Người Thành Công – Mổ Xẻ Dưới Nhiều Góc Độ

Điểm chung của người thành công

 1. Không ngừng làm việc

 Khảo sát thói quen làm việc của hơn 150 tác gia, nghệ sĩ và nhà khoa học nổi tiếng chỉ ra điểm chung của họ là không ngừng làm việc, không bao giờ để lãng phí một phút nào. Sau khi khảo sát lịch làm việc của nhiều doanh nhân nổi tiếng, giáo sư đại học Harvard John Kotter cho biết, đa số họ đều làm việc từ 60 tới 65 tiếng một tuần, tương đương ít nhất 8-10 tiếng mỗi ngày. Giáo sư tâm lý học nổi tiếng Mihaly Csikszentmihalyi đã tiến hành nghiên cứu những thiên tài để làm tư liệu cho cuốn sách Creativity của mình và ông phát hiện ra nhiều điều thú vị về IQ. Không ai trong số những nhân vật thay đổi thế giới có IQ dưới 130. Nhưng sự khác biệt giữa những người có IQ từ 130 tới 170 là không đáng kể. Bạn có thể vượt qua mức IQ 130, điều đó cho thấy bạn đã làm việc chăm chỉ nhiều thế nào.

 2. Nói “Không” với hầu hết mọi thứ

 Tỷ phú Warren Buffett từng nói “Sự khác biệt giữa người thành công và người cực kỳ thành công là người cực kỳ thành công nói KHÔNG với hầu hết mọi thứ”. Và chính điều đó giúp họ có thời gian để làm điều họ muốn. Trong cuốn sách Creativity, Csikszentmihalyi liệt kê ra rất nhiều người thành đạt từ chối tham gia khảo sát cho cuốn sách của ông, bởi họ quá bận rộn với các dự án của mình. Thành công đòi hỏi nhiều công sức và sự tập trung cao độ. Điều đó có nghĩa là bạn cần nói “Không” với những thứ gây phân tán.

 3. Hiểu rõ bản thân

 Trong bài luận văn Managing Oneself, giáo sư Pete Drucker có viết: Hãy lờ đi những điểm yếu của bạn và liên tục hoàn thiện những điểm mạnh. Khi tìm kiếm cơ hội hoàn thiện, đừng phí thời gian trau dồi những kỹ năng mà bạn có ít khả năng làm được. Thay vào đó hãy tập trung vào việc bồi đắp ưu điểm. Điều đó có nghĩa là bạn biết mình là ai và khả năng của mình là gì.

 Giáo sư đại học Harvard Gautam Mukunda, tác giả của cuốn sách “Indispensable: When Leaders Really Matter”, có viết điểm quan trọng nhất đối với những nhà lãnh đạo là “Hiểu rõ bản thân mình”.

 ng-thanh-cong

 4. Xây dựng nhiều mạng lưới quan hệ

 Không ai có thể bước tới thành công khi chỉ có một mình. Và những người trở thành trung tâm các mạng lưới được nhiều lợi lộc nhất. Một ví dụ điển hình, nhà toán học Paul Erdos là trung tâm của toán học trên thế giới khi ông hợp tác cùng hàng trăm người khác theo đuổi các vấn đề như xác suất, hình học… Ông cùng những người cộng tác tìm tòi nghiên cứu và cùng phát triển, giúp họ trở nên giỏi hơn. Chính nhờ đó, ông có được thành công rực rỡ trong ngành khoa học này.

 5. Tạo ra may mắn

 Giáo sư tâm lý học Richard Wiseman thuộc đại học Hertfordshire (Anh) từng nhiên cứu nhiều người may mắn để viết cuốn sách Luck Factor. Ông cho biết, bằng cách cởi mở với những ý tưởng mới, kiên trì theo đuổi những ý tưởng đó và luôn lạc quan, những người may mắn tạo ra cơ hội. Wiseman đã thực hiện một bài khảo sát, theo đó 80% người tham gia cho biết nhờ những điều trên mà may mắn của họ cũng tăng lên.

 6. Kiên trì, bền bỉ

 Sự thông minh và sáng tạo là những điều tuyệt vời để thành công nhưng lòng kiên trì trước khó khăn cũng quan trọng không kém nếu bạn muốn làm được điều gì đó lớn lao. Kiên trì, nhẫn nại và đam mê cho những mục tiêu dài hạn là một trong những đức tính cần thiết để có được thành công. Khi thất bại, thay vì tốn thời gian vào việc than vãn, đổ lỗi hay từ bỏ, những người thành công coi đó là bài học kinh nghiệm, là những cơ hội.

 7. Không ngừng thử nghiệm và thất bại

 Đối với những người thành công, thất bại là yếu tố cần thiết. Họ gây ra nhiều lỗi lầm hơn để có thể học được nhiều hơn từ chúng. Đó chính là sự thử nghiệm. Giáo sư tâm lý Peter Sims từng giải thích trong cuốn sách của mình về quy tắc được nhiều người thành công sử dụng. Việc sẵn sàng để dành 5-10% thời gian của bạn để làm thử nghiệm, về lâu dài, sẽ giúp bạn trở nên sáng tạo hơn và có nhiều cơ hội hơn.

 8. Tìm kiếm người thầy thông thái

 Để thành công, bạn luôn cần có một người thầy hay cố vấn. 10.000 giờ đồng hồ đề học tập và rèn luyện có thể giúp bạn trở thành một chuyên gia, nhưng điều gì giúp bạn có đường hướng để dành ra 10.000 giờ đó lúc đầu? Giáo sư Adam Grant, trường Wharton, thuộc đại học Pennsylvania, cho biết câu trả lời chính là những người cố vấn tuyệt vời. Nghiên cứu của Grant chỉ ra rằng hầu hết những người thành công nổi tiếng thế giới đều từng có một người hướng dẫn từ khi bắt đầu sự nghiệp, giúp họ có cảm hứng và động lực trong việc mình làm.

16 điều khác biệt của những người thành công >< kẻ thất bại

 1. Dũng cảm thay đổi >< Sợ phải thay đổi

 Dũng cảm chấp nhận thay đổi là một trong số những việc khó khăn nhất mà một con người phải làm. Sống trong một thế giới vận động quá nhanh và liên tục, công nghệ tăng tốc nhanh hơn bao giờ hết, chúng ta cần phải chấp nhận những gì sẽ xảy đến và thích ứng với điều đó. Chứ không phải là sợ hãi nó, phủ nhận nó hay trốn chạy khỏi nó.

 2. Mong muốn những người khác thành công >< Ngấm ngầm mong những người khác thất bại

 Khi bạn ở trong một tổ chức, để có thể thành công, tất cả mọi người đều phải thành công. Chúng ta cần nhìn thấy sự tiến bộ và thành quả của những người đồng hành với mình. Nếu bạn mong rằng họ thất bại, làm sao bạn có thể làm việc với cả nhóm được nữa?

 3. Tràn trề niềm vui >< Ngùn ngụt tức giận

 Kinh doanh cũng như trong cuộc sống, sẽ thật tuyệt nếu bạn luôn luôn vui vẻ và đem lại hạnh phúc cho mọi người. Niềm vui sẽ lan rộng và khích lệ người khác cùng trở nên vui vẻ. Khi con người ta hạnh phúc hơn, họ có xu hướng tập trung hơn và thành công hơn.

 Còn nếu một người lúc nào cũng bốc hỏa ngùn ngụt, mọi người xung quanh cũng phải hứng chịu tâm trạng ức chế khủng khiếp đó, thành công vì thế cũng ít gõ cửa hơn.

 4. Dám chịu trách nhiệm trước thất bại của bản thân >< Đổ lỗi cho những người khác về thất bại của mình

 Thăng trầm là chuyện thường tình ở bất cứ đâu. Trở thành một nhà lãnh đạo hay một doanh nhân thành đạt, đồng nghĩa với việc luôn luôn phải chấp nhận thất bại và chịu trách nhiệm về điều đó.

 Đổ lỗi cho mọi người không giải quyết được vấn đề gốc rễ, và chẳng tốt đẹp gì khi chỉ biết giẫm lên lưng người khác.

 5. Thảo luận về các ý tưởng >< Buôn chuyện về mọi người

 Chúng ta đã học được những gì từ trường trung học? Buôn dưa lê sẽ chẳng đưa bạn đến đâu cả. Phần lớn nó chỉ tốn thời gian vô bổ và nói toàn chuyện tào lao. Thay vì đưa chuyện về mọi người, những người thành công luôn nói về các ý tưởng mới. Chia sẻ ý tưởng với những người khác vừa lợi cho mình vừa tốt cho họ.

 6. Chia sẻ dữ liệu và thông tin >< Giấu giếm dữ liệu và thông tin

 Chúng ta học được ở trường mẫu giáo rằng, sự sẻ chia là sự chăm sóc. Trong truyền thông xã hội, trong kinh doanh và trong cuộc sống, sự sẻ chia là yếu tố quan trọng để tạo nên thành công. Khi bạn chia sẻ thông tin và dữ liệu mình có cho những người khác, họ sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề mà bạn đang gặp phải trên con đường đi đến thành công của mình. Bo bo giấu giếm dữ liệu và thông tin chỉ cho thấy sự ích kỷ cá nhân và suy nghĩ thiển cận.

 7. Trao cho mọi người niềm tin vào chiến thắng >< Đánh mất niềm tin với người khác

 Làm việc nhóm là chìa khóa của thành công. Khi làm việc với người khác, đừng mất niềm tin với các ý tưởng của họ. Hãy để họ trải nghiệm những thành công của riêng mình và những khoảnh khắc tỏa sáng sẽ thúc đẩy họ về lâu về dài. Họ sẽ hoàn thành công việc tốt hơn, và điều đó rõ ràng cũng sẽ giúp cả nhóm tốt lên.

 8. Thiết lập các mục tiêu và kế hoạch cuộc sống >< Không đặt mục tiêu gì hết

 Bạn sẽ không thể thành công nếu không biết mình sẽ đi đến nơi nào. Hãy kế hoạch tầm nhìn cho cuộc sống, gồm các danh sách kế hoạch 10 năm, dự đoán 3 năm sắp tới, kế hoạch chiến lược thường niên và kế hoạch hàng ngày. Những người thành công thường dùng chúng như những công cụ hữu ích trong cuộc sống của mình. Hãy đặt ra tầm nhìn và ấn định các mục tiêu của bạn ra giấy.

 9. Viết nhật ký công việc >< Nói rằng bạn viết nhật ký công việc nhưng không làm gì cả

 Viết nhật ký công việc là cách tuyệt vời để ghi lại những ý tưởng đột xuất hay suy nghĩ bất ngờ xuất hiện mà ta cho rằng chúng không nên bị bỏ quên. Viết chúng ra có thể dẫn đến điều gì đó lớn lao hơn. Bạn thậm chí có thể tận dụng các ứng dụng hay chức năng Ghi nhớ trong điện thoại của bạn. Nhưng chớ đánh lừa bản thân bằng cách nói rằng mình vẫn ghi chép nhưng lại không làm gì với nó.

 10. Đọc sách báo mỗi ngày >< Xem TV mỗi ngày

 Việc đọc hàng ngày sẽ mang đến cho bạn những chủ đề mới. Cho dù đọc một blog, một cuốn tạp chí ưa thích hay một cuốn sách tốt, bạn đều có thể học và trở nên hiểu biết hơn nhờ những gì bạn tìm thấy.

 Còn xem TV, có thể đó là một hình thức giải trí thú vị hay để thư giãn đầu óc, thì rất hiếm khi bạn thu lượm được thứ gì từ truyền hình giúp bạn thành công hơn được.

 11. Điều hành từ góc độ chuyển đổi >< Điều hành từ góc độ giao dịch

 Các nhà lãnh đạo chuyển đổi luôn đi trước và vượt lên trên để đạt được thành công. Họ tập trung vào việc xây dựng đội nhóm, tạo động lực và sự hợp tác giữa các tổ chức. Lãnh đạo chuyển đổi luôn nhìn về phía trước để thấy được họ có thể chuyển đổi chính mình và những người khác ra sao, thay vì chỉ tìm cách tạo ra doanh thu, tăng thu nhập hay nhận được điều gì đó dựa trên những lối mòn đã có (như lãnh đạo giao dịch).

 12. Liên tục học hỏi >< Tự bằng lòng với bản thân

 Liên tục học hỏi và cải thiện mình là cách duy nhất để trưởng thành. Nhờ hiểu biết nhiều hơn, bạn có thể vượt lên trên đối thủ cạnh tranh và trở nên linh hoạt hơn. Nếu chỉ biết hài lòng với vị trí của mình, bạn sẽ bỏ qua cơ hội, làm cản trở việc học hỏi và phát triển của bạn.

 13. Khen ngợi người khác >< Phê bình người khác

 Khen ngợi ai đó luôn là một cách tuyệt vời để cho người đó biết bạn quan tâm đến họ. Lời khen sẽ như một liều thuốc tinh thần tăng lực cho người đó. Khích lệ ai đó cũng là một việc tốt khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

 Chỉ trích người khác không những chẳng hay ho gì, mà còn tạo ra những cảm xúc và hành vi tiêu cực.

 14. Tha thứ cho người khác >< Khư khư giữ mối hiềm khích

 Đã là người thì ai cũng từng mắc sai lầm. Cách duy nhất để vượt qua những sai lầm đó là tha thứ và tiến lên. Việc sống trong tức giận chỉ làm cho mọi thứ tồi tệ hơn với bạn thôi.

 15. Lên danh sách những gì mà bạn muốn “Trở-Thành” >< Không biết điều mình muốn gì

 Một danh sách những gì bạn muốn “Trở-Thành” là một cách tuyệt vời để hoạch định tương lai. Tôi muốn trở thành một diễn giả. Tôi muốn trở thành CEO của một công ty đại chúng. Tôi muốn trở thành một người chồng – người cha tốt.

 Những người không thành công không hình dung ra họ muốn trở thành thế nào. Nếu bạn không biết cái mình muốn thì làm sao bạn có thể đạt được thành công? Bạn muốn trở thành thế nào?

 16. Biết ơn những người xung quanh >< Không đánh giá cao mọi người

 Những khoảnh khắc của lòng biết ơn, biết ơn mỗi người và mọi người xung quanh, sẽ thay đổi cuộc sống chúng ta mỗi ngày và giúp chúng ta thành công hơn và hạnh phúc hơn. Những nhân vật mà bạn biết ơn thường là một phần quan trọng trong thành công của bạn.

 Hãy đảm bảo bạn có thể nói lời cảm ơn chân thành đến mọi người mà bạn gặp gỡ và tiếp xúc, cũng như đánh giá cao sự giúp đỡ của họ. Lòng biết ơn là chía khóa cuối cùng để trở nên thành công trong kinh doanh và trong cuộc sống.

10 điều người thành công luôn làm

 1. Chào hỏi mọi người bằng tên

 Dale Carnegie – cha đẻ của những nghiên cứu về tự hoàn thiện bản thân, phát triển các kĩ năng giao tiếp và diễn thuyết trước công chúng luôn nhấn mạnh rằng đối với một người, tên của họ là âm thanh ngọt ngào và quan trọng nhất dù trong bất kì ngôn ngữ ngữ nào. Do đó, cần dành thời gian ghi nhớ tên, sở thích, đam mê và những điều người khác cho là quan trọng.

 Một chút nỗ lực tìm hiểu những người xung quanh trên phương diện con người chứ không phải những con số thống kê sẽ giúp bạn có được sự chung tay giúp đỡ của mọi người khi cần thiết.

 2. Học cách giao phó, ủy thác công việc

 Đứng trên cương vị lãnh đão cũng đồng nghĩa với việc phải chịu trách nhiệm khắc phục hiện tại để đạt được một tương lai thịnh vượng. Nếu cứ kiên quyết làm mọi việc theo cách của mình hoặc chỉ đạo người khác làm việc theo ý mình, bạn tất yếu sẽ thất bại.

 Người sáng lập ra tập đoàn Kinko’s, Paul Orfalea, luôn nhắc nhở nhóm làm việc của ông: “Bận rộn không phải là một việc tốt. Nó cũng không phải là một cái cớ. Muốn hoàn thành công việc, hãy giao phó cho người khác!” Người thành đạt luôn thấu hiểu được giá trị của việc ủy thác công việc, từ đó thiết lập tính tự giác và sự tự tin cho những người xung quanh. Sau cùng, điều này sẽ mang lại lợi ích cho tất cả mọi người.

 3. Giao tiếp trong những tình huống tốt, xấu, hay tồi tệ

 Đức Dalai Lama đã dạy: “Hệ quả của sự thiếu minh bạch là việc mất niềm tin vào mình và vào người”. Đơn giản là chúng ta cần phải minh bạch. Dù chuyện gì có xảy ra, sự minh bạch sẽ tạo dựng nên niềm tin, sự trung thực và tôn trọng tồn tại hằng ngày giữa người với người.

 Những người thành đạt hiểu được rằng để có thể truyền cảm hứng và tạo động lực cho người khác, chẳng có điều gì quan trọng hơn xây dựng niềm tin, chia sẻ trung thực và đạt được sự tôn trọng của mọi người.

 4. Sẵn sàng trở thành hình mẫu cho người khác

 Triết gia vĩ đại đồng thời là nhà nhân đạo Albert Schweitzer luôn luôn nhấn mạnh rằng: “Ví dụ không phải là yếu tố chính tạo ra sức ảnh hưởng đối với người khác. Mà đó là yếu tố duy nhất”. Không ai có thể tự quyết định chọn mình trở thành hình mẫu tiêu biểu. Bất kể bạn có muốn hay không, bạn vẫn sẽ là một hình mẫu của người khác.

 Chính vì vậy, thay vì lo lắng rằng mình luôn phải hoàn hảo trong mắt người khác thì hãy cứ là chính mình. Đơn giản là bởi vì ngay bên ngoài kia thôi, ai đó vẫn đang dõi theo từng hành động và lời nói của bạn với hy vọng một ngày nào đó họ cũng có thể trở thành một nhà lãnh đạo tài năng, trung thực và minh bạch như bạn.

 5. Thừa nhận tầm quan trọng của việc công nhận người khác

 Maya Angelou nổi tiếng với câu nói: “Người ta sẽ quên những gì bạn nói, và họ sẽ quên những gì bạn làm, nhưng không bao giờ họ có thể quên được cảm xúc mà họ có về bạn”. Người thành công hiểu rõ khi trao quyền cho người khác, sự thừa nhận của mọi người là vô giá. Vì vậy, cần phải thường xuyên ghi nhận và tán dương những nỗ lực tích cực và thành tích của các cá nhân.

 Làm được điều này tức là bạn đã nhận thức được cả những điều nhỏ nhoi vẫn luôn xảy ra. Và khi cô đặc lại, cuộc sống cũng chỉ gồm những điều nhỏ nhoi thôi. Mỗi thành công được tạo nên từ hàng nghìn trao đổi tích cực nhỏ nhoi – một điều một ngày, hằng ngày, và thường xuyên theo khả năng của bạn.

 6. Luôn cố gắng là chính mình

 Một số nhà lãnh đạo tài năng, vĩ đại nhất hoàn toàn không phải là những người khắc kỷ như lịch sử vẫn nói. Họ là những người năng động, lập dị (như Mark Cuban), hăng hái và hơn hết, họ là người nhân đạo. Con người luôn muốn gắn kết với những người đáng tin, đầy nghị lực và có sức lôi cuốn. Những điều này người ta không bao giờ có được nếu suốt cuộc đời chỉ cố gắng trở thành người khác.

 Steve Jobs cũng nói: “Thời gian của bạn là có hạn, đừng nên phí phạm bằng cách sống cuộc đời của những người khác”.

 7. Không hề làm việc theo lịch làm việc

 Mark Cuban, một trong những người đàn ông giàu có và bận rộn nhất nước Mỹ, đã nhiều lần trích dẫn câu nói: “Thời gian đáng giá hơn tiền bạc”, đặc biệt là khi đó là thời gian của chính bạn. Lịch làm việc của một người thành đạt có thể giống với kết thúc của trò Tetris nhưng điều này không có nghĩa là thời gian và các cuộc đàm thoại của họ bị chi phối bởi những lời mời của Outlook.

 Thời gian biểu của người thành công là mọi điều cần thiết để trao quyền cho người khác và tìm được thành công cho chính họ. Thành công không được quyết định bởi số lượng các cuộc họp. Thành công được tạo nên từ những trao đổi có ý nghĩa.

 8. Luôn thấu hiểu mọi người xung quanh

 Richard Branson đã rất nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thấu hiểu và tìm kiếm những điều tốt nhất từ những người xung quanh ông: “Tôi yêu những người làm việc cùng với tôi, tôi thích dành thời gian quan tâm họ, và quan trọng hơn hết là tôi thích học hỏi từ họ”. Chúng ta có thể học hỏi ông bằng cách dành một khoảng thời gian với đồng nghiệp và đặt mình vào vị trí của họ.

 Bằng cách này, bạn sẽ được nhắc nhở hàng ngày rằng những người trong cuộc sống của bạn là vô giá, họ là thành công của bạn! Với Richard, không có công việc nào là thấp kém hơn ông, mọi công việc điều cần thiết với thành công mà ông đạt được.

 9. Sống cuộc sống năng động

 Chỉ cần nghĩ về Dwayne “The Rock” Johnson. Nếu cuộc sống là một môn thể thao đòi hỏi sự bền bỉ thì thành công chính là nhiên liệu. Để thành công và luôn thành công cũng giống như chạy marathon. Để vượt qua cuộc đua marathon này, chúng ta cần phải nạp vào bản thân những điều đúng đắn – đó chính là: con người, suy nghĩ, và kinh nghiệm. Như Dwayne “The Rock” Johnson nói: “Thành công không không nhất thiết là sự vĩ đại. Thành công cho thấy sự kiên định. Kiên định trong khó khăn sẽ mang lại thành công. Và vĩ đại vì vậy cũng sẽ đến”.

 Những người thành đạt không chỉ rèn luyện trí tuệ, tâm hồn và ý chí, họ rèn giũa bản thân để có thể chịu đựng những cực nhọc cần thiết để thành công.

 10. Dành thời gian để giải tỏa áp lực

 Doe Zantamata, tác giả của cuốn “Karma” (Nghiệp Chướng), thông qua trang sách của mình đã nhấn mạnh rằng: “Khoảng thời gian người ta không làm bất cứ việc gì thường sẽ giúp cho mọi thứ đi vào quan điểm”. Để thành công sẽ cần rất nhiều năng lượng, động lực và đam mê. Dù cho chúng ta có tập trung, kiên định và vững chắc đến đâu, chúng ta vẫn sẽ mệt mỏi và kiệt sức.

 Người thành công nhận thức được tầm quan trọng của việc dành thời gian cho bản thân để có thể tái tập trung, bổ sung thêm nghị lực và hiệu chỉnh lại tầm nhìn và mục tiêu của mình.

Người hướng nội có thể thành công không

 Năng lượng tinh thần của người hướng ngoại luôn hướng ra bên ngoài, vì vậy họ năng động và thân thiện với xã hội, còn năng lượng tinh thần của người hướng nội lại hướng vào bên trong, vì vậy họ quan tâm đến thế giới nội tâm hơn, yên tĩnh hơn, thích ở một mình và suy nghĩ hơn.

 1. Thích ở một mình là lựa chọn của tôi

 Phần lớn mọi người đều sợ cảm giác không có ai ở bên, bởi ở một mình rất dễ suy nghĩ lung tung, còn người hướng nội, họ lại luôn tận hưởng khoảng thời gian ở một mình đó. Người hướng nội không sợ giao tiếp xã hội, không tham gia vào các hoạt động xã giao chỉ đơn giản là lựa chọn của họ thôi.

 2. Biết cách lắng nghe, biết đồng cảm với người khác

 Người hướng nội rất yên tĩnh, không thích nói nhiều, nhưng lại rất biết cách lắng nghe và đồng cảm với người khác. Lúc bạn buồn, người hướng ngoại sẽ nghe bạn kể rồi đưa bạn ra ngoài vui chơi, còn người hướng nội lại lắng nghe và cùng bạn buồn. Lúc khó khăn, cần nhất một người hiểu được mình, có được một người bạn tâm giao như vậy là điều hạnh phúc nhất trên thế giới này.

 3. Rất chuyên tâm và có chiều sâu

 Người hướng nội, phần lớn đều có sở thích mà có thể làm một mình như đọc sách hay viết bài, nhiều năm tôi luyện khiến họ trở nên rất chuyên tâm, và suy nghĩ cũng rất có chiều sâu.

 4. Vui vẻ thực ra rất đơn giản, sự đơn giản chính là vui vẻ

 Người hướng nội không phải không vui vẻ, họ chỉ là đang tận hưởng một kiểu vui vẻ khác thôi, ví dụ như đọc một cuốn sách, xem một bộ phim, nghe một bản nhạc… mà không ai quấy rầy, họ không cần gì quá nhiều.

 5. Nghĩ kĩ trước khi nói, nói gì cũng đều có minh chứng

 Đây là một phẩm chất rất hiếm có, nhưng nó lại thường bị hiểu lầm là ngại ngùng, không thích biểu đạt. Người hướng nội chỉ là cẩn trọng hơn một chút, những chuyện mà mình không biết rõ sẽ không nói ra để tránh làm người khác hoang mang.

 6. Im lặng là bản năng, đáng tin cậy

 Người hướng nội vô cùng đáng tin cậy, rất biết giữ bí mật. Mọi người đều biết bạn không phải là người ăn nói tùy tiện, cũng không phải là người gặp đâu buôn đó.

 7. Tiết kiệm nhưng không bạc đãi bản thân

 Người hướng nội có thể vui vẻ ở lì trong nhà, không ra ngoài không có nghĩa là khả năng xã giao của họ kém, mà là đôi khi họ thấy việc đó không cần thiết. Ở nhà cũng có thể sống một cách rất thú vị, họ không vì buồn chán mà tiêu tiền linh tinh, lúc muốn chơi thì nhất định sẽ không ngược đãi bản thân.

 8. Không thường mở mồm, nhưng mở mồm ra câu nào là đáng giá câu ấy

 Nói cho cùng thì bạn nói gì không quan trọng, quan trọng là nói như nào. Người hướng nội chỉ không thích nói những chuyện vô bổ, không phải vì họ “không thể”, mà là họ “không muốn”. Nói chuyện phải có trọng điểm, không thích hùa theo người khác.

 9. Những nhà lãnh đạo tài ba, phong cách không giống ai

 Ngược hoàn toàn so với những gì bạn nghĩ, người hướng nội có thể trở thành một nhà lãnh đạo rất tài ba. Họ có thể không thích nói chuyện, nhưng họ biết cách tôn trọng nhu cầu của người khác, biết làm sao để có những suy nghĩ mang tính chiến lược, làm sao để đưa ra những ý tưởng có giá trị. Người hướng nội khi quản lý những người hướng ngoại trong đoàn đội của mình cũng rất có phong cách riêng.

 10. Hiểu rất rõ bản thân muốn gì

 Rất nhiều người không hiểu bản thân mình, nghĩ mãi không ra vì sao mình lại trở thành như vậy. Nhưng người hướng nội thì không, họ luôn hiểu rõ bản thân mình, biết mình muốn gì, luôn nghe theo tiếng nói nội tâm của mình.

 11. Khả năng sáng tạo đáng kinh ngạc

 Người hướng nội có một phẩm chất mà không phải người hướng ngoại nào cũng có được. Thế giới của họ phong phú ra sao chỉ có mình họ biết, rất nhiều nghệ thuật gia, triết học gia vĩ đại đều là những người “không giỏi giao tiếp cho lắm”.

 12. Ít bạn bè nhưng đều là những người bạn chất lượng

 Có thể bạn bè họ không nhiều nhưng một khi đã là bạn thì sẽ là bạn cả đời. Họ không kết bạn để cho nhiều, mà kết bạn vì họ đáng tin cậy, và hiểu mình.

Người thành công có thói quen ngủ như thế nào

 1. Elon Musk

elon-musk-jpeg.jpg

 Nhà sáng lập hãng xe điện Tesla chính là người đã tạo cảm hứng cho Jon Favreau – đạo diễn bộ phim đình đám Người Sắt. Musk luôn cố gắng không sử dụng quá nhiều caffeine trước khi đi ngủ, bởi ông nhận ra nó rất có hại cho sức khỏe. Musk từng uống tới 8 lon Coca-cola và 2 ly cà phê mỗi ngày, nhưng đã kịp dừng lại. Hiện ông chỉ uống một hoặc hai lon Coca-cola mỗi ngày và không sử dụng đồ uống có gas trong vòng 6 tiếng trước khi đi ngủ.

 Musk chỉ lên giường ngủ lúc 1h sáng và thức dậy vào 7h hôm sau. Trên mạng xã hội Reddit, tỷ phú 44 tuổi này cũng khẳng định ông chỉ ngủ từ 6 – 6 tiếng rưỡi mỗi ngày, và lúc nào cũng kè kè chiếc điện thoại bên người để tiện công việc.

 2. Arianna Huffington

arianna-huffington-jpeg.jpg

 Arianna Huffington từng ngất do kiệt sức năm 2007, hai năm sau khi cho ra mắt tờ Huffington Post. Một tối, trong khi thức khuya vùi đầu vào công việc, bà ngã xuống sàn, đầu va đập mạnh, chảy máu và bất tỉnh. Sau đó, bà buộc phải thay đổi lối sống, tạm biệt khoảng thời gian làm việc 18 tiếng mỗi ngày và ngủ nhiều hơn.

 Huffington hiện là người ủng hộ quan điểm “đặt giấc ngủ lên hàng đầu”. Và để thực hiện điều đó, bà luôn cố gắng ngủ 8 tiếng trọn vẹn mỗi ngày, đồng thời dọn hết các thiết bị điện tử ra khỏi phòng ngủ, hoàn toàn tách biệt với các phương tiện truyền thông và email công việc. “Trên giường tôi giờ chỉ có sách. Là sách thật, chứ không phải Kindle hay iPad”, bà cho biết.

 3. Bill Gates

bill-gates-jpeg.jpg

 Bill Gates cũng có thói quen đọc sách trước khi đi ngủ. Nhà đồng sáng lập Microsoft nhất định phải đọc sách mỗi đêm, từ sách về những nhân vật truyền cảm hứng (Warren Buffett, Franklin D. Roosevelt), quá trình phát triển của lịch sử (phát minh vắcxin và bom nguyên tử) cho tới những ấn phẩm triết học sâu sắc và trí tuệ (The Economist, Scientific American). Trên Seattle Times, ông cho biết “Tôi đọc khoảng một tiếng mỗi đêm như một cách để chìm vào giấc ngủ”. Nhưng đôi khi điều đó cũng phản tác dụng. “Bất cứ ai yêu sách cũng vậy, nếu gặp được một cuốn sách hay thì thật khó dứt ra để ngủ”, ông thừa nhận.

 Ông trùm công nghệ 59 tuổi cho rằng giấc ngủ 7 tiếng là khoảng thời gian lý tưởng để đảm bảo trí sáng tạo được phát huy hết vào hôm sau. “Dù thức khuya cũng rất thú vị, như khi phải bay đêm chẳng hạn. Nhưng nếu hôm sau cần dùng tới sự sáng tạo, thì tôi nhất định phải ngủ đủ 7 tiếng. Tôi có thể phát biểu mà không cần ngủ quá nhiều, một vài công việc khác cũng vậy. Nhưng nếu đó là việc cần tới sáng tạo, tôi sẽ không thể làm tốt mà không ngủ đủ”, tỷ phú tiết lộ.

 4. Barack Obama

obama-jpeg.jpg

 Đúng như nhiều người suy đoán, Tổng thống Mỹ không tuân thủ đúng chế độ khoa học. Lý do hiển nhiên là vì ông quá bận. Sau một ngày căng thẳng với việc điều hành cả một quốc gia, ông vẫn không thể rời khỏi chiếc điện thoại kể cả trong giờ ngủ. Ông trao đổi với cấp dưới qua điện thoại tới tận khuya, thường là khoảng 23h đêm, theo Politico. Với “lối sống về đêm” của mình, ông Obama thường thức tới 2h sáng để làm việc với chồng giấy tờ và báo cáo.

 Còn nếu có những giây phút thư giãn hiếm hoi, nhà lãnh đạo 54 tuổi này sẽ đọc sách cổ, thường không phải về chính trị hay chính sự trong ngoài nước. Là fan của người dẫn chương trình Jon Stewart, ông đôi khi cố gắng dành thời gian xem chương trình The Daily Show. Nhưng ông cũng chỉ có thể nghỉ ngơi sau khi đã dỗ hai cô con gái đi ngủ.

 Thời gian mỗi giấc ngủ của Tổng thống không cố định, phụ thuộc vào những gì đang diễn ra trên thế giới. Nhưng ông chỉ có thể “ngủ nướng” muộn nhất là tới 8h sáng. Khi được hỏi liệu ông đã bao giờ tắt báo thức và ngủ cố thêm vài phút chưa, ông thừa nhận thế thì Nhà Trắng sẽ ngay lập tức gọi điện. “Nếu tôi không ra khỏi giường ngay sau cuộc gọi đầu tiên thì họ vẫn sẽ cứ tiếp tục gọi thôi”, ông nói.

 

Tag: việt nam dấu nữ kiêng kỵ bán cai nghiện ma túy mấy thánh giảm béo gầy cân dốt khuyết tật lười biếng mẹ vai nhện thề sửu trẻ vợ đất úc cư xử pdf cũ khoán điên tuyển gấp ủi hơi vinamilk đằng nhiêu hoãn cafebiz nắm game trưa sớm dân hợi ngoặt khiêm khách sổ tướng sinh canh tý pháp bàn nghèo binomo youtube già 1960 ơi em thị forex 78 buổi mặc cặp đcđt amway ca ghép dáng ngồi dạy thèm effortless english chinh đỉnh everest ebook karaoke facebook forever gần gương khuôn mặt khuyên lông mày mô phỏng nét chữ online olymp trade oriflame phẫu châm khứ niệm rảnh rỗi tu dưỡng niềng răng stt video anh web vụ giết xứ chúc đuối ươm tam bắc 24h 20 3000 giảng 38 30 53 luật