Mở cửa hàng kinh doanh mua bán bách hoá tổng hợp năm 2020

 Mở cửa hàng kinh doanh mua bán bách hoá tổng hợp năm 2020

 

 I. Lựa chọn mô hình kinh doanh
Một trong những công việc quan trọng nhất để bắt đầu công việc kinh doanh là lựa chọn mô hình pháp lý. Vì vậy tốt nhất nên lựa chọn mô hình pháp lý trước khi bắt đầu công việc kinh doanh.

 II. Chọn tên cửa hàng, tên doanh nghiệp
Khi đặt tên cho cửa hàng hãy đặt tên cửa hàng của mình một cách dễ nhớ và ngắn gọn. Đặc biệt nó nên có một ý nghĩa nhất định nào đó và gắn liền với mặt hàng mà bạn đang kinh doanh.

 Đặc biệt khi đặt tên cho cửa hàng cần lưu ý:

 Không đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với những cửa hàng đã đăng ký trước đó trong phạm vi quy định.
Tên cửa hàng không được trùng cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
Tên cửa hàng không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc thì không thể sử dụng.
III. Địa điểm mở cửa hàng
Lựa chọn địa điểm phù hợp là điều cực kỳ quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu bán hàng của bạn. Tùy vào kinh phí để lựa chọn địa điểm mở cửa hàng, tuy nhiên, cửa hàng mặt tiền các đường lớn và tập trung đông dân cư thường mang lại hiệu quả kinh doanh rõ rệt.

 Mở cửa hàng bách hóa tổng hợp

 IV. Điều kiện các loại hàng hóa bạn kinh doanh ở cửa hàng
Đối với kinh doanh loại hình bách hóa thì pháp luật sẽ không cấm kinh doanh, hoặc hạn chế kinh doanh. Bạn cũng cần phải hoàn thiện các thủ tục pháp lý như giấy phép kinh doanh, các hình thức kinh doanh của cửa hàng. Bạn nên tìm hiểu những quy định của pháp luật đối với mặt hàng, dòng sản phẩm mà mình sẽ kinh doanh để xem có điều kiện gì khác không.

 V. Thủ tục thành lập cửa hàng bách hóa tổng hợp
Sau khi đáp ứng các điều kiện đã nêu phía trên thì hãy bắt đầu đi vào thực hiện thủ tục thành lập. Việc lựa chọn loại hình sẽ quyết định thủ tục thực hiên như thế nào: doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty…. Bạn có thể đọc thêm các bài viết để hiểu hơn và lựa chọn phù hợp:

 1. Nếu lựa chọn loại hình hộ kinh doanh cá thể
Cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan thẩm quyền cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

 Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
Ngành, nghề kinh doanh;
Số vốn kinh doanh;
Họ, tên, số và ngày cấp các giấy tờ chứng thực cá nhân.
2. Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh:
Đơn đề nghị cấp Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực của các cá nhân tham gia:
Thẻ căn cước công dân hoặc;
Chứng minh nhân dân hoặc;
Hộ chiếu.

 Hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
3. Thủ tục đăng ký kinh doanh
Bạn cần thực hiện gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện – nơi đặt địa điểm kinh doanh tạp hóa. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thẩm quyền sẽ xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

 Trong thời gian 05 ngày làm việc kế từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh nếu có đủ các điều kiện quy định tại Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.

 Mở cửa hàng bách hóa tổng hợp

 4. Đóng thuế khi kinh doanh tạp hóa
Ngoài việc thực hiện thủ tục mở cửa hàng kinh doanh tạp hóa theo quy định, bạn cũng cần thực hiện công việc đóng thuế kinh doanh như sau:

 a. Thuế môn bài:
Mức thuế môn bài đối với hộ kinh doanh cá thể chia làm 6 bậc như sau:

 Thu nhập 1 tháng trên 1.500.000 đồng: thuế môn bài/năm là 1.000.000 đồng
Thu nhập 1 tháng trên 1.000.000 đến 1.500.000 đồng: thuế môn bài/năm là 750.000 đồng
Thu nhập 1 tháng trên 750.000 đến 1.000.000 đồng: thuế môn bài/năm là 500.000 đồng
Thu nhập 1 tháng trên 500.000 đến 750.000 đồng: thuế môn bài/năm là 300.000 đồng
Thu nhập 1 tháng trên 300.000 đến 500.000đồng: thuế môn bài/năm là 100.000 đồng
Thu nhập 1 tháng bằng hoặc thấp hơn 300.000 đồng: thuế môn bài/năm là 50.000 đồng.
b. Thuế khoán (Thuế GTGT và thuế TNCN)
Đối với loại thuế này, doanh thu khi mở cửa hàng kinh doanh trên 100 triệu đồng/năm thì bạn sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khoán.

 Loại thuế này được tính dựa vào doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế như sau:

 Thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x tỷ lệ thuế TNCN.
Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x tỷ lệ thuế GTGT

 DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY/HỘ KINH DOANH

 Với nhiều năm  kinh nghiệm trong việc tư vấn và cung cấp dịch vụ  thành lập công ty/ hộ kinh doanh. Chúng tôi xin gửi tới quý khách dịch vụ thành lập công ty/ dịch vụ thành lập hộ kinh doanh uy tín, trọn gói. Quý khách có nhu cầu thành  lập công ty, thành lập hộ kinh doanh hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và cung cấp dịch vụ thành lập công ty, hộ kinh doanh.

 Nội dung bài viết
I. Lựa chọn mô hình kinh doanh
II. Chọn tên cửa hàng, tên doanh nghiệp
III. Địa điểm mở cửa hàng
IV. Điều kiện các loại hàng hóa bạn kinh doanh ở cửa hàng
V. Thủ tục thành lập
1. Nếu lựa chọn loại hình hộ kinh doanh cá thể
2. Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh:
3. Thủ tục đăng ký kinh doanh
4. Đóng thuế khi kinh doanh tạp hóa
a. Thuế môn bài:
b. Thuế khoán (Thuế GTGT và thuế TNCN)
VI. Tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa thành công

 DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY/HỘ KINH DOANH