuy nhiên, chúng ta mất 10 triệu đồng cho việc thu hồi một số sản phẩm. Chúng ta cũng phải trả lại 2 triệu cho hàng bán bị trả lại và chiết khấu liên quan đến các sản phẩm này. Trong trường hợp này, doanh thu thuần của công ty là 350 – 10 – 2 = 338 triệu đồng.
2
Trừ giá vốn hàng bán để xác định tổng thu nhập. Các doanh nghiệp phải chi tiền để tạo ra tiền. Sản phẩm được tạo ra từ các nguyên vật liệu, và doanh nghiệp cần phải trả chi phí nguyên vật liệu này và nhân công, có nghĩa là doanh nghiệp phải tốn chi phi để làm ra sản phẩm họ cần bán. Những chi phí này được gọi là giá vốn hàng bán (COGS). Giá vốn hàng bán bao gồm chi phí nguyên vật liệu và nhân công liên quan trực tiếp đến việc tạo ra sản phẩm, nhưng không gồm các chi phí gián tiếp như chi phí phân phối, vận chuyển, và lực lượng bán hàng. [2]. Trừ giá vốn hàng bán cho doanh thu thuần để xác định tổng thu nhập.
Trong ví dụ ở công ty giày thể thao, công ty cần mua vải và cao su đề sản xuất giày và cũng cần trả tiền cho công nhân nhà máy vận chuyển các vật liệu này vào kho. Giả sử chúng ta mất 30 triệu đồng mua vải và cao su, và mất 35 triệu đồng trả cho công nhân vận chuyển cho quý này, thu nhập ròng sẽ là 338 – 30 – 35 = 273 triệu đồng.
Lưu ý rằng trong trường hợp doanh nghiệp đang tính không bán bất cứ sản phẩm cụ thể hữu hình nào (ví dụ như công ty tư vấn), chi phí tạo ra doanh thu được coi như là giá vốn hàng bán sẽ được sử dụng. Chi phí tạo ra doanh thu bao gồm những chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh như chi phí nhân công và hoa hồng trên doanh thu, nhưng không bao gồm các chi phí gián tiếp như tiền lương nhân viên, tiền thuê nhà, tiền điện nước,…
3
Trừ ra tất cả chi phí hoạt động. Các doanh nghiệp không chỉ tốn chi phí để bán được sản phẩm và/hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng, họ cũng tốn chi phí trả lương cho nhân viên, lập quỹ cho hoạt động quảng bá sản phẩm, và chi phí điện nước. Những chi phí này được gọi là chi phí hoạt động và được định nghĩa như là những chi phí cần thiết để doanh nghiệp có thể hoạt động, các doanh nghiệp vẫn phải tốn những chi phí này dù sản phẩm có được bán ra hay dịch vụ có được thực hiện hay không.
Trở lại ví dụ về công ty bán giày thể thao, giả sử rằng chúng ta trả lương cho nhân viên không liên quan đến việc sản xuất là 120 triệu đồng. Chúng ta cũng trả 10 triệu tiền thuê nhà và điện nước, và trả 5 triệu cho việc quảng cáo trên tạp chí. Nếu tất cả những chi phí này đều là chi phí hoạt động, chúng ta sẽ trừ như sau 273 – 120 – 10 – 5 = 138 triệu đồng.
4
Trừ ra chi phí khấu hao/chi phí phân bổ theo kỳ. Khi bạn trừ chi phí hoạt động ra khỏi chi phí, bạn sẽ trừ cả chi phí khấu hao và chi phí phân bổ. Chi phí khấu hao và chi phí phân bổ là những chi phí có liên quan với nhau (nhưng không giống nhau). Khấu hao (Depreciation) thể hiện sự giảm giá trị của các tài sản cố định hữu hình như thiết bị và dụng cụ do hao mòn trong quá trình hoạt động bình thường trong vòng đời của tài sản, trong khi đó chi phí phân bổ (amortization) thể hiện sự giảm giá trị của tài sản cố định vô hình như bằng sáng chế và bản quyền trong suốt thời gian sử dụng của tài sản.
Trong ví dụ về công ty bán giày thể thao, giả sử rằng chiếc máy được sử dụng để sản xuất giày thể thao có giá là 100 triệu và sử dụng trong 10 năm. Chi phí khấu hao theo đường thẳng của chiếc máy là 10 triệu/năm, hoặc 2,5 triệu/quý. Nếu chi phí khấu hao/phân bổ chỉ có như vậy, chúng ta có thể tính thu nhập hoạt động sản xuất trong quý như sau: 138 – 2,5= 135,5 triệu đồng.
5
Trừ ra tất cả những chi phí khác. Kế tiếp, bạn sẽ tính những chi phí đặc biệt phát sinh mà không thể tính vào hoạt động kinh doanh bình thường được. Những chi phí này có thể gồm tiền lãi vay, tiền trả nợ, mua tài sản mới, và những chi phí khác. Chúng có thể sẽ khác nhau trong mỗi kì kế toán, đặc biệt nếu chiến lược kinh doanh của công ty có thay đổi.
Chúng ta giả định rằng công ty giày thể thao vẫn đang trả nợ gốc cho khoản vay từ lúc bắt đầu kinh doanh. Trong quý rồi, chúng ta trả 10 triệu tiền nợ vay. Chúng ta cũng mua một máy sản xuất giày mới với giá 20 triệu. Nếu đây là tất cả chi phí bất thường trong quý, chúng ta có thể trừ như sau: 135,5 – 10 – 20 = 105,5 triệu đồng.
6
Cộng vào bất kỳ khoản doanh thu đặc biệt nào. Ngoài những chi phí bất thường, doanh nghiệp cũng có những nguồn doanh thu đặc biệt khác. Những nguồn này có thể gồm những thương vụ với các công ty khác, chẳng hạn doanh thu từ việc bán tài sản cố định hữu hình như thiết bị, và doanh thu từ tài sản cố định vô hình như tiền bản quyền, thương hiệu.
Giả sử, trong quý rồi, chúng ta đã bán một chiếc máy làm giày cũ với giá 5 triệu đồng và cho phép một công ty quảng cáo khác sử dụng nhãn hiệu của công ty với phí là 10 triệu. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ cộng thêm những khoản doanh thu đặc biệt này vào tổng thu nhập: 105,5 + 5 + 10 = 120,5 triệu đồng.
Tiêu đề ảnh Calculate Profit Step 127
Trừ thuế để xác định thu nhập ròng. Cuối cùng, sau khi tất cả doanh thu và chi phí được tính toán, chi phí thuế sẽ được trừ vào doanh thu để xác định thu nhập ròng. Lưu ý rằng doanh nghiệp có thể chịu nhiều loại thuế (ví dụ, một công ty có thể phải trả cả thuế nhà nước và thuế địa phương). Thêm vào đó, mức thuế suất có thể thay đổi tùy vào nơi hoạt động của công ty và lợi nhuận nó kiếm được. Sau khi trừ chi phí thuế vào phần lợi nhuận thu được, ta sẽ có thu nhập ròng của công ty, đây là mức thu nhập sẽ được người chủ doanh nghiệp sử dụng.
Trong ví dụ của chúng ta, giả sử rằng, dựa trên mức thu nhập chịu thuế của kì trước, chúng ta phải đóng thuế hết 30 triệu đồng. Trừ 120,5 – 30 = 90,5 triệu đồng. Đây là con số thể hiện thu nhập thuần/ròng của doanh nghiệp, hay có thể nói 90,5 triệu đồng là lợi nhuận trong quý của công ty. Không phải thấp!
Lời khuyên
Hãy chắc rằng bạn đã xem xết tất cả các chi phí hoạt động trong kỳ. Chi phí quảng cáo, lập danh thiếp và những cuộc gọi đường dài có thể không mất nhiều chi phí, nhưng chúng cần phải được xem xét ngay là chi phí trong kỳ.
Lưu ý rằng bạn có thể xác định lợi nhuận thuần biên bằng cách tính tỷ lệ phần trăm doanh thu đã mang lại lợi nhuận. Hay nói cách khác, chia lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cho thu nhập thuần và chuyển số này thành tỷ lệ phần trăm. Ví dụ, nếu doanh thu thuần là 10 triệu đồng, giá vốn hàng bán là 3 triệu đồng, và tổng chi phí hoạt động là 2 triệu đồng, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh sẽ là 10 – 5 = 5 triệu đồng; lợi nhuận biên sẽ là 5/10 = 0,5 = 50%.

 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh

 Lợi nhuận trong hoạt động của doanh nghiệp

 Lợi nhuận là kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp (DN) và là chỉ tiêu nhận được nhiều sự quan tâm của những người sử dụng thông tin tài chính như nhà quản trị, nhà đầu tư (NĐT), các chủ nợ… Tuy nhiên, nếu chỉ xem xét đến khía cạnh số lượng của lợi nhuận là chưa đầy đủ mà cần phải quan tâm đến chất lượng của khoản lợi nhuận đó.

 Nghĩa là cần phải xem xét lợi nhuận được công ty công bố có tính bền vững, ổn định và xuất phát từ hoạt động kinh doanh của công ty, hay đó chỉ là những con số được làm đẹp bởi những thủ thuật kế toán.

 Ở Việt Nam, lý do thúc đẩy hành động điều chỉnh lợi nhuận là tối thiểu hóa chi phí thuế thu nhập DN, tạo hình ảnh tốt công ty để thu hút đầu tư từ bên ngoài… Do đó, khi có cơ hội các nhà quản trị sẽ thực hiện hành động điều chỉnh lợi nhuận theo ý muốn chủ quan của họ.

 Hành động này sẽ phần nào làm cho các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá sai lệch kết quả hoạt động kinh doanh của DN và từ đó đưa ra quyết định sai lầm. Do vậy, việc nghiên cứu chất lượng lợi nhuận và các yếu tố tác động nhằm có biện pháp nhận dạng DN nào có chất lượng thu nhập tốt, yếu tố nào tác động tích cực, tiêu cực để có quyết định trong quản trị hay đầu tư là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

 Tổng quan và mô hình nghiên cứu

 Khi nghiên cứu về tác động của cấu trúc nợ đến chất lượng thu nhập của DN, Dương Nguyễn Thanh Tâm (2013) nhận thấy có sự tác động của cấu trúc nợ đến chất lượng thu nhập của DN. Lê Quang Minh (2013) khi xem xét đến chất lượng thu nhập của các DN niêm yết ở Việt Nam giai đoạn 2007-2012 cho rằng, có đủ căn cứ để tin rằng, thành phần tiền có tính chất bền vững hơn thành phần dồn tích.

 Phạm Thị Bích Vân (2013) đã chỉ ra các cách khác nhau để đo lường sự trung thực của các chỉ tiêu lợi nhuận, nhờ đó các nhà quản trị DN có thể đưa ra những quyết định về mặt kinh tế một cách phù hợp.

 Về cơ cấu cổ đông và thu nhập, nghiên cứu của Lee và cộng sự (2007) nhận thấy, phương pháp quản trị thu nhập giảm trong các công ty có tỷ lệ các thành viên độc lập của Hội đồng quản trị cao hơn.

 Yo Han An và Tony Naughton (2006) nghiên cứu về ảnh hưởng của sở hữu gia đình đến giá trị DN và chất lượng thu nhập của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Hàn Quốc trong giai đoạn khủng hoảng từ 2000 – 2005. Kết quả chỉ ra rằng, sở hữu gia đình có thể làm giảm hoặc làm trầm trọng thêm vấn đề đại diện. Những đặc điểm riêng biệt của sở hữu gia đình có thể ảnh hưởng đến giá trị công ty và chất lượng thu nhập…

 Haghighat và Homayoun (2004) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa dồn tích và thu nhập cho kết luận rằng, có một mối quan hệ có ý nghĩa về mặt thống kê tích cực giữa chất lượng của dồn tích và các yếu tố sau: Quy mô của các công ty, thu nhập, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và bán hàng.

 Francis và cộng sự (2002) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng thu nhập, chi phí nợ và chi phí vốn chủ sở hữu. Họ tìm thấy một mối quan hệ nghịch đảo giữa chất lượng thu nhập và chi phí, khi mà các công ty có chất lượng thu nhập thấp có tỷ lệ nợ và chi phí cho cổ phiếu phổ thông cao.

 Dựa vào lý thuyết và tổng hợp các nghiên cứu trước, mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau:

 EQ it = α + β1Family it+ β2Foreign it + β3 Sizeit + β4Lev it + β5 D/Eit + β6GROWTH it + β7PPE it + β8 LIQD it + ε

 Trong đó:

 EQ1 đo bằng tỷ lệ giữa dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận sau thuế (Penman, 2001). Dòng tiền hoạt động (OCF) là một chỉ số đo lường mức lợi nhuận của một công ty tốt hơn thu nhập vì một công ty có thể cung cấp số liệu dương về thu nhập trên các báo cáo tài chính nhưng có thể vẫn không có khả năng trả nợ.

 Nếu công ty thông báo số liệu về thu nhập đạt mức cao kỷ lục nhưng lại có nguồn tiền âm, điều đó chứng tỏ công ty này đang gặp vấn đề với dòng tiền và công ty này đã sử dụng các thủ thuật kế toán nhằm đánh bóng hình ảnh của công ty. Tỷ số này càng nhỏ thì độ trung thực của lợi nhuận càng cao.

 EQ1 = OCF/ EAT = (EBIT + Khấu Hao – Thuế)/ Lợi nhuận sau thuế

 Trong đó: EQ1: Chất lượng thu nhập; OCF: Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh; EAT: Lợi nhuận sau thuế.

 Biến độc lập:

 – Tỷ lệ sở hữu gia đình (Family): Tỷ lệ này được tính bằng cách lấy số cổ phiếu do các thành viên gia đình nắm giữ chia cho tổng số cổ phiếu đang lưu hành của công ty. Theo quan điểm của lý thuyết đại diện, chủ sở hữu gia đình có một động lực giám sát mạnh mẽ để giữ của cải vì họ là những NĐT dài hạn. Sự giám sát chặt chẽ này giúp cho giảm bớt hành vi cơ hội của nhà quản lý, giảm quản lý thu nhập.

 – Sở hữu nước ngoài: Là tỷ lệ nắm giữ cổ phần của tất cả các cổ đông nước ngoài tính đến cuối năm và được tính bằng tổng số cổ phần do cổ đông nước ngoài nắm giữ chia cho tổng số cổ phần đang lưu hành. Theo lý thuyết tín hiệu, công ty có quyền sở hữu vốn của nước ngoài càng cao thì chất lượng thu nhập càng thấp vì công ty có xu hướng điều chỉnh giảm lợi nhuận để có thể đóng thuế thấp hơn.

 – Quy mô DN (Size): Quy mô DN được thể hiện là logarit của Tổng tài sản. Việc sử dụng biến này để kiểm tra liệu chất lượng thu nhập có bị ảnh hưởng bởi quy mô DN không.

 – Đòn bẩy tài chính (LEV): Nhân tố này được đo lường bằng cách lấy tổng nợ phải trả chia cho tổng tài sản của DN. Ngoài ra, đòn bẩy tài chính được đo lường thêm bằng chỉ tiêu D/E, được tính bằng cách lấy nợ dài hạn có trả lãi chia cho vốn chủ sở hữu. Hệ số này càng lớn thì các nhà quản lý càng có động cơ điều chỉnh thu nhập của công ty phù hợp với những quy ước trong hợp đồng vay.

 – Tăng trưởng (GRW): Là tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của công ty, được tính bằng tỷ lệ phần trăm thay đổi hàng năm doanh thu. Các công ty tăng trưởng cao thường được coi là những công ty có rủi ro và có khả năng thổi phồng lợi nhuận. Do vậy, tăng trưởng có khả năng sẽ làm giảm chất lượng thu nhập.

 – Tỷ lệ đầu tư tài sản vốn (PPE): Được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định hữu hình là nhà máy và máy móc thiết bị của công ty chia cho doanh thu. Các DN có tỷ lệ PPE cao có thể dễ dàng theo dõi hơn bởi các NĐT bên ngoài hơn các DN có tỷ lệ đầu tư tài sản vô hình cao. Điều này khuyến khích nhà quản lý điều chỉnh lợi nhuận phù hợp với yêu cầu của NĐT.

 – Tỷ lệ thanh khoản (LIQD): Được đo bằng tổng tài sản ngắn hạn của công ty chia cho tổng nợ hiện tại. Các nghiên cứu của Cerf (1961), Singhvi và Desai (1971), Hossain (2001), Belkaoui và kahl (1978) cho thấy, khả năng thanh toán càng cao, DN càng tích cực công bố thông tin để chứng minh tình trạng hoạt động tốt của DN mình, nên chất lượng thu nhập càng cao

 Dữ liệu phục vụ trong nghiên cứu này bao gồm các DN được niêm yết trong giai đoạn từ 2012 đến 2016 trên. Do có sự khác biệt trong cách hạch toán doanh thu, chi phí, để thống nhất cách đánh giá và phân tích tác giả chỉ chọn các DN phi tài chính làm mẫu nghiên cứu. DN tài chính hay phi tài chính được phân loại theo chuẩn GICS (Do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước áp dụng).

 Kết quả nghiên cứu

 Kết quả hồi quy theo các phân vị cho thấy:

 – Biến sở hữu nước ngoài có tác động (-) đến chất lượng thu nhập, kết quả này ổn định qua các phương pháp và qua các phân vị khác nhau. Điều này cho thấy, tỷ lệ sở hữu nước ngoài tăng lên làm EQ1 giảm, nghĩa là tăng chất lượng thu nhập.

 – Biến sở hữu gia đình với chất lượng thu nhập có mối tương quan âm qua các phương pháp trong trường hợp không dùng hồi quy phân vị, tuy nhiên kết quả hồi quy qua các phân vị khác nhau thì có sự khác nhau và đổi chiều. Kết quả cho thấy, chỉ ở các nhóm phân vị trên 75% thì sở hữu gia đình mới có tương quan âm, nghĩa là sở hữu gia đình cao thì chất lượng thu nhập được cải thiện đáng kể.

 – Biến quy mô đổi từ dấu (+) sang dấu (-) ở các phân vị từ 60% trở lên cho thấy, sở hữu với chất lượng thu nhập có quan hệ nghịch, nghĩa là quy mô càng cao thì chất lượng thu nhập càng được cải thiện. Kết quả này trái với kết quả nghiên cứu của Xie et al., (2003), Ayemere (2015), Case et al., (2015).

 – Biến đòn bẩy tài chính chỉ có quan hệ (-) với chất lượng thu nhập ở ngưỡng phân vị 10%, trong khi ở các phân vị khác đều có mối tương quan (+) và có xu hướng tăng dần. Kết quả này khẳng định, khi đòn bẩy tài chính tăng sẽ làm giảm chất lượng thu nhập.

 – Biến thanh khoản có tương quan (-) ở hầu hết các phân vị và ổn định dấu ở hầu hết các phương pháp. Kết quả này cho thấy, thanh khoản tốt làm tăng chất lượng thu nhập. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Cerf (1961), Singhvi và Desai (1971), Hossain (2001), Belkaoui và kahl (1978).

 Ở các mức phân vị về chất lượng thu nhập cao thì có mối tương quan (-) với tăng trưởng. Ngoại trừ ở mức phân vị 10%. Kết quả này hàm ý giữa tăng trưởng với chất lượng thu nhập có quan hệ thuận, các DN có chất lượng thu nhập cao ở các DN có tăng trưởng cao.

 Kết luận và khuyến nghị

 Sở hữu gia đình ở mức thấp (<10%) hay ở mức cao (>80%) giúp cải thiện chất lượng thu nhập trong phân tích định tính và định lượng. Như vậy, trong quản trị DN lưu ý việc sở hữu gia đình trong hai ngưỡng như vậy sẽ có lợi hơn trong quản trị nhất là về chất lượng thu nhập. Lâu nay, các NĐT cho rằng, công ty gia đình sẽ có những quyết sách mang tính gia đình trị, người ngoài khó can thiệp. Tuy nhiên, thông qua nghiên cứu này cho thấy, sở hữu gia đình chưa hẳn là xấu, chí ít là về quản trị nâng cao chất lượng thu nhập.

 Hiện nay, mặc dù đã có quy định về mở “room” cho NĐT nước ngoài nhưng vẫn còn một số rào cản nhất định, nhất là rào cản hạn chế về ngành nghề kinh doanh có điều kiện vì trong giấy phép kinh doanh của các DN thường đăng ký rất nhiều ngành nghề kinh doanh.

 DN có sử dụng đòn bẩy tài chính cao dễ dẫn đến việc điều chỉnh hay quản trị lợi nhuận, đánh bóng các báo cáo tài chính để làm gia tăng khả năng vay mượn nợ và thường có chất lượng thu nhập thấp. Do vậy, nếu đánh giá về chất lượng thu nhập để xem xét đầu tư, NĐT có thể ưu tiên vào các DN có đòn bẩy tài chính thấp hơn.

 Kết quả cũng khẳng định, các DN có thanh khoản và tăng trưởng cao thường có chất lượng thu nhập tốt hơn. Như vậy, trong đánh giá, phân tích đầu tư, cần ưu tiên chọn các mã cổ phiếu có thanh khoản tốt và tăng trưởng cao.

 Việc tăng tỷ lệ đầu tư cao có thể giúp gia tăng dòng tiền trong tương lai, tuy nhiên phát sinh rủi ro cũng như để tăng đầu tư, các DN cũng có xu hướng làm đẹp báo cáo và do đó dễ dẫn đến chất lượng thu nhập không tốt. Các DN cũng không nên đầu tư quá nhiều làm gia tăng rủi ro và giảm thanh khoản, giảm chất lượng thu nhập.

 Cách chia lợi nhuận kinh doanh

 – Việc phân phối lợi nhuận cần giải quyết các yêu cầu sau đây:

 + Doanh nghiệp cần phải giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và công nhân viên, trước hết cần làm nghĩa vụ và hoàn thành trách nhiệm đối với Nhà nước theo đúng pháp luật quy định như nộp thuế Nhà nước đầy đủ, kịp thời để Nhà nước có nguồn thu và doanh nghiệp không vì lợi ích rieng của mình mà trốn thuế, lậu thuế.

 – Doanh nghiệp phải dành phần lợi nhuận để lại thích đáng để giải quyết nhau cầu sản xuất kinh doanh của mình, đồng thời chú trọng đến đảm bảo lợi ích cho các thành viên trong doanh nghiệp mình.

 3. Nội dung phân phối lợi nhuận

 Nội dung phân phối lợi nhuận

 Nội dung phân phối lợi nhuận

 – Tổng lợi tức thực hiện cả năm của doanh nghiệp sau khi nộp thuế tức lợi tức theo luật định ( kể cả thuế lợi tức bổ sung nếu có ) được phân phối theo thứ tự sau:

 (1) + Nộp tiền thu về sử dụng vốn ngân sách nhà nước

 + Trường hợp lợi tức sau thuế không đủ đê nộp tiền thu sử dụng vốn theo mức quy định thì doanh nghiệp phải nộp toàn bộ lợi tức sau thuế

 + Trường hợp doanh nghiệp bị lỗ thì không phải nộp tiền thu về sử dụng vốn

 (2) Trả tiền phạt như: tiền phạt vi phạm kỉ luật thu nộp ngân sách, tiền phạt vi phạm hành chính, phạt vi phạm hợp đồng, phạt nợ quá hạn ( sau khi trừ tiền thu được ), các khoản chi phí hợp lệ chưa được trừ khi xác định thuế lợi tức phải nộp

 (3) Trừ các khoản lỗ không được trừ vào lợi tức trước thuế

 (4) Đối với những doanh nghiệp kinh doanh trong một số ngành đặc thù ( như ngân hàng thương mại, bảo hiểm,..) mà pháp luật quy định phải trích lập các quỹ đặc biệt từ lợi tức, thì sau khi trừ các khoản từ (1)->(3) nêu trên, doanh nghiệp trích lập các quỹ đó theo lỷ lệ do Nhà nước quy định.

 (5) Chia lãi cho các đối tượng góp vốn theo hợp đồng hợp tác kinh doanh ( nếu có )

 (6) Phân lợi tức còn lại trích lập quỹ của doanh nghiệp theo quy định trong thông tư.

 4. Biện pháp tăng lợi nhuận

 Biện pháp tăng lợi nhuận

 Biện pháp tăng lợi nhuận

 – Việc tăng lợi nhuận có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp và Nhà nước, vì vậy các doanh nghiệp thường xuyên tìm mọi biện pháp khia thác hét khả năng tiềm tàng trong doanh nghiệp nhằm đạt mức lợi nhuận hợp lý và cao nhất

 – Biện pháp chủ yếu là tăng doanh thu :

 + cụ thể là tăng khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm, kiểu dáng và bao bì sản phẩm thích hợp với thị hiếu người tiêu dùng, tăng cường công tac tiếp thị, quảng cáo cho sản phẩm của doanh nghiệp, thay đổi kết cấu mặt hàng hoặc giá thành sản phẩm

 + căn cứ vào những chỉ tiêu, định hướng lớn của Nhà nước và nh cầu thị trường mà lập kế hoạch sản xuất trên cơ sở những hợp đồng kinh tế đã ký kết, tôn trọng sự cam kết đã quy định trong hợp đồng.

 + phải biết kết hợp với lợi ích của từng đơn vị với lợi ích Nhà nước, không vì chạy theo lợi nhuận mà sản xuất kém phẩm chất, hoặc hàng giả tung ra thụ trường kiếm lời bất chính. Phải đặc biệt tôn trọng người tiêu dùng.

 + hạ thấp giá thàng sản phẩm hoặc gí vốn hàng bán

 + nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh

 => Sự thay đổi trong chính sách phân phối lợi nhuận sẽ ảnh hưởng đến sự biến động giá cả của cổ đông trên thị trường chứng khoán, ảnh hưởng đến thu nhập các cổ đông

 Những ngành kinh doanh siêu lợi nhuận

 1, Kinh Doanh Khoá Học: Thu Hút Thị Trường Trong Kỷ Nguyên Mới
Nắm bắt được nhu cầu và tiêu chuẩn ngày càng tăng cao của các bậc phụ huynh đối với việc học tập của con cái, các Trung tâm giáo dục lớn, nhỏ ngay lập tức được thành lập và ngày càng mở rộng quy mô, với đa dạng các khoá học để phụ huynh và học sinh lựa chọn.

 Về học thuật, những Trung tâm ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Hàn, Tiếng Nhật, Tiếng Trung…), Trung tâm Toán học hay các Trung tâm luyện thi Tốt nghiệp, thi Đại học không ngừng nỗ lực và khẳng định chất lượng giảng dạy đạt tiêu chuẩn Quốc tế thông qua đa dạng các khoá học nhằm trang bị nền tảng kiến thức vững vàng cho lớp trẻ. Về kỹ năng, rất nhiều Trung tâm đào tạo chuyên sâu về kỹ năng mềm (làm việc nhóm, thuyết trình, đàm phán, giao tiếp,…) và các khoá học từ cơ bản đến nâng cao cho học sinh.

 Lợi nhuận mà bạn có thể thu được từ việc kinh doanh các khoá học này có thể dao động từ 50 – 300 triệu/đồng tháng, tuỳ thuộc vào chất lượng dịch vụ giáo dục mà bạn cung cấp đến khách hàng cũng như độ hiệu quả trong các chiến dịch PR mà bạn đẩy mạnh. Hiện nay, nhu cầu của phụ huynh và học sinh đối với các khoá học ngoại ngữ, kỹ năng mềm và luyện thi ngày càng tăng, điều đó có nghĩa là bạn cần phải cạnh tranh và định vị Trung tâm của mình trước nhiều đối thủ, trong đó có cả các đơn vị Trường công, Trường Quốc tế – những cơ sở giáo dục chính thống và cả những Trung tâm khác cùng lĩnh vực. Cách tốt nhất để bạn khẳng định vị thế, chứng minh rằng chương trình giảng dạy cùng môi trường học tập mà mình cung cấp là những dịch vụ đạt chuẩn, đáng mơ ước và đáng kỳ vọng.

 Đồng thời, điều mà khách hàng thực sự quan tâm khi lựa chọn Trung tâm giáo dục và Khóa học là đầu ra được cam kết, đặc biệt con cái của họ sẽ được đào tạo bài bản theo những phương pháp giáo dục khoa học, hiện đại nhất.

 Chiến lược Marketing thông minh dành cho kinh doanh khoá học là những chương trình tư vấn, học thử miễn phí hay các hoạt động cộng đồng nhằm tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh có cơ hội được khai phá tiềm năng của bản thân. Bên cạnh đó, niềm tin khách hàng đối với loại hình dịch vụ này cũng được xây dựng một cách bền vững từ những feedback, phản hồi của những người đã từng trải nghiệm trước và đã thành công. Chính vì vậy, trong Content Marketing, bạn cũng cần lưu ý đến yếu tố này thay vì chỉ đơn thuần giới thiệu về các khoá học cũng như “tâng bốc” thương hiệu mà không có cơ sở nào.

 2, Kinh Doanh Nhà Hàng – Khách Sạn: Chơi Lớn, Lãi Lớn
Đầu tư khởi nghiệp nhà hàng/ chuỗi nhà hàng và khách sạn chính là một trong những cách làm giàu nhanh chóng và hiệu quả nhất năm 2018. Song hành cùng sự phát triển nợ rộ của ngành du lịch nước nhà cũng như điểm nóng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, các nhà hàng và khách sạn cũng đã sẵn sàng chớp lấy thời cơ tuyệt vời này để gây dựng thương hiệu mang điểm nhấn riêng.

 Mô hình nhà hàng với phong vị mới lạ từ các vùng miền hay xứ sở khác nhau như buffet đang được khách hàng trong nước vô cùng ưa chuộng, đồng nghĩa với việc bạn có thể kiếm lời hiệu quả từ phương thức kinh doanh này. Với việc sắp đặt hợp lý các khu đồ ăn tự chọn, nhà hàng của bạn hoàn toàn có thể gây ấn tượng và làm “ngon mắt” thực khách, đồng thời không hề tốn chi phí quá nhiều, đặc biệt không lỗ vốn bởi giá của các suất buffet giờ khá cao, trung bình khoảng 400.000đ/suất. Bên cạnh đó, các nhà hàng chuyên vụ món Âu và các Quốc gia có nền ẩm thực nổi tiếng như Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Italia vẫn không ngừng mở rộng, cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đem đến cho khách hàng trải nghiệm ẩm thực trọn vẹn nhất. Các món ăn được chế biến cầu kỳ theo công thức “du nhập” từ nước ngoài cũng đặc biệt thu hút khách hàng Việt, bởi tâm lý của họ luôn khao khát được thử những điều mới mẻ, và việc nếm thử các món ăn nước ngoài giống như khách hàng đang được du ngoạn về mặt vị giác.

 Mô hình khách sạn, homestay thì không ngừng đổi mới theo xu hướng, tạo ra những làn sóng mạnh mẽ, kích thích lựa chọn của khách du lịch. Đầu tư kinh doanh khách sạn, homestay tại những khu du lịch nổi tiếng sẽ là ý tưởng tốt hơn hẳn so với tại các thành phố trung tâm, ồn ào và đông đúc. Nhấn mạnh vào tâm lý khách hàng Việt muốn được nghỉ dưỡng, tận hưởng trọn vẹn các dịch vụ trong hệ sinh thái tuyệt vời của khu du lịch (Spa, sân golf, bể bơi, tiệc tùng,…), các nhà kinh doanh có thể kiếm lãi đến hàng trăm tỷ đồng mỗi năm với những quần thể khách sạn, nhà hàng và tổ hợp dịch vụ hấp dẫn tại các tụ điểm du lịch “nóng”.

 Tuy nhiên, đứng cùng một “chiến tuyến” với các nhà đầu tư lớn về resort và khu sinh thái thì khách sạn của bạn sẽ có thể bị đe doạ nếu không có một chiến lược kinh donh và truyền thông chính xác. Tối ưu trải nghiệm người dùng từ việc tư vấn, đặt phòng online, booking app hiện đại và tiện lợi, lưu thông tin và chăm sóc khách hàng cùng với đẩy mạnh truyền thông hình ảnh là những yếu tố hàng đầu mà một nhà kinh doanh khách sạn cần tập trung thúc đẩy từ những ngày đầu, đồng thời duy trì bền vững để tạo niềm tin đối với khách hàng, tạo ưu thế cạnh tranh trên thị trường du lịch rộng lớn.

 3, Kinh Doanh Sản Phẩm Và Dịch Vụ Thẩm Mỹ: “Miếng Bánh” Ngon Nhiều Người “Tranh Giành”
Năm 2018 đánh dấu sự trưởng thành và phát triển tăng vọt đến… chóng mặt của ngành kinh doanh sản phẩm và dịch vụ thẩm mỹ. Từ đây, các thương hiệu lớn từ Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng “đua nhau” đổ bộ vào thị trường Việt Nam với những sản phẩm và công nghệ làm đẹp hàng đầu.

 Về kinh doanh mỹ phẩm, các dòng hàng Nhật nội địa, Hàn nội địa, dược mỹ phẩm từ Pháp hay cả những mẫu mỹ phẩm handmade Made in Vietnam ngày càng trở nên phong phú hơn, tạo ra thêm nhiều sự lựa chọn, từ đó kích thích tâm lý và hành vi mua sắm của khách hàng. Bạn hoàn toàn có thể kinh doanh online hoặc buôn bán trực tiếp tại cửa hàng phân phối, cùng phương pháp truyền thông, bán hàng phù hợp với từng mô hình và quy mô khác nhau. Người tiêu dùng Việt thường có xu hướng tâm lý dễ bị thu hút, lựa chọn và tin dùng các dòng mỹ phẩm “ngoại” từ Hàn Quốc, Nhật Bản bởi chất lượng của chúng đều đã được khẳng định một thời gian dài trên thị trường Quốc tế. Tâm lý “sính ngoại” này là hoàn toàn dễ hiểu và bạn có thể lưu ý về nguồn hàng uy tín, đồng thời vận dụng truyền thông để tạo dựng được lòng tin nơi khách hàng.

 Về kinh doanh thẩm mỹ viện, spa, salon tóc, các dịch vụ làm đẹp từ nails, eyelashes cho đến chăm sóc da, giảm cân đều đang kiếm về cho chủ doanh nghiệp hàng tỷ đồng mỗi tháng. Các mô hình kinh doanh thẩm mỹ đang ngày càng lên ngôi, đồng thời cũng tạo áp lực lớn lên đối thủ cạnh tranh. Truyền thông thương hiệu và lôi cuốn từ chính cảm xúc của khách hàng là bí kíp vàng dành cho các đơn vị này, nhằm khác biệt hoá thương hiệu và thu hút người dùng lựa chọn dịch vụ của doanh nghiệp mình một cách bền vững. Đặc biệt, chất lượng dịch vụ, sự cải thiện về cơ sở vật chất cùng máy móc và công nghệ làm đẹp chính là yếu tố tiên quyết để định vị thương hiệu trên thị trường “nóng” đang quá nhiều người “xâu xé” như kinh doanh thẩm mỹ.

 

 

 tag: thuốc   vệ   bida   sữa   bột   cafe   karaoke   cháo   dinh   xăng   dầu   dép   em   gà   rán   five   star   đạo   đức   sàn   gỗ   game   trọ   cơm   quán   cà   phê   áo   nhậu   net   uống   chai   cây   gạo   tây   bia   hơi   camera   giặt   ủi   ga   gas   tươi   hải   kem   mini   lá   massage   phở   sạch   sơn   trà   sức   thép   ốc   vít   xe   đạp   thoại