Một Số Băn Khoăn Về Đóng Bảo Hiểm

 I. Vào công ty bao lâu thì được đóng bảo hiểm

 Theo quy định thì người lao động ký hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng sẽ phải tham gia bảo hiểm xã hội. Bạn nhận vào làm, đào tạo 3 tháng xong sau đó mới được ký hợp đồng lao động thì trong thời gian đào tạo pháp luật không bắt buộc công ty phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Do đó, vấn đề này sẽ do hai bên thỏa thuận.

 II. Quy định xử phạt doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm

 Điều 219. Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (mới)

 1. Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 6 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

 a) Trốn đóng bảo hiểm từ với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

 b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.

 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:

 a) Phạm tội từ 02 lần trở lên;

 b) Trốn đóng bảo hiểm với số tiền từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

 c) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;

 d) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.

 3. Phạm tội trong những trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

 a) Trốn đóng bảo hiểm với số tiền từ 1.000.000.000 đồng trở lên;

 b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 200 người trở lên;

 c) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.

 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

 5. Pháp nhân phạm tội quy định tại Điều này thì bị phạt như sau:

 a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;

 b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

 c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.

 III. Kiện công ty không đóng bảo hiểm

 Trước khi khởi kiện công ty ra tòa án nhân dân, bạn nên thực hiện lần lượt 4 bước sau

 Bước 1: Khiếu nại tới Ban Giám đốc Công ty, tổ chức công đoàn công ty.

 Đây là những người có thẩm quyền xem xét, giải quyết và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động.

 Trong vòng 180 ngày, kể từ ngày biết được công ty không đóng BHXH cho mình, người lao động yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu cho mình để xem xét lại hành vi không nộp tiền BHXH (khoản 1 Điều 7 Nghị định 24/2018/NĐ-CP).

 Bước 2: Khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội

 Trong 30 ngày, kể từ ngày yêu cầu giải quyết, nếu công ty vẫn không đóng hoặc người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết của công ty thì người lao động được quyền khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

 Chánh thanh tra Bộ Lao động Thương binh và xã hội là chủ thể cuối cùng về giải quyết khiếu nại của người lao động theo thủ tục hành chính.

 (Điều 20 Nghị định 24/2018/NĐ-CP)

 Lưu ý:

 – Cả hai lần khiếu nại, người lao động đều có thể khiếu nại trực tiếp hoặc khiếu nại bằng đơn.

 – Đồng thời, nên khiếu nại đích danh. Nếu khiếu nại nặc danh thì có thể đơn khiếu nại sẽ không được giải quyết, vì người giải quyết khiếu nại sẽ không biết phải gửi văn bản trả lời giải quyết khiếu nại đến ai.

 Bước 3: Yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết (không bắt buộc)

 Việc tham gia BHXH gắn liền với quyền lợi của người lao động, chính vì vậy, để bảo vệ người lao động, pháp luật không yêu cầu tranh chấp về BHXH bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết.

 Trong vòng 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra công ty không đóng BHXH, người lao động được yêu cầu hòa giải viên lao động hòa giải tranh chấp (Điều 202 Bộ luật Lao động hiện tại).

 Bước 4: Khởi kiện đến Tòa án nhân dân

 Người lao động khởi kiện đến Toà án nhân dân cấp huyện, nơi công ty đóng trụ sở để yêu cầu giải quyết các quyền lợi liên quan trong thời gian làm việc mà không được đóng bảo hiểm khi:

 – Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại;

 – Hoà giải không thành;

 – Hết thời hạn mà không được giải quyết khiếu nại, hòa giải;

 – Công ty vẫn không đóng.

 IV. Cách kiểm tra công ty có đóng bảo hiểm cho mình không

 tham khảo:

 https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/cach-kiem-tra-cong-ty-co-dong-bao-hiem-xa-hoi-hay-khong-230-16628-article.html

  
Tag: nhiêu cứu tỷ lệ thành lập sao nhờ phần trăm