Những điều cần biết về mã số doanh nghiệp và mã số thuế

 Những điều cần biết về mã số doanh nghiệp và mã số thuế 

 Trước đây mã số doanh nghiệp và mã số thuế là hai mã khác nhau. Mã số doanh nghiệp là do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp, mã số thuế của doanh nghiệp là do cơ quan thuế cấp  Tuy nhiên hiện tại theo quy định của pháp luật thì mã số doanh nghiệp là mã số thuế của doanh nghiệp.

 Quy định về mã số doanh nghiệp
Tại Điều 30 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định:
Điều 2 Thông tư số 127/2015/TT-BTC hướng dẫn về việc cấp mã số doanh nghiệp thành lập mới và phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp:
Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/09/2015 về đăng ký doanh nghiệp hướng dẫn chi tiết về mã số doanh nghiệp, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, mã số địa điểm kinh doanh như sau:

 Những điều cần biết về mã số doanh nghiệp và mã số thuế
1. Mã số thuế – Mã số doanh nghiệp là gì?
Mã số thuế (MST) là một dãy số, chữ cái hoặc ký tự do cơ quan quản lý thuế cấp cho người nộp thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.

 MST để nhận biết, xác định từng người nộp thuế (bao gồm cả người nộp thuế có hoạt động xuất, nhập khẩu); và được quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

 2. Cấu trúc Mã số thuế

 Cấu trúc Mã số thuế
A. Nhóm MST mười số:
N1N2 N3N4N5N6N7N8N9 N10
MST 10 số được cấp cho các doanh nghiệp; tổ chức kinh tế; tổ chức khác có đầy đủ tư cách pháp nhân; và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ nghĩa vụ của mình trước pháp luật; đại diện hộ kinh doanh và cá nhân khác quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 2 Thông tư 95/2019/TT-BTC; Trừ các trường hợp quy định tại điều 5 Thông tư 95/2016TT-BTC.
B. Nhóm MST mười ba số:
N1N2 N3N4N5N6N7N8N9 N10 N11N12N13
MST 13 số được cấp cho:
Các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp được cấp mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp; các đơn vị phụ thuộc của các tổ chức kinh tế; tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật và có phát sinh nghĩa vụ thuế.
Nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng, hiệp định dầu khí; Công ty mẹ – Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam đại diện nước chủ nhà nhận phần lãi được chia từ hợp đồng; hiệp định dầu khí theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 5 Thông tư 95/2016/TT-BTC.
Các địa điểm kinh doanh của hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh; trong trường hợp các địa điểm kinh doanh trên cùng địa bàn cấp huyện nhưng khác địa bàn cấp xã.
Quý doanh nghiệp tham khảo thêm: thủ tục thành lập chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện.

 Những điều cần biết về mã số doanh nghiệp và mã số thuế

 3. Mã số thuế và mã số doanh nghiệp có phải là một?

 Mã số thuế và mã số doanh nghiệp có phải là một
Tại Điều 30 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định:
“1- Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.
2- Mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện các nghĩa vụ về thuế; thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác”.
Điều 2 Thông tư số 127/2015/TT-BTC hướng dẫn về việc cấp mã số doanh nghiệp thành lập mới và phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp:
“1. Nguyên tắc cấp mã số doanh nghiệp tự động: Việc cấp mã số doanh nghiệp được thực hiện tự động theo phương thức điện tử trên Hệ thống Đăng ký thuế của Tổng cục Thuế ngay trong ngày làm việc theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Quản lý thuế kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ từ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.”
Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/09/2015 về đăng ký doanh nghiệp hướng dẫn chi tiết về mã số doanh nghiệp, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, mã số địa điểm kinh doanh như sau:
“1. Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp”.
Như vậy: Từ những quy định pháp luật trên, có thể thấy, theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 (có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2015) mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp đó. Mã số này sẽ tồn tại trong suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp cho đến khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động (giải thể, phá sản). Trường hợp doanh nghiệp có bất kỳ thay đổi đăng ký kinh doanh thuộc các trường hợp (thay đổi tên, thay đổi địa chỉ trụ sở, thay đổi chủ sở hữu) thì mã số doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp vẫn là một.

 Nội dung bài viết:
1. Mã số thuế – Mã số doanh nghiệp là gì?
2. Cấu trúc Mã số thuế
A. Nhóm MST mười số:
N1N2 N3N4N5N6N7N8N9 N10
B. Nhóm MST mười ba số:
N1N2 N3N4N5N6N7N8N9 N10 N11N12N13
3. Mã số thuế và mã số doanh nghiệp có phải là một?