Quy trình lập dự án đầu tư

 Khái niệm dự án đầu tư

 Dự án đầu tư theo quy định của Luật đầu tư 2014 được hiểu là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.

 Căn cứ vào dự án đầu tư, chúng ta biết được thông về nhà đầu tư, các dự định, dự án mà nhà đầu tư sẽ tiến hành.

 Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép đầu tư. Đồng thời, dự án đầu tư là căn cứ để nhà đầu tư triển khai hoạt động đầu tư và đánh giá hiệu quả của dự án.

 Phân loại dự án đầu tư

 Điều 5 Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng quy định

 “Điều 5. Phân loại dự án đầu tư xây dựng

 1. Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình chính của dự án gồm: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C theo các tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công và được quy định chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

 2. Dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm:

 a) Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;

 b) Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).

 3. Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo loại nguồn vốn sử dụng gồm: Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án sử dụng vốn khác.”

 Quy trình lập dự án đầu tư

Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị:

 + Việc đầu tiên trong giai đoạn này là quy trình xin chủ trương đầu tư.
+ Tiếp theo là quy trình quy hoạch.
+ Cuối cùng là quy trình giao đất, thuê đất và giải phóng mặt bằng.

 Giai đoạn 2: Giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng

 + Trong giai đoạn này bạn cần phải khảo sát xây dựng.
+ Sau khảo sát là đầu tư xây dựng.
+ Cuối cùng là thi công xây dựng và kết thức dự án.

 Bây giờ bạn hãy tìm hiểu chi tiết về 2 giai đoạn chính trên của xây dựng Kim Thành Vina

 Quy trình các bước thực hiện dự án đầu tư xây dựng

 A. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

 1. Quy trình xin chủ đầu tư

 + Nghiên cứu về quy mô nơi chuẩn bị đầu tư.

 + Khảo sát thị trường nơi chuẩn bị đầu tư.

 + Tìm kiếm khu đất thích hợp để đầu tư.

 + Tìm tất cả thông tin về khu đất, về việc thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất.

 + Lên phương án – kế hoạch đầu tư và địa điểm quy hoạch một cách chi tiết.

 + Xin chủ đầu tư và đợi văn bản chấp thuận đầu tư của UBND tỉnh và thành phố.

 2. Quy trình quy hoạch

 + Đối với dự án chưa được quy hoạch.

 • Thứ nhất phải xin giấy cấp giấy phép quy hoạch.

 • Thứ 2 là lập bảng quy hoạch chi tiết 1/2000.

 • Thứ 3 các dự án đã quy hoạch 1/2000.

 • Thứ 4 thỏa thuận quy hoạch theo kiến trúc.

 • Thứ 5 lập quy hoạch chi tiết 1/500.

 + Với dự án đã quy hoạch rồi 1/500

 • Việc đầu tiên là làm thủ tục xin cấp chứng chỉ quy hoạch.

 • Sau đó thẩm định quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500, quy hoạch tổng mặt bằng và phương án thiết kế sơ bộ.

 • Tiếp đến là phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500, quy hoạch tổng mặt bằng và phương án thiết kế sơ bộ.

 3. Quy trình giao đất, thuê đất và giải phóng mặt bằng.

 + Làm hồ sơ, giấy tờ xin giao đất, thuê đất.

 + Chờ các cơ quan chức năng có thẩm quyền chấp nhận địa điểm đầu tư.

 + Lập phương án tổng thể về bồi thường và hỗ trợ tái định cư cho người dân.

 + Thu hồi đất.

 + Thành lập hội đồng bồi thường: lập phương án và bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho người dân.

 B. Giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng

 1. Khảo sát xây dựng.

 • Khảo sát sơ bộ, phục vụ cho công tác báo cáo – đầu tư.

 • Khảo sát chi tiết phục vụ cho việc thiết kế.

 • Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng.

 • Lựa chọn nhà thầu giám sát xây dựng.

 • Lập và phê duyệt phương án kĩ thuật và tiến hành khảo sát xây dựng.

 • Giám sát công tác khảo sát xây dựng và khảo sát bổ sung ( nếu có ).

 • Nghiệm thu và lưu trữ kết quả khảo sát xây dựng.

 2. Đầu tư xây dựng

 • Xác định phương án kiến trúc.

 • Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi.

 • Báo cáo kinh tế kĩ thuật đối với công trình từ 15 tỉ trở lên.

 • Đánh giá thật chi tiết tác động của môi trường, công tác phòng chữa cháy, điện nước, chiều cao tĩnh không, kiến trúc, quy hoạch.

 • Lấy ý kiến về thiết kế cơ sở.

 • Duyệt dự án đầu tư và cấp phép xây dựng.

 • Đầu thầu xây dựng.

 • Lựa chọn nhà thầu tư vấn, thiết kế và quản lí dự án.

 • Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng.

 • Thiết kế xây dựng: thiết kế kĩ thuật và thiết kế bản vẽ thi công.

 • Lựa chọn nhà thầu, đơn vị thiết kế, lập bản thiết kế, thẩm định, thẩm tra, phê duyệt, thay đổi ( nếu có ) và cuối cùng là nghiệm thu.

 3. Thi công xây dựng và kết thúc dự án.

 + Lựa chọn nhà thầu thi công và nhà thẩu giám sát.

 + Tiến hành thi công xây dựng công trình.

 + Nghiệm thu.

 + Hoàn công.

 + Kiểm toán, quyết toán.

 + Chứng nhận sở hữu công trình.

 + Bảo hành và đưa công trình đi vào sử dụng.

  

  

  

 tag: phân loại khái niệm tự thế nào tại tphcm bài tập lời