Nội dung báo cáo kết quả kinh doanh

 Nội dung báo cáo kết quả kinh doanh

 Khái niệm bảng báo cáo kết quả kinh doanh

 BCKQKD là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp và chi tiết cho các hoạt động kinh doanh chính. Nói cách khác báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

 BCKQKD được lập dựa trên tính cân đối giữa doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh. BCKQKD là bức ảnh chụp chậm, với các chỉ tiêu mang tính thời gian, của thời kỳ tài chính.

 Nội dung báo cáo kết quả kinh doanh

 BCKQKD thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu phản ánh doanh thu, chi phí, lợi nhuận vànghĩa vụ thuế TNDN củadoanh nghiệp.Các chỉ tiêu được phân loại, sắp xếp thành từngphầncụ thể. Các chỉ tiêu được mã hóa để thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu,được phản ánh theo “Số năm trước” , “Số năm nay”

 BCKQKD được kết cấu dưới dạng tổng hợp số phát sinh trêncác tài khoản kế toán, được sắp xếp trật tự các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý. BCKQKD được chia làm 3 phần, bao gồm :

 – Doanh thu, chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ:

  • Doanh thu bao gồm:Doanh thu bán hàng hoá dịch vụ, doanh thu tài chính, các khoản giảm trừ doanh thu trong kỳ
  • Chi phí bao gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí quản lý, chi phí bán hàng trong kỳ

 – Thu nhập và chi phí của những hoạt động khác: bao gồm những khoản thu và chi phí không phục vụ hoạtđộng kinh doanh trong kỳ

 – Lợi nhuận và nghĩa vụ thuế TNDN:

  • Lợi nhuận bao gồm : Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động khác, lợi nhuận sau thuế là lãi cổ tức (nếu có)
  • Nghĩa vụ thuế TNDN bao gồm : Thuế TNDN phải nộp trong kỳ và thuế TNDN chưa phải nộp trong kỳ.

 Báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh gì

 Nhìn vào BCKQKD người đọc có thể thấyđược bức tranh toàn cảnh về lãi lỗ trong doanh nghiệp, với tốc độ tăng trưởng của doanh thu, chi phí, lợi nhuận so với kỳ trước. Tỷ lệ của các khoản doanh thu, chi phí, lợi nhuận cấu thành lên kết quả kinh doanh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.

 Hướng dẫn lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh

 Báo cáo kết quả kinh doanh theo quy định chế độ kế toán hiện hành là một báo cáo tài chính các đơn vị kế toán bắt buộc phải lập.

 Khi tài sản của đơn vị tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh chúng sẽ vận động, quá trình vận động này hướng theo mục đích của nhà quản trị đơn vị đó là bảo toàn và phát triển vốn. Tuy nhiên sau một thời kỳ hoạt động để có được những biện pháp điều chỉnh hoạt động của đơn vị thì thông tin về kết quả hoạt động là rất cần thiết. Đáp ứng yêu cầu này trong công tác kế toán có báo cáo kết quả kinh doanh.

 Báo cáo kết quả kinh doanh là hình thức biểu hiện của phương pháp tổng hợp cân đối nhằm phản ánh về kết quả hoạt động của một đơn vị sau một thời kỳ.

 Báo cáo kết quả kinh doanh là hình thức biểu hiện của phương pháp tổng hợp cân đối kế toán nên cơ sở để lập nên báo cáo này cũng cần phải dựa vào tính cân đối vốn có của đối tượng kế toán, cụ thể áp dụng cho báo kết quả hoạt động kinh doanh là phương trình kế toán:

 KẾT QUẢ (LÃI, LỖ) = DOANH THU (THU NHẬP) – CHI PHÍ

 Từ phương trình trên cho thấy nội dung chính phản ánh của báo cáo này đó là cho biết các hoạt động của đơn vị cho kết quả cuối cùng như thế nào (lãi hay lỗ) sau một thời kỳ hoạt động.

 Nguồn số liệu lập Báo cáo kết quả kinh doanh

 Các chỉ tiêu thể hiện trong Báo cáo kết quả kinh doanh là những chỉ tiêu thời kỳ, nó thể hiện kết quả đạt được của một đơn vị sau một thời gian hoạt động nhất định, vì vậy nguồn số liệu để lập nên các chỉ tiêu trong báo cáo này cũng phải có đặc tính tương tự.

 Báo cáo kết quả kinh doanh là hình thức biểu hiện của phương pháp tổng hợp cân đối nên cũng sử dụng nguồn số liệu kế toán chung là các sổ kế toán, tuy nhiên trong hệ thống sổ kế toán thể hiện kết quả hoạt động của đơn vị chỉ có nhóm tài khoản doanh thu, thu nhập và chi phí.

 Trong các tài khoản kế toán này kế toán sử dụng số phát sinh của các tài khoản để lập cho các chỉ tiêu tương ứng trong báo cáo. Cụ thể trong hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp số phát sinh các tài khoản loại 5 đến loại 8 sẽ được sử dụng để lập cho báo cáo kết quả kinh doanh.

 Hướng dẫn chi tiết cách lập Báo cáo kết quả kinh doanh

 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01)

    – Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng phát sinh bên Có TK 511 trong kỳ báo cáo. Nên học kế toán ở đâu

    – Khi đơn vị cấp trên lập báo cáo tổng hợp với các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân, các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh từ các giao dịch nội bộ đều phải loại trừ. học xuẩt nhập khẩu ở đâu tốt

    – Chỉ tiêu này không bao gồm các loại thuế gián thu, như thuế GTGT kể cả thuế GTGT nộp theo phương pháp trực tiếp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế, phí gián thu khác.

 2. Các khoản giảm trừ doanh thu (Mã số 02)

    – Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng phát sinh Nợ chi tiết TK 521 trong kỳ báo cáo.

    – Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản thuế gián thu, phí mà doanh nghiệp không được hưởng phải nộp NSNN do các khoản này về bản chất là các khoản thu hộ Nhà nước, không nằm trong cơ cấu doanh thu và không được coi là khoản giảm trừ doanh thu.

 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10)

 Mã số 10 = Mã số 01 – Mã số 02

 4. Giá vốn hàng bán (Mã số 11)

    – Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng phát sinh bên Nợ TK 632 trong kỳ báo cáo.

 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20)

 Mã số 20 = Mã số 10 – Mã số 11

 6. Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21)

    – Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có TK 515 trong kỳ báo cáo.

 7. Chi phí tài chính (Mã số 22)

    – Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Nợ TK 635 trong kỳ báo cáo.

 8. Chi phí lãi vay (Mã số 23)

    – Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên Nợ TK 635 (chi tiết chi phí lãi vay).

 9. Chi phí bán hàng (Mã số 25)

    – Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số phát sinh bên Nợ TK 641 trong kỳ báo cáo.

 10. Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số 26)

    – Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số phát sinh bên Nợ TK 642 trong kỳ báo cáo.

 11. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30)

    Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.

 Mã số 30 = Mã số 20 + (Mã số 21 – Mã số 22) – Mã số 25 – Mã số 26

 12. Thu nhập khác (Mã số 31)

    – Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng phát sinh bên Có TK 711 trong kỳ báo cáo.

    – Riêng đối với giao dịch thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT, thì số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần chênh lệch giữa khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT cao hơn giá trị còn lại của TSCĐ, BĐSĐT và chi phí thanh lý.

 13. Chi phí khác (Mã số 32)

    – Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng phát sinh bên Nợ TK 811 trong kỳ báo cáo.

    – Riêng đối với giao dịch thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT, thì số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần chênh lệch giữa khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐSĐT nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ, BĐSĐT và chi phí thanh lý.

 14. Lợi nhuận khác (Mã số 40)

 Mã số 40 = Mã số 31 – Mã số 32

 15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã số 50)

 Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40

 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (Mã số 51)

    Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng phát sinh bên Nợ TK 8211 trong kỳ báo cáo và ghi bằng số âm.

 17. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Mã số 52)

    Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng phát sinh bên Nợ TK 8212 trong kỳ báo cáo và ghi bằng số âm.

 18. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 60)

 Mã số 60 = Mã số 50 – (Mã số 51+ Mã số 52)

 19. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (Mã số 70)

 bao-cao-ket-qua-kinh-doanh-1
20. Lãi suy giảm trên cổ phiếu (Mã số 71)

 Lãi suy giảm trên cổ phiếu được xác định như sau

 bao-cao-ket-qua-kinh-doanh-2

 Tính chất của Báo cáo kết quả kinh doanh

 Khác với Bảng cân đối kế toán luôn giữ được tính cân đối giữa Tài sản và Nguồn vốn ở bất kỳ thời điểm nào khi lập báo cáo, Báo cáo kết quả kinh doanh giữ được tính cân đối thông qua mối liên hệ chặt chẽ giữa các chỉ tiêu. Kết quả hoạt động được xác lập bằng cách liên hệ giữa những chỉ tiêu về doanh thu và chi phí của đơn vị.

 Một tính chất nữa của Báo cáo kết quả kinh doanh đó là tính thời kỳ của các chỉ tiêu, mặc dù báo cáo được lập ở một thời điểm nhất định nhưng toàn bộ chỉ tiêu phản ánh trong báo cáo thể hiện kết quả tích lũy sau một thời kỳ hoạt động, do vậy khi sử dụng báo cáo này cần chú ý đến tính chất này của báo cáo.

 Hạn chế của báo cáo kết quả kinh doanh

 Bởi vì thu nhập thuần là một sự ước tính và dựa trên một loạt các giả định, người sử dụng báo cáo kết quả kinh doanh cần thận trọng với các hạn chế nhấn định gắn liền với các thông tin của nó. Một số hạn chế bao gồm:
1. Các công ty bỏ qua các khoản mục từ báo cáo thu nhập mà chúng không thể đo lường một cách đáng tin cậy. Các nguyên tắc thực hành kế toán hiện hành cấm việc ghi nhận một số khoản mục nhất định trong việc xác định thu nhập mặc dù ảnh hưởng của các khoản mục này đến kết quả thực hiện của công ty được nhiều người công nhận. Ví dụ: một công ty có thể không ghi nhận các khoản thu nhập chưa thực hiện và các khoản lỗ trong các chứng khoán đầu tư nhất định vào thu nhập khi có sự không chắc chắn về việc chúng sẽ hiện thực sự thay đổi về giá trị. Ngoài ra, ngày càng nhiều công ty như Samsung, Apple đã cho chúng ta thấy về sự gia tăng giá trị của công ty do việc làm tăng tính nhận diện thương hiệu, dịch vụ khách hàng, chất lượng sản phẩm. Một khuôn khổ kế toán chung cho việc xác định báo cáo các giá trị đó vẫn chưa có.
2. Số liệu thu nhập bị ảnh hưởng bởi các phương pháp kế toán được lựa chọn. Một công ty có thể khấu hao các tài sản cố định của mình theo phương pháp khấu hao nhanh, công ty khác lại chọn khấu hao theo đường thẳng. Giả sử tất cả các yếu tố đều cân bằng, công ty thứ nhất sẽ báo cáo thu nhập thấp hơn. Và kết quả là chúng ta đang đi so sánh các quả táo với các quả cam!
3. Đo lường thu nhập liên quan đến các xét đoán chuyên. Ví dụ, một công ty với niềm tin lạc quan có thể ước tính thời gian sử dụng hữu ích của một tài sản là 20 năm, trong khi đó công ty khác ước tính 15 năm cho cùng một loại tài sản. Tương tự, một số công ty có thể ước tính một cách lạc quan về chi phí bảo hành và các khoản nợ xấu phải xóa sổ trong tương lai, và kết quả là nó báo cáo chi phí thấp hơn và lợi nhuận cao hơn.
4. Các khoản đầu tư để tạo nên giá trị trong tương lại như đầu tư vào bản quyền, nhãn hiệu, bằng sáng chế, và các tài sản vô hình khác nếu không thỏa mãn các tiêu chuẩn ghi nhận của chuẩn mực kế toán tài sản cố định vô hình thì được ghi vào chi phí thời kỳ, như chi phí lương và thuê tài sản, các chi phí không đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai.
Tóm lại, một số hạn chế của báo cáo thu nhập làm giảm tính hữu ích của thông tin của nó trong việc dự đoán về độ lớn, thời gian và tính không chắc chắc của các dòng tiền trong tương lai.

 

 

 tag: mẫu   form   ket   hoat   dong   viết   xăng   dầu   excel   phụ   lục   sạn   tháng   2017   2019   tiếng   anh   đông   ngân   agribank   acb   bài   tập   download   du   lịch   file   fpt   giải   niên   gần   rút   gọn   hạch   in   english   khóa   luận   văn   quý   slide   nhược   powerpoint   mềm   ppt   quyết   48   ree   sơ   đồ   2018   saigontourist   tải   thuyết   minh   thuộc   unilever   ăn   uống   vai   trò   vietcombank   việt   tiến   word   án   hiểu   đánh   đề   may   bidv   vietcombank   2016   vinamilk   2017   bidv   quý   2018   2019   mẫu   qđ   48   51   tháng   tập   th   true   milk   biến   vpbank   kiểu   đa   bước   techcombank   đông   powerpoint   pnj   bài   excel   đề   hđ   thử   viên   thong   tu   200   evn   2015   việt   xây   dựng   ngân   sạn   lược   dư   đảm   b02   dn   file   form   giản   tiếng   anh   gi   kfc   hoạch   lữ   góp   lẻ   mới   mwg   manulife   misa   mobifone   maritime   bank   tại   nam   prudential   song   ngữ   sabeco   siêu   thị   tt133   viettel   xem