Quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh

 Quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh

 Hộ kinh doanh cá thể nộp những loại thuế gì ?

  Thuế môn bài

 Theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP, kể từ ngày 01/01/2017 thì mức lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được tính dựa vào mức thu nhập hàng năm của hộ kinh doanh đó, bao gồm 3 mức như sau:

 –           Doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 300.000 đồng/ năm.

 –           Doanh thu trên 300 triệu đến 500 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 500.000 đồng/ năm

 –           Doanh thu trên 500 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 1.000.000 đồng/ năm

 Vì vậy, đối với hộ kinh doanh chỉ có doanh thu từ 100 triệu/năm trở xuống thì được miễn nộp thuế môn bài.

 Ngoài ra có 3 trường hợp khác được miễn thuế môn bài như là: Hộ kinh doanh sản xuất muối; Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định và tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.

 Lưu ý: Nếu hộ kinh doanh mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm; nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

 Ví dụ 1: Hộ kinh doanh chị M thành lập tháng7/2016 và doanh thu của 5 tháng kinh doanh thực tế  là 75 triệu đồng (trung bình 15 triệu/tháng)  thì doanh thu tương ứng của 1 năm là 180 triệu đồng (>100 triệu đồng). Như vậy , chị M phải nộp thuế môn bài là 150.000 đồng (1/2 thuế môn bài vì thành lập 6 tháng cuối năm).

   Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) và Thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN)

 *Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế là theo phương pháp khoán.

 Mức thuế khoán đối với hộ kinh doanh cá nhân kinh doanh

 Nếu hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu trở xuống thì không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN.

   –  Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán kinh doanh không trọn năm (không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của một năm (12 tháng); doanh thu tính thuế thực tế để xác định số thuế phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh. (Tham khảo ví dụ 1).

   –  Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán đã được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp, nếu kinh doanh không trọn năm thì cá nhân được giảm thuế khoán phải nộp tương ứng với số tháng ngừng/nghỉ kinh doanh trong năm.

 Ví dụ 2: Bà C đã được cơ quan thuế thông báo mức thuế khoán phải nộp trong năm 2016. Nhưng đến tháng 9 năm 2016 bà C nghỉ kinh doanh thì bà C được giảm thuế khoán tương ứng với 4 tháng cuối năm 2016.

   –  Trường hợp cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất trong năm tính thuế.

 Ví dụ 3: Hộ gia đình A được thành lập bởi 1 nhóm 3 cá nhân. Năm 2016 hộ gia đình A có doanh thu là 400 triệu đồng (>300 triệu) thì hộ gia đình A thuộc diện phải nộp thuế GTGT và Thuế TNCN trên tổng doanh thu là 400 triệu đồng.

 Cách tính:

 Số thuế GTGT phải nộp          =          Doanh thu tính thuế GTGT    x          Tỷ lệ thuế GTGT

 Số thuế TNCN phải nộp         =          Doanh thu tính thuế TNCN    x          Tỷ lệ thuế TNCN

   –  Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

 Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.

   –  Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề

 * Mức doanh thu tính thuế GTGT, TNCN và tỷ lệ thuế GTGT, TNCN được quy định cụ thể theo quy định của Thông tư 92/2015/TT-BTC.

 Nộp thuế hộ kinh doanh cá thể ở đâu ?

 Hộ kinh doanh nộp thuế đối với cơ quan thuế cấp nào thì nộp thuế Môn bài tại cơ quan thuế cấp đó, Hộ kinh doanh không có địa điểm cố định như kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động, hộ xây dựng, vận tải, nghề tự do nộp thuế Môn bài tại cơ quan thuế nơi cư trú hoặc nơi được cấp ĐKKD.

 Sau khi nộp thuế Môn bài hộ kinh doanh được cơ quan thuế cấp một chứng từ chứng minh đã nộp thuế

 Truy thu thuế hộ cá thể 

 Có thể trong quá trình hoạt động kinh doanh bạn có phát sinh nghĩa vụ thuế phải nộp, tuy nhiên do bạn không thực hiện đăng ký thuế, khai thuế nên có thể bạn có thuế phát sinh nhưng bạn không nộp do đó bạn sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 41 Thông tư 166/2013/TT-BTC cụ thể:

 Điều 41. Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế, tiền phạt

 1. Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế được thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật quản lý thuế.

 Đối với trường hợp khai thiếu thuế phát hiện qua thanh tra, kiểm tra thì áp dụng tính tiền chậm nộp tiền thuế theo mức 0,05%/ngày tính trên số tiền thuế khai thiếu tính cho thời gian chậm nộp. Trường hợp, quá thời hạn 90 ngày, kể từ ngày người nộp thuế phải nộp tiền thuế truy thu vào ngân sách nhà nước theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt hoặc quyết định xử lý truy thu thuế mà người nộp thuế chưa nộp thì người nộp thuế bị tính tiền chậm nộp tiền thuế theo mức 0,07%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.

 2. Xử lý đối với việc chậm nộp tiền phạt

 a) Cá nhân, tổ chức bị xử phạt, chậm nộp tiền phạt so với thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế quy định tại Điều 33 Thông tư này thì phải nộp đủ số tiền phạt và tiền chậm nộp tiền phạt theo mức 0,05%/ngày tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

 b) Không tính chậm nộp tiền phạt trong thời gian xem xét, quyết định miễn, giảm phần còn lại tiền phạt hoặc cho phép nộp tiền phạt nhiều lần; cá nhân vi phạm hành chính thuế được hoãn thi hành quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật.

 3. Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày kế tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt, thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt đến ngày liền kề trước ngày cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.”

  

 Miễn giảm thuế hộ kinh doanh cá thể

 Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán được miễn, giảm thuế trong các trường hợp sau:

 – Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có mức thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu Nhà nước quy định đối với công chức Nhà nước thì được miễn thuế GTGT và thuế TNDN.

 – Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán nếu nghỉ kinh doanh liên tục từ 15 ngày trở lên trong tháng được giảm 50% số thuế GTGT, số thuế TNDN phải nộp; nếu nghỉ cả tháng thì được miễn thuế GTGT, thuế TNDN của tháng đó và không phải nộp thuế TTĐB, thuế tài nguyên (nếu có).

 – Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán gặp khó khăn do thiên tai, địch họa, tai nạn bất ngờ hoặc không có khả năng nộp thuế thì được miễn, giảm thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TTĐB, thuế tài nguyên, thuế nhà, đất.

 Cưỡng chế nợ thuế đối với hộ kinh doanh

 Đối với khoản nợ từ một đến 90 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp thuế thực hiện theo các hình thức sau: Các đội được giao nhiệm vụ quản lý nợ tuỳ theo tình hình cụ thể để gọi điện, nhắn tin, gửi mail, fax cho người đại diện pháp luật hoặc trực tiếp với người nộp thuế yêu cầu nộp tiền thuế nợ đồng thời nắm tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và các nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm nộp thuế. Sau khi phát hành thông báo nợ, nếu vẫn chưa đến ngày thứ 90, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, mà người nợ thuế vẫn chưa nộp tiền vào ngân sách nhà nước thì cơ quan thuế kết hợp với Uỷ ban nhân dân xã, phường, hội đồng tư vấn thuế xã, phường mời người nợ thuế lên làm việc tại trụ sở tại đội thuế liên xã, phường; đơn vị được uỷ nhiệm thu làm việc để nắm thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và các nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm nộp tiền thuế. Đối với khoản nợ thuế trên 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế và khoản nợ thuế đã quá thời hạn gia hạn nộp thuế, cơ quan thuế thực hiện cưỡng chế nợ thuế theo quy định.

 Phần mềm kê khai thuế hộ kinh doanh cá thể: liên hệ cơ quan quản lý  thuế để được hướng dẫn

 tag: đóng   mẫu   cáo   2019   thế   cứu   ko   ưu   đãi   2018   nhiêu   2017   2020   biểu   biện   bậc   mạng   trốn   tìm   hiểu   hoàn   toán   thủ   suất   biên   lai   chống   thất   check   dành   giấy   nhận   đóng   hồ   sơ   cứu   internet   lấy   mẫu   tờ   ăn   uống   online   thủ   xin   2019   nhỏ   2018   2020   thế   tìm   suất   vat   nhiêu   phòng   phẩm   toán   2017