Nhân viên kiện công ty không ký hợp đồng

 Nhân viên kiện công ty không ký hợp đồng

 Trường hợp người lao động làm việc tại công ty nhưng công ty không ký hợp đồng lao động thì nhân viên cần xử lý như thế nào, nhân viên đó có thể kiện công ty được không ?

 Thứ nhất: Về việc công ty không kí kết hợp đồng lao động với bạn khi đã hết thời hạn thử việc.

 Căn cứ theo quy định tại điều 29 Bộ luật lao động 2012 như sau:

 Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc

 1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

 2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.”

 Ngoài ra căn cứ vào Điều 7 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định về Thông báo kết quả về việc làm thử:

 “1. Trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.

 2. Khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 3 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động”.

 Như vậy, theo quy định trên, khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Đối với trường hợp của bạn, sau khi kết thúc thời hạn thử việc là 60 ngày mà công ty không có thông báo gì về kết quả thử việc, không kí kết hợp đồng lao động với bạn, và bạn vẫn tiếp tục làm việc, điều này có nghĩa là việc thử việc đạt yêu cầu và bạn đương nhiên trở thành nhân viên chính thức của công ty. Vì vậy, việc sau đó bạn tiếp tục làm việc thêm 15 ngày mà giám đốc công ty mới thông báo kết thúc hợp đồng và chấm dứt công việc thử việc của bạn với lý do là bạn không phù hợp là không đúng theo quy định của pháp luật.

 Tuy nhiên, pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về loại hợp đồng mà người sử dụng lao động phải ký với người lao động sau khi kết thúc thời hạn thử việc đạt yêu cầu. Do vậy trong thỏa thuận của các bên khi giao kết hợp đồng phải quy định rõ nếu thử việc đạt yêu cầu thì sẽ kí kết hợp đồng loại gì, xác định trong thời hạn bao lâu, để căn cứ vào đó làm cơ sở xác định trách nhiệm thực hiện hợp đồng lao động đã được xác lập đương nhiên sau thời gian thử việc.

 Trong trường hợp này, sau khi kết thúc thời gian thử việc là 60 ngày, tuy công ty không kí hợp đồng lao động với bạn nhưng bạn vẫn tiếp tục làm việc cho công ty thì hợp đồng lao động giữa bạn và công ty đương nhiên được xác lập. Việc sau 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn thử việc công ty thông báo kết thúc hợp đồng với bạn thuộc vào trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải thuộc vào một trong các căn cứ được quy định tại Khoản 1 điều 38 Bộ luật lao động 2012 và phải thực hiện nghĩa vụ báo trước như sau:

 Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

 1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

 a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

 b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

 Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

 c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

 d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.

 2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

 a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

 b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;

 c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.”

 Nếu người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt mà không theo quy định tại điều 38 nêu trên thì được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật và phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 42 Bộ luật lao động 2012 như sau:

 “1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

 2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

 3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

 4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

 5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước”.

 Thứ hai: Trường hợp này bạn có thể khởi kiện công ty để bảo vệ quyền lợi của mình.

 Việc khởi kiện được tiến hành như sau:

 –  Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân: Hòa giải viên lao động; Tòa án nhân dân.

 –  Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động: được quy định tại Điều 201 Bộ luật lao động 2012 như sau:

 “1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

 a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

 b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

 c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

 d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

 đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.

 3. Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải.

 Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.

 Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải, hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành.

 Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.

 Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hoà giải viên lao động.

 Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.

 4. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều này mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.”

 Như vậy, để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn có thể thông qua hòa giải viên lao động để giải quyết, nếu không hòa giải được thì bạn có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết, hoặc cũng thể nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết ngay từ đầu mà không cần thông qua thủ tục hòa giải.

 

 

 

 

 

 

 

 

 Tag: phụ lộc lan ivan việt nam cửa kính trang xe máy ngành mộc cigar cp nhà thép tnhh cốp pha glosbe da avance cổ phần linh ngọc phong bếp euro kit điện tử bắc ninh giang gas cung bán may tủ khí hãng phát tài cục an toàn phẩm khoá & châu âu cáp cấu ánh dương thơ kinh george glory sài gòn khang giới hivi hoa vĩ đại hùng xnk huy hoàng hico hải phòng ho chi minh số hóa inox in tắm kỹ thuật chuyên khuôn mẫu ngũ kim sướng văn ngân mặc thang bay nhựa thaco nội thất cariny ô tô vinfast-an s-dragon đà nẵng nai aapico vinfast oto trung nghệ sunsmart quảng quạt sei sx túi xách tính mực vĩnh phúc đường ống nâng xin sheng cáo mor apec tiếng anh tổ chức apple buôn ma thuột du lịch flc iris kendo đông nguyên thanh vân sen tm dv dịch gói mại tư vấn thiết kế nợ mở đòi thuê thuế xây dựng xi măng khê đạp khẩu lên sàn chứng khoán 2014 tphcm tuyển hữu nhập tam thăng lắp ráp formosa ép haco247 mst gắn hà danh sách khay (thành đức) ngàn cưới truyền pro miền âm nhạc đâu lực rạng lừa đảo asanzo tuổi trẻ a p quản bap bđs bê tông nhơn trạch fe credit chuyển nhanh flexi game thiệu gỗ đấu giá môi hàng ấn itc kiều thoại lân đô thị mẹ sạch nhật vương lão bw khánh titan thú cưng chó mèo quay phim rồng vay vốn lâm vận tải xổ khách chúng bio – pham cà mau phê thắng viễn giáo dục đoàn đăng xay dung pbcom thùy lữ bì pp