Quy định về chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị

 Quy định về chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội  đồng quản trị

 Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn pháp luật về doanh nghiệp và cung cấp dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh. Luật DeHa xin chia sẻ một số quy định của Luật doanh nghiệp 2014 về chủ tịch hội đồng thành viên của công ty tnhh và chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần để quý khách tham khảo.

 Chủ tịch hội đồng thành viên công ty tnhh 2 thành viên

 Điều 57 Luật doanh nghiệp quy định về chủ tịch hội đồng thành viên công ty tnhh 2 thành viên như sau:

 Điều 57. Chủ tịch Hội đồng thành viên

 1.Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty.

 2.Chủ tịch Hội đồng thành viên có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

 a) Chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên;

 b) Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên hoặc để lấy ý kiến các thành viên;

 c) Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên;

 d) Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng thành viên;

 đ) Thay mặt Hội đồng thành viên ký các nghị quyết của Hội đồng thành viên;

 e) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

 3.Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng thành viên không quá 05 năm. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

 Trường hợp vắng mặt hoặc không đủ năng lực để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, thì Chủ tịch Hội đồng thành viên ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp không có thành viên được ủy quyền thì một trongsố các thành viên Hội đồng thành viên triệu tập họpcác thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thời thực hiện quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc đa số quá bán.

 Như vậy,  chủ tịch hội đồng thành viên công ty tnhh hai thành viên trở lên do hội đồng thành viên bầu ra, chủ tịch hội đồng thành viên công ty tnhh 2 thành viên trở lên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc. Nhiệm kỳ của chủ tịch hội đồng thành viên không quá 05 năm. Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty tnhh 2 thành viên trở lên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

 Chủ tịch hội đồng thành viên công ty tnhh mtv

 Điều 79 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên như sau:

 Điều 79. Hội đồng thành viên

  1. Thành viên Hội đồng thành viên do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm gồm từ 03 đến 07 thành viên với nhiệm kỳ không quá 05 năm. Hội đồng thành viên nhân danh chủ sở hữu công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
  2. Quyền, nghĩa vụ và quan hệ làm việc của Hội đồng thành viên đối với chủ sở hữu công ty được thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật có liên quan.
  3. Chủ tịch Hội đồng thành viên do chủ sở hữu bổ nhiệm hoặc do các thành viên Hội đồng thành viên bầu theo nguyên tắc quá bán, theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác, thì nhiệm kỳ, quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên áp dụng theo quy định tại Điều 57 và quy định khác có liên quan của Luật này.
  4. Thẩm quyền, cách thức triệu tập họp Hội đồng thành viên áp dụng theo quy định tại Điều 58 của Luật này.
  5. Cuộc họp của Hội đồng thành viên được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên dự họp. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì mỗi thành viên có một phiếu biểu quyết có giá trị như nhau. Hội đồng thành viên có thể thông qua quyết định theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản.
  6. Nghị quyết của Hội đồng thành viên được thông qua khi có hơn một nửa số thành viên dự họp tán thành. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, tổ chức lại công ty, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty phải được ít nhất ba phần tư số thành viên dự họp tán thành.

 Nghị quyết của Hội đồng thành viên có hiệu lực kể từ ngày được thông qua hoặc từ ngày ghi tại nghị quyết đó, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

  1. Các cuộc họp của Hội đồng thành viên phải được ghi biên bản, có thể được ghi âm hoặc ghi và lưu giữ dưới hình thức điện tử khác. Nội dung biên bản họp Hội đồng thành viên áp dụng theo quy định tại Điều 61 của Luật này.

 Như vậy, công ty tnhh mtv do tổ chức làm chủ sở hữu có thể cơ cấu tổ chức theo mô hình hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc và kiểm soát viên. Chủ tịch Hội đồng thành viên do chủ sở hữu bổ nhiệm hoặc do các thành viên Hội đồng thành viên bầu theo nguyên tắc quá bán, theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác, thì nhiệm kỳ, quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên giống như chủ tịch hội đồng thành viên công ty tnhh 2 thành viên trở lên ( Điều 57 Luật doanh nghiệp 2014). Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trừ trường hợp pháp luật, Điều lệ công ty có quy định khác.

 Chủ tịch hội đồng thành viên công ty hợp danh

 Điều 177. Hội đồng thành viên

  1. Tất cả thành viên hợp lại thành Hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.

 Khoản 3 Điều 178 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:

 3.Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc thành viên yêu cầu triệu tập họp chủ tọa cuộc họp. Cuộc họp của Hội đồng thành viên phải được ghi biên bản của công ty. Nội dung biên bản phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

 a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính;

 b) Mục đích, chương trình và nội dung họp;

 c) Thời gian, địa điểm họp;

 d) Họ, tên chủ tọa, thành viên dự họp;

 đ) Các ý kiến của thành viên dự họp;

 e) Các nghị quyết được thông qua, số thành viên tán thành và nội dung cơ bản của các nghị quyết đó;

 g) Họ, tên, chữ ký của các thành viên dự họp.

 Khoản 4 Điều 179 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:

 4.Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các nhiệm vụ sau đây:

 a) Quản lý và điềuhành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty với tư cách là thành viên hợp danh;

 b) Triệu tập và tổ chức họp Hội đồng thành viên; ký các nghị quyết của Hội đồng thành viên;

 c) Phân công, phối hợp công việc kinhdoanh giữa các thành viên hợp danh;

 d) Tổ chức sắp xếp, lưu giữ đầy đủ và trung thực sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu khác của công ty theo quy định của pháp luật;

 đ) Đại diện cho công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nước; đại diện cho công ty với tư cách là bị đơn hoặc nguyên đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thương mại hoặc các tranh chấp khác;

 e) Các nghĩa vụ khác do Điều lệ công ty quy định.

  Như vậy, chủ tịch hội đồng thành viên của công ty hợp danh phải là thành viên hợp danh. Chủ tịch hội đồng thành viên của công ty hợp danh có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hợp danh nếu Điều lệ công ty hợp danh không có quy định khác. Quyền và nghĩa vụ của chủ tịch hội đồng thành viên công ty hợp danh được quy định tại khoản 4 điều 179 luật doanh nghiệp 2014 như trên.

 Chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần

 Điều 152. Chủ tịch Hội đồng quản trị

 1.Hội đồng quản trị bầu một thành viên của Hội đồng quản trị làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này và Điều lệ công ty, pháp luật về chứng khoánkhông có quy định khác.

 2.Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết thì Chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

 3.Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

 a) Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;

 b) Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị;

 c) Tổ chứcviệc thông qua nghị quyết của Hội đồng quản trị;

 d) Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị;

 đ) Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp Hội đồng quản trị;

 e) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

 4.Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt hoặc không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình thì ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợpkhông có người được ủy quyền thì các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thời giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc đa số.

 5.Khi xét thấy cần thiết, Chủ tịch Hội đồng quản trị tuyển dụng thư ký công ty để hỗ trợHội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị thực hiện các nghĩa vụ thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. Thư ký công ty có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

 a) Hỗ trợtổ chức triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị; ghi chép các biên bản họp;

 b) Hỗ trợ thành viên Hội đồng quản trị trongviệc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao;

 c) Hỗ trợ Hội đồng quản trị trongáp dụng và thực hiện nguyên tắc quản trị công ty;

 d) Hỗ trợ công ty trongxây dựng quan hệ cổ đông và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông;

 đ) Hỗ trợ công ty trong việc tuân thủ đúng các nghĩa vụ cung cấp thông tin, công khai hóa thông tin và thủ tục hành chính;

 e) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

 6.Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể bị bãi miễn theo quyết định của Hội đồng quản trị.

 Theo quy định nêu trên thì chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần do hội đồng quản trị công ty cổ phần bầu. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty trừ trường hợp Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết thì Chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

 Trong công ty cổ phần thì thành viên hội đồng quản trị không nhất thiết phải là cổ đông công ty do đó chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần không cần phải là cổ đông của công ty cổ phần. Quyền và nghĩa vụ của chủ tịch công ty cổ phần theo quy định tại điều 152 Luật doanh nghiệp 2014 nêu trên.

 Quý khách có nhu cầu thành lập doanh nghiệp,  tư vấn  về cơ cấu tổ chức của các loại hình doanh nghiệp hãy liên hệ trực tiếp với Luật DeHa để được tư vấn và cung cấp dịch vụ thành  lập doanh nghiệp.

 tag: hòa   bình   vietjet   cargo   ánh   dương   fpt   hải   phát   âu   lạc   lương   phương   trang   điền   quân   sữa   vinamilk   sabeco   319   sông   đà   thái   sơn   viglacera   vinaconex   viet   vision   rạng   thịnh   bưu   việt   nam 7