Một Số Gợi Ý Cho Việc Phát Triển Doanh Nghiệp

 I. 9 ý tưởng phát triển công ty

 Ý tưởng số 1 – Thêm Các Sản Phẩm và Dịch Vụ Giá trị Gia Tăng

 Một cách tuyệt vời để tăng doanh số và thu hút khách hàng chính là bổ sung thêm các sản phẩm và dịch vụ mới đi kèm. Nhưng làm thế nào để quyết định xem cần bổ sung thứ gì mà không biến hoạt động kinh doanh của bạn thành một siêu thị “bát nháo”? Cách tốt nhất để bắt đầu là hãy xem xét lại bản chất hoạt động kinh doanh của công ty bạn. Ví dụ, nếu bạn bán gạch ốp ngoại thất, hãy tự hỏi bản thân mình xem bạn tự xếp mình vào nhóm kinh doanh tấm ốp hay kinh doanh vật liệu xây dựng ngoại thất? Sau khi đã xác định được mặt hàng kinh doanh của mình, bạn có thể xét đến việc bổ sung các sản phẩm cùng ngành hoặc có liên quan như máng xối và ống dẫn nước mưa, tấm lợp mái và các tấm phủ khác vào dòng sản phẩm của mình.

 Một cách đơn giản đến bất ngờ khác để xây dựng danh sách sản phẩm, dịch vụ mới đó là tham khảo chính khách hàng của bạn. Hãy hỏi xem họ muốn mua thêm những mặt hàng, dịch vụ gì khác từ doanh nghiệp của bạn, nếu như bạn có thể cung cấp những thứ đó. Những cuộc trò chuyện thân mật với khách hàng và nhân viên có thể sẽ giúp bạn thu được nhiều thông tin hơn so với việc tiêu tốn một đống tiền để tiến hành những cuộc điều tra khách hàng một cách chuyên nghiệp. Đừng quên hỏi khách hàng về số lượng họ muốn mua và bao lâu họ lại mua 1 lần để hiểu thị hiếu và nhu cầu thực của thị trường; trên cơ sở đó nếu thị trường đủ lớn thì bạn mới nên phát triển mảng kinh doanh mới này để bù được phần chi phí gia tăng.

 Ý tưởng số 2 – Đáp Ứng Thị Trường Còn Bỏ Ngỏ Trong Ngành

 Khi bạn nói chuyện với người tiêu dùng và khách hàng của mình, hãy chú ý thật kỹ khi họ nói cụm từ này: “Giá như họ làm/bán sản phẩm X”. Công việc của bạn là phải tìm ra X là gì và cung cấp nó cho khách hàng. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng khách hàng sẽ chỉ cho bạn biết những gì họ muốn nếu như bạn dành thời gian để thực sự lắng nghe họ. Và điều tuyệt vời là nếu bạn có thể tìm ra được cách đáp ứng nhu cầu đó, doanh số bán hàng chắc chắn sẽ tăng đột phá.

 Ví dụ, nhiều xưởng gỗ xẻ địa phương phải chịu áp lực từ việc những đại lý lớn thâm nhập vào thị trường này và tất nhiên những xưởng nhỏ không bao giờ có thể cạnh tranh với các đại lý lớn này. Nhưng thay vào đó, người chủ biết lắng nghe khách hàng của mình và được biết rằng chuỗi cửa hàng lớn thiếu những loại đồ gỗ hay mặt hàng khó tìm nào hoặc hàng đặt. Đây chính là một nhu cầu chưa được đáp ứng đang bị bỏ ngỏ, và nó có thể mang lại một cơ sở khách hàng mới – đó là những người sống ở vùng ngoại ô muốn tự tay sửa chữa, họ mua tất cả những thứ họ cần cho cuối tuần chỉ ở một cửa tiệm mà thôi.

 Ý tưởng số 3 – Sử Dụng Internet và Các Công Cụ Bán Hàng
Nếu bạn đang đọc bài viết này, bạn chắc chắn biết rằng Internet có khả năng cung cấp nhiều thứ hơn là ảnh hài và tin lá cải.

 Nhiều doanh nghiệp nhỏ giới hạn phạm vi bán hàng và kênh phân phối của mình chỉ bằng thông qua mua bán tại chỗ và mua bán trực tiếp tại cửa hàng, nhưng họ không nghĩ đến việc thương mại điện tử có thể gia tăng phạm vi thị trường, cơ sở khách hàng, và doanh số của họ. Thay vì bán hàng ở tiệm, hãy cân nhắc đến việc bán hàng trên mạng, một cửa hàng trực tuyến, một trang blog hay qua catalog.

 Ý tưởng số 4 – Để Người Khác Bán Sản Phẩm Với Nhãn Hàng Riêng của bạn

 Bằng cách cho phép các nhà phân phối, nhà bán buôn, các đại lý lớn và đối thủ cạnh tranh bán sản phẩm của bạn dưới nhãn hiệu riêng của họ (còn gọi là sản phẩm nhãn trắng – white label product), bạn có thể thu được lợi ích từ việc tăng sản lượng, bao gồm giảm chi phí trên từng đơn vị hàng hóa, tăng chi phí khấu hao cố định, và tăng doanh thu bán hàng, tất cả những điều này đều có thể gia tăng đáng kể lợi nhuận của một doanh nghiệp nhỏ.

 Phương pháp này cũng tạo ra phân khúc thị trường của riêng bạn dưới nhãn hiệu của bạn, hoặc của người khác.

 Ý tưởng số 5 – Tự Tạo Ra Đột Phá Công Nghệ Hoặc Mua Lại Nó

 Chúng ta đều biết rằng chiến lược áp dụng những phương pháp đột phá về mặt công nghệ là rất cần thiết, nhưng nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ lại không biết làm cách nào để đổi mới công nghệ, quy trình và sản phẩm được cấp bằng sáng chế trong ngành của họ, hoặc làm thế nào để cấp phép cho những công nghệ mới cần thiết. Một số công ty cấp phép quyền sở hữu tài sản cung cấp dịch vụ cho tất cả các công ty thuộc mọi quy mô. Những công ty này có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng nếu bạn tìm kiếm từ khóa “cấp phép công nghệ”.

 Có hai loại cấp phép (được cấp phép và cấp phép) và không phải tất cả các công ty đều có thể làm cả hai loại. Được cấp phép (in-licensing) là việc tìm kiếm sự đổi mới công nghệ đặc biệt để tạo ra một sản phẩm khác biệt hoặc tốt hơn, hay một phương pháp để cắt giảm chi phí sản xuất. Trong trường hợp này, bạn sẽ yêu cầu một công ty cấp phép độc quyền tìm kiếm và giành lấy cho doanh nghiệp của bạn một giấy phép sử dụng công nghệ cần có và thường được bảo vệ. Ngược lại, nếu công ty của bạn đã phát triển và cấp bằng sáng chế công nghệ độc quyền mà bạn muốn cấp phép cho người khác, thì một công ty cấp phép như vậy sẽ tìm kiếm các doanh nghiệp muốn mua một giấy phép cho công nghệ hay đổi mới từ công ty của bạn để sử dụng riêng.

 Ý tưởng số 6 – Nâng Cao Năng Suất và Hiệu Quả Thông Qua Phần Mềm Quản Lý Doanh Nghiệp

 Phần mềm quản lý doanh nghiệp tích hợp các chức năng kinh doanh riêng biệt và hiện có của công ty với việc giám sát dự án vào cùng một hệ thống. Phương pháp này hợp lý hoá các hoạt động, và có thể cung cấp một hệ thống ngoại vi song song để sao lưu và truy cập từ bất cứ nơi nào trên thế giới. Trước đây, những phần mềm này chỉ dành riêng cho các công ty lớn với ngân sách dồi dào, và các nhà cung cấp phần mềm duy nhất trong ngành là những tên tuổi lớn như SaaS, Microsoft và SAP.

 Phương pháp này giúp giảm đáng kể công việc hành chính và chi phí cho nhân viên, nâng cao năng suất, hiệu quả cũng như tăng độ chính xác của việc giám sát dự án. Sự cải tiến về chức năng này có thể đưa doanh nghiệp của bạn lên một tầm cao mới. Điều đáng mừng là phần mềm này hiện có thể được mua với mức giá hợp lý từ nhiều công ty kinh doanh phần mềm quy mô nhỏ.

 Ý tưởng số 7 – Hướng Sản Phẩm, Dịch Vụ Bắt Kịp Những Giá Trị và Xu Thế Hiện Hành

 Bạn có thể đưa thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của công ty mình vào các lễ hội địa phương, các đại hội thể thao, các trang web du lịch nổi tiếng, v.v… để quảng cáo, quảng bá và xây dựng thương hiệu thông qua nhiều kênh khác nhau. Trong một vài thành phố, những thương gia địa phương kết hợp việc quảng cáo trong các lễ hội cuối tuần, ngày ra quân của các đội bóng, và kiếm lời từ các tour du lịch bằng xe buýt trọn gói đến các di tích lịch sử địa phương. Doanh nghiệp của bạn cũng có thể hưởng lợi từ một hiệp hội nơi thường tổ chức những chương trình với các chủ đề như bảo vệ môi trường. Cách xây dựng thương hiệu kiểu này có thể nâng cao uy tín và độ tin cậy của công ty bạn trong địa phương mình và gia tăng nhanh chóng doanh số bán hàng.

 Một doanh nghiệp nhỏ thường có thể kiếm lời từ việc xác định được những vấn đề nổi cộm. Thay vì trực tiếp giảm giá, các đại lý và công ty ô tô đưa ra chương trình tích lũy điểm khi mua xăng khi giá nhiên liệu tăng vọt trong thời kỳ 2007-2008. Động thái này làm tăng mạnh doanh số và phân bổ chi phí quảng cáo của họ trong một thời gian dài. Tương tự như vậy, nhiều nông dân buôn bán quy mô nhỏ đã liên kết với nhau để mở chiến dịch “mua nông sản địa phương” để không bị siêu thị ép giá.

 Ý tưởng số 8 – Tận Dụng Các Câu Lạc Bộ, Hiệp Hội Và Đối Thủ Cạnh Tranh

 Hãy giới thiệu sản phẩm, dịch vụ tới các tổ chức nơi có các khách hàng tiềm năng. Hãy tận dụng lợi thế của bạn khi được tham gia vào các câu lạc bộ dịch vụ địa phương, ví dụ ở Mỹ như Rotary, Lions Club, Elks, VFW và American Legion.

 Nếu bạn là thành viên của Phòng Thương mại hay Hiệp hội Thương mại, hãy đăng ký thuyết trình tại một số buổi hội thảo của họ. Tốt nhất là có thể giới thiệu trực tiếp về doanh nghiệp của bạn, nhưng sự hiện diện của bạn và các mối quan hệ bạn thu được tại các cuộc họp như thế này cũng đủ đem lại những cơ hội đột phá tuyệt vời. Là người thuyết trình trong những câu lạc bộ này, mọi người sẽ nhìn nhận bạn với con mắt nhìn một chuyên gia. Lý lịch của bạn sẽ bao gồm cả tên công ty bạn, và mọi người đều muốn làm việc với một chuyên gia.

 Nghe có vẻ điên rồ, nhưng việc hợp tác với đối thủ cạnh tranh để phát triển thị trường trong ngành sẽ đem lại nhiều lợi ích. Ở khu du lịch, các khách sạn và sân gôn là đối thủ cạnh tranh thường hợp tác mật thiết để đưa nhiều khách hơn đến địa bàn của họ. Sau đó, họ sẽ cạnh tranh khi khách hàng đã đến địa bàn. Điều này gọi là “marketing điểm đến” (destination marketing).

 Đồng cạnh tranh và bắt tay với đối thủ cạnh tranh có thể là một cách thức đột phá nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của bạn.

 Ý tưởng số 9 – Xuất Khẩu Sản Phẩm, Dịch Vụ

 Xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ cần sự chuẩn bị kỹ càng về giấy tờ, thiết lập các đại lý hoặc kênh phân phối ở nước ngoài, nghiên cứu luật nhập khẩu và biểu thuế quan ở các nước nhập khẩu, cũng như nắm rõ về điều kiện thanh toán và thư tín dụng. Xác định phương thức vận chuyển, hiểu luật chuyển nhượng quyền sở hữu, và hiểu biết về các vấn đề văn hóa có liên quan cũng là điều rất quan trọng.

 Xuất khẩu sẽ biến cả thế giới trở thành thị trường của bạn và giúp bạn tiếp cận với lượng khách hàng đông đảo, hứa hẹn doanh số khổng lồ, đặc biệt trong những thị trường mới nổi có tầng lớp trung lưu ngày một tăng.

 Kết luận: Có rất nhiều cách để một doanh nghiệp thích ứng, phát triển và định vị thương hiệu để tạo đột phát trong doanh thu và nâng cao lợi nhuận. Điều này cần đến sự thận trọng, ý thức và sự sáng tạo của người chủ doanh nghiệp. Việc này sẽ trở thành một phần thú vị trong kinh doanh cũng như là cơ hội tốt nhất để doanh nghiệp tiếp tục phát triển và thành công. Trên thương trường, thứ duy nhất bất biến là sự thay đổi. Hãy tập thích nghi, đột phá và khi đó doanh nghiệp của bạn sẽ thành công rực rỡ.

 II. Định hướng phát triển công ty

 Để có những bước tiến vững chắc cần phải có những sự tính toán chính xác và xây dựng chiến lược, mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho doanh nghiệp đồng thời có hệ thống, phần mềm quản lý khách hàng để tổng hợp thông tin và đánh giá tổng quan nhất. Để hoạch định được hướng đi cho doanh nghiệp cần xác định được các yếu tố sau:

 Xác định nguồn lực và hệ thống của doanh nghiệp

 Nguồn lực chính và quan trọng nhất của một doanh bao gồm có nguồn tài chính, nguồn nhân sự và nguồn thông tin. Nếu như 3 nguồn lực này càng mạnh thì cơ hội phát triển càng vững chắc. Còn nếu những nguồn lực này không cố định và thường xuyên thay đổi thì doanh nghiệp sẽ mãi chỉ quanh quẩn ở phạm vi nhỏ, khó tiếp cận với những nguồn khách hàng lớn mạnh

 Hệ thống của doanh nghiệp bao gồm hệ thống quản lý và vận hành. Bất kỳ một doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ đều cần có bộ phận quản lý là những thành viên có chức năng thiết lập và quản lý các hoạt động tổng thể của doanh nghiệp. Bộ phận vận hành là các thành viên thuộc các bộ phận, phòng ban và có trách nhiệm đảm nhận những công việc cụ thể.

 Xây dựng mục tiêu và chiến lược phát triển cho doanh nghiệp

 Mục tiêu định hướng phát triển doanh nghiệp bao gồm mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Đề ra mục tiêu cho từng giai đoạn cụ thể vừa để tạo động lực vừa để nắm bắt cơ hội phát triển. Để bám sát được mục tiêu yêu cầu mỗi thành viên cần có từng mục tiêu cụ thể cho bản thân, mục tiêu cho đội nhóm, phòng ban để hướng tới mục tiêu chung cao nhất của doanh nghiệp.

 Các chiến lược bao gồm chiến lược về sản phẩm, nghiên cứu thị trường và khách hàng tiềm năng và cả những chiến lược nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Để đánh giá được bản chất một sản phẩm cụ thể và hiểu hơn về nhu cầu khách hàng đòi hỏi người quản lý cần có cái nhìn tổng quan và sự hỗ trợ từ các phần mềm lưu trữ và quản lý khách hàng như vtiger opensource để có thể tổng hợp đầy đủ thông tin từ đó đưa ra những nhận định chính xác nhất.

 Đón đầu xu hướng công nghệ mới

 Xu hướng làm việc hiện nay là phải tiết kiệm tối đa thời gian và kinh phí nhưng hiệu suất công việc mang lại phải cao. Để có thể đáp ứng được những yêu cầu đó đòi hỏi phải có sự hỗ trợ từ những phần mềm hỗ trợ quản lý và sắp xếp công việc. Phần mềm tối ưu nhất hiện nay là vtiger. Đây được xem là công cụ hỗ trợ tốt nhất giúp doanh nghiệp có thể lưu trữ thông tin khách hàng, sắp xếp các công việc giúp quy trình làm việc trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.

 Như vậy để xây dựng định hướng phát triển doanh nghiệp lâu dài và bền vững cần có những kế hoạch và chiến lược lâu dài, người đứng đầu doanh nghiệp cần phải có cái nhìn tổng quan nhất về hệ thống, tiềm năng của doanh nghiệp và tận dụng sức mạnh từ các công cụ, phần mềm công nghệ mới.Từ sự khái quát và nắm bắt chính xác các vấn đề tồn tại và phát huy những thế mạnh có sẵn cùng hướng đi đúng đắn sẽ đưa ra mục tiêu chung và chiến lược để hoàn thành mục tiêu đó mang lại hiệu suất công việc cao nhất.

 III. Giải pháp phát triển công ty

 Giải pháp 1 là tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm đảm bảo duy trì niềm tin và tăng cường đầu tư kinh doanh bền vững của doanh nghiệp khu vực tư nhân;

 Giải pháp 2 là khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các mô hình kinh doanh bền vững, công nghệ sản xuất sạch hơn, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường;

 Giải pháp 3: Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo và đẩy mạnh thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

 Giải pháp 4: Hỗ trợ nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng lực quản lý, quản trị doanh nghiệp;

 Giải pháp 5: Khuyến khich doanh nghiệp khu vực tư nhân ứng dụng khoa học công nghệ, khai thác cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0;

 Giải pháp 6: Tăng cường vai trò của các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp trong hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân phát triển hiệu quả, bền vững.

 IV. Kế hoạch kinh doanh công ty

 1. Ý tưởng kinh doanh (bussiness ideas):

 Bạn phải nung nấu trong đầu một ý tưởng kinh doanh và suy nghĩ kỹ về những ý tưởng đó. Lịch sử đã chứng minh, ý tưởng, dù cho điên rồ hay vĩ đại, thì cũng đều có những khả năng thành công.

 2. Đặt ra mục tiêu kinh doanh và những thành quả cần đạt được (objectives and goals):

 Đây chính kết quả mà trong ý tưởng kinh doanh cần đạt được. Bạn sẽ phải trả lời những câu hỏi sau: Bạn sẽ đạt được cái gì từ việc kinh doanh của bạn về mặt thời gian, tiền bạc và kinh nghiệm? Làm thế nào để đo lường mức độ thành công của việc kinh doanh đó (ví dụ như tổng doanh thu, lợi nhuận ròng, bao nhiêu nhân công, bao nhiêu thị phần). Sau bao lâu thì có thể đo lường mức độ thành công đó (1 năm, 2 năm hay 5 năm)?

 Mục tiêu phải SMART (thông minh) trong đó S là Specific (Cụ thể), M là Measurable (có thể đo lường được), A là Achievable (Có thể đạt được), R là Realistic (Thực tế) và T là Timely (thời hạn)

 3. Nghiên cứu và phân tích thị trường:

 Phải xem trên thị trường đã có những công ty, tổ chức nào đã kinh doanh trong lĩnh vực đó, sự thành công của họ như thế nào, khách hàng của họ là ai, nhu cầu của thị trường trong tương lai như thế nào…

 4. Phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ (SWOT analysis):

 Bạn phải biết thế mạnh và điểm yếu của bạn khi thực hiện mục tiêu kinh doanh đó.

 Ví dụ như bạn là một chuyên gia máy tính và bạn muốn kinh doanh trong lĩnh vực máy tính thì đó là điểm mạnh trong lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh nhưng điểm yếu có thể là bạn chưa có kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm marketing…Phân tích thị trường cũng gíúp cho bạn dự đoán những cơ hội và thách thức đe doạ tới sự thành công của ý tưởng kinh doanh đó khi bắt tay vào thực hiện.

 5. Xác lập mô hình tổ chức kinh doanh:

 Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, bạn sẽ chọn 1 trong những loại hình kinh doanh như sau: doanh nghịêp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp doanh… Dựa vào phân tích hạn chế và lợi thế của từng hoại hình doanh nghiệp, bạn sẽ quyết định đăng ký kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp nào.

 6. Lên kế hoạch marketing:

 Làm sao để lôi kéo khách hàng và giữ khách hàng khi đã sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn.

 Làm thế nào để khách hàng biết sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp ?

 Chiến lược marketing nào là tốt nhất để làm điều đó ?

 Dù cho sản phẩm và dịch vụ của bạn tốt đến mức nào đi nữa

 nhưng sẽ là vô nghĩa nếu như không ai biết đến doanh nghiệp của bạn. Ba nguyên tắc cơ bản trước khi lập một kế hoạch marketing là:

 Segment (phân loại khách hàng)

 Target (chọn khách hàng mục tiêu)

 Position (Định vị thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng).

 Khách hàng phải là điểm xuất phát, đồng thời là điểm chốt cuối cùng của mọi hoạt động marketing.

 7. Lập kế hoạch hoạt động:

 Tập trung vào các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, ví dụ: nhân sự, thiết bị, quy trình,…

 Những văn bản pháp lý nào điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp của bạn.

 8. Có sẵn kế hoạch quản lý con người:

 Lên cơ chế kiểm soát sự vận hành công việc kinh doanh, bao gồm đội ngũ quản lý, nhân viên và những kỷ năng và trình độ của họ.

 Phân công công việc và phân quyền rõ ràng.

 Thường xuyên có các buổi họp đánh giá tình hình hoạt động của các phòng ban.

 Có kế hoạch đào tạo và phát triển nhân viên và các cấp quản lý.

 9. Kế hoạch tài chính:

 Nguồn tài chính nào để tài trợ cho kế hoạch kinh doanh (Vay, vốn VCSH, khác) & Các nguồn tài chính đó sẽ được sử dụng như thế nào.
Lập dự toán ròng tiền hàng năm. Vốn luân chuyển là nguyên nhân mà nhiều doanh nghiệp thất bại.

 Do vậy, bạn nên lập kế hoạch chi tiết cho vấn đề này – vấn đề sống còn. Ví dụ như bạn cần phải đảm bảo rằng trong khi bạn đang trông chờ các nguồn thu vào thì đã có đủ một khỏan tiền để trang trải các chi phí cho nhà cung cấp. Nếu bạn không cân nhắc đến yếu tố này một cách nghiêm chỉnh, bạn có thể gặp thất bại mặc dù đó là một bản kế hoạch kinh doanh có thể thành công. Nếu như bạn không có chuyên môn về tài chính, tốt nhất nên tham gia các lớp học ngắn hạn đào tạo về tài chính cho nhà quản lý.

 10. Kế hoạch thực hiện:

 Liệt kê các hoạt động chi tiết để doanh nghiệp đạt được mục đích đề ra và càng chi tiết càng tốt.

 Đặt ra những ưu tiên và thời hạn cho mỗi công việc.

 Lưu ý dành thời gian cho những công việc phát sinh và những khó khăn khách quan trong quá trình thực hiện.

 Sau khi có kế hoạch kinh doanh chi tiết, hãy thường xuyên rà soát lại và bổ sung thêm. Luôn đặt mục tiêu cho mỗi công việc cụ thể và đánh giá mức độ thành công của mỗi mục tiêu đó. Cuối cùng, một kế hoạch kinh doanh dù hoàn hảo cũng sẽ khó thành công nếu như bạn không tính đến cuộc sống cá nhân.

 V. Tham khảo lịch sử phát triển công ty của các công ty xuất sắc trong ngành hoặc các công ty mà bạn muốn hướng đến

 Công việc này khá đơn giản

 – Bạn có thể dùng google search các câu chuyện khởi nghiệp của những doanh nghiệp hàng đầu thế giới

 – Hoặc các cột mốc lịch sử của các công ty nổi bật trong ngành

 Chúc bạn thành công.

  

  

  

  

  

  

  

  

  

  

 Tag: dvsoft giao dtsoft cp isd larion lừa mtv quang việt nam sơn unesco thắng tân đức sgs-vn toshiba game mã hồ chí khí vinamilk tải báo may bè dược hậu giang dệt honda logistics nhựa sữa truyền viễn viettel đô t&t abc anh thl dmt nhk pccc apollo vmg uhc intech dtt an atg at bình tuyển (hasd) cty tphcm asama nal đỉnh (dcc) hạ halo intercon thuật tastro llc vn 199 xinh dth dpi ezlandvietnam iviet moore cba tsd tmdv toàn y tế vina idt xanh thịnh vượng casa herb hma nasa cme chc karatedo tht tsb n3b anstcom vec ats d&b i&c teksol d&g trẻ hải iq lưới miseno lighting ong plife quốc jis tm khải kiệt (adtech) acecook samsung bibica apple hoàng bách hà nội mobile star đêm mst thôn rtd ipc dương phú hưng idc rồng châu á bà rịa vũng tàu tỉnh rebio ttf xnk đường đắk lắk tp ma thuột (orient software) (ptsoft jsc) newtech dnt hcm tây (licogi) dcc cim giáo dục vpbox hàn coca cola nền móng tdf tdc vintech (enspire) asia tech adtec ninh đình acc btk bắc batco bgc becken bk bsd btv bia tiệp cnc cv cftd gaia dữ domino dha dana tekcom eposi edh erp ezland eco gươm fpt fsi fuji fast ftex smt gm linh knc addj honk systech hitech phi miền in jvp nén kim vũ khánh kts kính hồng linaco lam lâm lộ adc maxtec mt6 mai trời yên nhật (rtd) gmail bởi núi open end phong tora qinle vinh robo rừng lebio rt mama svn skytech puppet scenic group trắc unilever up tôn vương mỏ vhatechno wedo lắp victoria healthcare y2d th bái đất vnpt media vita misa acman asiasoft cn nhánh (orientsoft) incomsoft