Những rủi ro khi thành lập công ty

 Những rủi ro khi thành lập công ty

 Có câu nói “thương trường như chiến trường”, dù kinh doanh trong  lĩnh vực ngành nghề  nào cũng có rủi ro. Đặc biệt là khi đầu tư kinh doanh trong những  lĩnh vực có rủi rõ cao hơn những ngành nghề khác như:  tài chính, quản lý quỹ, chứng khoán, bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, luật dịch vụ  pháp lý, xây dựng, du lịch, xuất nhập khẩu….Không chỉ có các doanh nghiệp mới thành lập mới có rủi ro mà ngay cả các công ty lớn như samsung, honda, vinamilk …. cũng không ngoại lệ. Do đó chính sách quản trị rủi ro  của doanh nghiệp là vấn đề vô cùng quan trọng và được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Để quản trị rủi ro tốt cần nắm được những rủi ro có thể xảy ra là gì. Luật Ngô Gia xin chia sẻ một số rủi ro khi thành lập công ty để tiến hành kinh doanh để các cá nhân có nhu cầu thành lập công ty tham khảo.

 Dù là thành lập loại hình doanh nghiệp nào thì các rủi ro khi thành lập công ty cổ phần, thành lập công ty  tnhh, công  ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân có thể gồm:

 Thứ nhất, rủi ro đối với người đại diện theo pháp luật của công ty

 Theo quy định của Luật doanh nghiệp hiện  hành thì một người có thể là người đại diện theo pháp luật của nhiều công ty, người đại diện  theo pháp luật của công  ty không bắt buộc phải là thành viên, cổ đông công ty. Điều này dẫn đến rủi ro đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đó là người đại diện theo  pháp luật của doanh nghiệp phải chịu  trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp mặc dù người đại diện có thể không tham gia vào hoạt động kinh doanh của công  ty. Do vậy người đại diện theo pháp luật cần lưu ý vẫn đề ày để giảm rủi ro cho bản thân mình.

 Thứ hai, rủi ro trong  việc huy động vốn của doanh  nghiệp

 Để kinh doanh, doanh nghiệp phải có vốn để đầu tư kinh doanh. Vốn của doanh nghiệp có thể là vốn góp của cổ đông, thành viên công ty hoặc vốn do doanh nghiệp đi vay. Các doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong việc huy động vốn nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ. Để sử dụng vốn có hiệu quả doanh nghiệp hoạch định việc sử dụng vốn đầu tư hợp lý tránh doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc huy động vốn.

 Thứ ba, rủi ro khi thực hiện ý tưởng kinh doanh

 Rất nhiều doanh nghiệp có ý tưởng kinh doanh độc đáo nhưng lại không có phương thức để đưa ý tưởng kinh doanh đó tiếp cận đến với người tiêu dùng. Do vậy, doanh nghiệp cần có sự phân tích, thăm dò thị trường kỹ lưỡng và có phương thức tiếp cận thị trường phù hợp với ý tưởng kinh doanh.

 đạo đức nội bộ quốc cụ ngừa tỷ giá đánh honda sáp mua mở khẩu vinamilk samsung sữa tiểu luận tác

 Thứ tư, rủi ro trong việc xung đột về lợi ích giữa các thành viên, cổ đông góp vốn thành lập công ty.

 Đây là rủi ro rất dễ xảy ra đối với những doanh nghiệp mới thành lập. Các thành viên, cổ đông góp vốn thành lập công ty có thể là người thân quen của nhau. Nhưng khi có sự xung đột về lợi ích thì mâu thuẫn có thể xảy ra. Vì vậy, các thành viên góp vốn thành lập công ty nên bàn bạc thật kỹ, có thể ký hợp đồng  tiền thành lập công ty  để hạn chế xung đột xảy ra.

 Thứ năm, rủi ro trong việc quản lý công ty mới thành lập

 Quản lý công  ty là một  vấn đề phức tạp nhất là đối với doanh  nghiệp mới thành lập và đối với những người chưa có kinh nghiệm trong  việc quản lý điều hành công ty. Do vậy, người quản lý công ty cần nghiêm cứu, trau dồi kinh nghiệm về quản trị doanh nghiệp để hạn chế tối đa những rủi ro của doanh nghiệp mới thành lập.

 Thứ sáu, rủi ro trong việc cạnh tranh với doanh nghiệp khác

 Thương trường là chiến trường nên việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau rất khốc liệt. Do vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện tốt mọi công  việc từ việc sản xuất  hàng   hóa, cung  cấp dịch vụ đến việc quảng cáo, maketing, chăm sóc khách hàng….có như vậy mới tạo được niềm tin của  khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh  nghiệp.

 Thứ bảy, rủi ro khách quan

 Sau khi thành lập công ty, công  ty mới thành lập có thể gặp một số  rủi ro khách quan như: doanh nghiệp phải chuyển địa chỉ trụ sở chính do địa chỉ trụ sở do doanh nghiệp đi thuê có vấn đề, một hoặc một số thành viên, cổ đông rút vốn khỏi công ty, doanh nghiệp chưa tuyển dụng được nhân sự…..Tất cả các rủi ro này đều có thể xảy ra nên yêu cầu người quản lý doanh nghiệp cần có kế hoạch dự phòng để tránh ảnh hưởng đến hoạt động của doanh  nghiệp.

 Trên đây là những rủi ro khi thành lập doanh nghiệp có thể gắp phải. Các cá nhân muốn được tư vấn về thành lập công ty  hãy liên hệ với Luật Ngô Gia để được tư vấn và cung cấp dịch vụ thành lập công ty.

 0934562586