Quyết định thành lập ban tang lễ

 QUYẾT ĐỊNH

 BAN HÀNH QUY ĐỊNH TỔ CHỨCLỄ TANG ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC KHI TỪ TRẦN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNGSƠN

 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN

 Căn cứ LuậtTổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

 Căn cứ LuậtBan hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày03 tháng 12 năm 2004;

 Căn cứ Nghịđịnh số 91/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiếtthi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồngnhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

 Căn cứ Nghịđịnh số 105/2012/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ về tổ chức lễtang cán bộ, công chức, viên chức;

 Theo đề nghịcủa Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 180/TTr-SNV ngày 26 tháng 5 năm 2015,

 QUYẾT ĐỊNH:

 Điều 1.Ban hành kèmtheo Quyết định này “Quy định tổ chức Lễ tang đối với cán bộ, công chức, viênchức khi từ trần trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn”.

 Điều 2.Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngàyký và thay thế Quyết định số 30/2004/QĐ-UB ngày 19/5/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnhvề việc Quy định tổ chức lễ tang và chi phí phúng viếng đám tang đối với cán bộ,công chức, viên chức Nhà nước khi từ trần.

 Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở,ban, ngành trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện,thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hànhquyết định này./.

Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– Chính phủ;
– Bộ Nội vụ;
– Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch;
– Cục Kiểm tra VBQPPL – Bộ Tư pháp;
– Thường trực Tỉnh uỷ;
– Thường trực HĐND tỉnh;
– Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
– Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
– Ủy ban MTTQ tỉnh;
– Ban Tổ chức Tỉnh ủy;
– Các Huyện ủy, Thành ủy;
– HĐND các huyện, thành phố;
– PCVP UBND tỉnh, các phòng CV;
– Công báo tỉnh; Báo Lạng Sơn;
– Lưu: VT, NC (TTD).

 TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH

 Vy Văn Thành

 QUY ĐỊNH

 TỔ CHỨC LỄ TANG ĐỐI VỚI CÁN BỘ,CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC KHI TỪ TRẦN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 19 / 2015/QĐ-UBND ngày 22 /7/2015 của Ủyban nhân dân tỉnh Lạng Sơn)

 ChươngI

 QUY ĐỊNHCHUNG

 Điều1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

 1. Quy định này áp dụngđối với việc tổ chức Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnhđang làm việc hoặc nghỉ hưu khi từ trần (sau đây gọi chung là người từ trần).

 2. Cán bộ, công chức,viên chức bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc khi từ trần Lễ tang không tổchức theo Quy định này.

 Điều2. Nguyên tắc tổ chức Lễ tang

 1. Việc tổ chức Lễtang đối với người từ trần, thể hiện sự trân trọng của Đảng, Nhà nước và Nhândân, cơ quan, đơn vị đối với công lao, cống hiến của cán bộ, công chức, viên chứctrong quá trình làm việc, hoạt động cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 2. Việc tổ chức Lễtang đối với người từ trần phải trang trọng, văn minh, kế thừa nét đẹp văn hóatruyền thống của dân tộc, tiết kiệm, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội củatỉnh; từng bước loại bỏ những tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan, phô trương, lãngphí.

 Điều3. Hình thức Lễ tang

 1. Lễ tang cấp cao.

 2. Lễ tang cán bộ,công chức, viên chức.

 Điều4. Một số quy định chung

 1. Lễ viếng tổ chức tạinhà tang lễ, Lễ đưa tang và Lễ an táng thực hiện trong cùng một ngày.

 2. Trường hợp tổ chứcLễ viếng tại gia đình thì tùy theo phong tục địa phương và gia đình, thi hàingười từ trần phải được khâm liệm vào linh cữu và bảo đảm vệ sinh, nhất là đốivới người có bệnh lây nhiễm. Linh cữu được để không quá 48 (bốn mươi tám) giờ,kể từ khi khâm liệm đến khi tổ chức Lễ an táng. Không cử nhạc tang trước 06 giờsáng và sau 22 giờ đêm; âm thanh đảm bảo không vượt quá độ ồn cho phép theo quyđịnh; không sử dụng các nhạc khúc không phù hợp trong lễ tang.

 3. Linh cữu người từtrần đặt tại nhà tang lễ hoặc tại gia đình không để ô cửa có lắp kính trên nắpquan tài.

 4. Không rắc vàng mã,các loại tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành và ngoại tệ trong quátrình đưa tang từ nhà tang lễ hoặc từ gia đình đến nơi an táng; không đốt đồ mãtại nơi an táng.

 5. Chỉ các thành viênBan tổ chức Lễ tang đeo băng tang đen theo quy định.

 6. Các đoàn đến viếngsử dụng lễ và vòng hoa do Ban tổ chức Lễ tang chuẩn bị sẵn, chỉ mang băng vảiđen, kích thước 1,2 m x 0,2 m, với dòng chữ trắng ghi “Kính viếng” dưới có dòngchữ nhỏ ghi tên cơ quan, tổ chức để gắn vào vòng hoa.

 7. Đoàn viếng đại diệncấp ủy, chính quyền, đoàn thể cấp tỉnh, huyện, xã và đoàn viếng của cơ quan chủquản người từ trần phát biểu chia buồn tại Lễ tang; các đoàn khác khi đến viếngkhông thực hiện phát biểu chia buồn tại Lễ tang.

 ChươngII

 LỄ TANG CẤPCAO

 Điều5. Chức danh được tổ chức Lễ tang cấp cao

 1. Những chức danh sauđây khi từ trần được tổ chức Lễ tang cấp cao

 a) Cán bộ, công chứcđương chức, thôi giữ chức thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảngquản lý: Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịchHội đồng nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;

 b) Cán bộ hoạt độngcách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 (Lão thành cách mạng) hoặc cán bộ hoạtđộng ở miền Nam suốt thời kỳ chống Mỹ (1954 – 1975) được tặng thưởng Huânchương Độc lập hạng Nhất trở lên;

 c) Các nhà hoạt độngxã hội, văn hóa, khoa học tiêu biểu (được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh – giảithưởng cá nhân) và được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất trở lên;

 d) Các nhà hoạt độngxã hội, văn hóa, khoa học tiêu biểu (được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh – giảithưởng cá nhân) là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động đangcông tác hoặc nghỉ hưu.

 2. Đối với trường hợpngười từ trần giữ một trong các chức danh quy định tại Khoản 1 Điều này mà bị kỷluật bằng hình thức giáng chức hoặc cách chức thì không áp dụng hình thức tổ chứcLễ tang cấp cao mà áp dụng hình thức Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.

 Điều6. Tổ chức Lễ tang cấp cao

 Lễ tang cấp cao đượcthực hiện theo quy định từ Điều 35 đến Điều 46 Nghị định số 105/2012/NĐ-CP ngày17/12/2012 của Chính phủ.

 Việc đưa tin buồn ở địaphương: Đưa tin trên Báo Lạng Sơn và Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh.

 Ban Tổ chức Tỉnh ủytham mưu đề xuất với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tổ chức Lễ tang cấp cao tại tỉnh LạngSơn.

 ChươngIII

 LỄ TANG CÁNBỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

 Điều7. Tổ chức Lễ tang đối với cán bộ lãnh đạo tỉnh, lão thành cách mạng khi từ trần

 1. Chức danh được tổchức Lễ tang

 a) Ủy viên Ban Thườngvụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy viên Thường trực Hội đồngnhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Đoàn và Phó TrưởngĐoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, cánbộ hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945đang công tác hoặc nghỉ hưu khi từ trần.

 b) Trường hợp người từtrần giữ một trong các chức danh quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này mà bị kỷluật bằng hình thức giáng chức hoặc cách chức thì không áp dụng hình thức tổ chứcLễ tang đối với cán bộ lãnh đạo tỉnh, lão thành cách mạng mà áp dụng hình thứcLễ tang cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại Điều 9 Quy định này.

 2. Báo, đưa tin buồnvà lời cảm ơn

 a) Báo tin buồn:

 Gia đình báo tin chocơ quan nơi làm việc của người từ trần; cơ quan báo tin cho Ban Tổ chức Tỉnh uỷ(nếu người từ trần làm việc ở khối Đảng, Đoàn thể), báo cho Sở Nội vụ (nếu ngườitừ trần làm việc ở khối chính quyền) và báo tin cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơingười từ trần cư trú.

 b) Đưa tin buồn

 Tỉnh uỷ, Hội đồng nhândân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đứng tên đưa tin buồn.

 c) Lời cảm ơn

 Ban Tổ chức Lễ tang cótrách nhiệm đăng lời cảm ơn sau khi Lễ an táng kết thúc.

 d) Nơi đăng tin buồnvà lời cảm ơn.

 – Việc đưa tin buồntrên Báo Nhân dân thực hiện theo Nghị định số 105/2012/NĐ-CP ngày 17/12/2012 củaChính phủ.

 – Đưa tin buồn ở địaphương: Trên Báo Lạng Sơn và Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh.

 3. Ban Tổ chức Lễ tang

 a) Ban Tổ chức Lễ tangdo Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định thành lập gồm từ 10 (mười) đến 15 (mườilăm) thành viên đại diện Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh,Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các đoàn thể tỉnh; đại diện đơn vị, tổ chức chínhtrị, tổ chức chính trị – xã hội thuộc cơ quan chủ quản, địa phương cùng đại diệngia đình của người từ trần.

 b) Trưởng Ban Tổ chứcLễ tang là lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc 01 Ủyviên Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

 4. Tổ chức Lễ tang vàchuẩn bị lời điếu

 a) Ban Tổ chức Tỉnh ủyphối hợp với các cơ quan liên quan giúp Ban Tổ chức Lễ tang tổ chức tang lễ vàchuẩn bị lời điếu đối với người từ trần thuộc khối Đảng, Đoàn thể cấp tỉnh;

 b) Sở Nội vụ phối hợpvới các cơ quan liên quan giúp Ban Tổ chức Lễ tang tổ chức tang lễ và chuẩn bịlời điếu đối với người từ trần thuộc khối chính quyền cấp tỉnh.

 5. Đoàn viếng

 a) Đoàn của tỉnh: Tỉnhủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh cử đại diệntham gia đoàn viếng hoặc ủy nhiệm Ban Tổ chức Tỉnh ủy (đối với người từ trần đãcông tác ở cơ quan thuộc khối Đảng, Đoàn thể), Sở Nội vụ (đối với người từ trầnđã công tác ở cơ quan thuộc khối chính quyền) tổ chức đoàn đến viếng.

 b) Đoàn cơ quan nơingười từ trần công tác và các đoàn khác: Do người đứng đầu hoặc cấp phó của ngườiđứng đầu và đại diện cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan đến viếng.

 6. Nơi tổ chức Lễ tangvà nơi an táng

 a) Lễ tang tổ chức tạiNhà tang lễ hoặc tại gia đình. Nếu người từ trần nghỉ hưu ở địa phương khác thìthực hiện theo quy định Lễ tang của địa phương đó.

 b) An táng tại nghĩatrang địa phương, nghĩa trang khác hoặc theo nguyện vọng của gia đình.

 7. Trang trí lễ đài

 Việc trang trí Lễ đàithực hiện trên cơ sở Điều 52 Nghị định số 105/2012/NĐ-CP ngày 17/12/2012 củaChính phủ, do gia đình và Ban Tổ chức Lễ tang thống nhất.

 8. Vòng hoa viếng, lễviếng

 a) Vòng hoa viếng: BanTổ chức Lễ tang chuẩn bị 07 (bảy) vòng hoa để luân chuyển tại đám tang.

 b) Lễ viếng: Ban Tổ chứcLễ tang sắp xếp các đoàn vào viếng theo thứ tự như sau: 02 (hai) người mặctrang phục sẫm màu đưa vòng hoa đi đầu, tiếp theo là Trưởng đoàn và các thànhviên trong đoàn viếng. Sau khi viếng, Trưởng đoàn ghi sổ tang (nếu có).

 9. Lễ truy điệu

 Thực hiện theo quy địnhtại Điều 43 Nghị định số 105/2012/NĐ-CP ngày 17/12/2012 của Chính phủ.

 10. Lễ đưa tang và antáng

 a) Thành phần dự Lễđưa tang như thành phần dự Lễ truy điệu.

 b) Việc di chuyển linhcữu từ nơi tổ chức lễ tang đến nơi an táng, hoàn thiện mộ phần do gia đình chủđộng thực hiện có sự hỗ trợ của Ban Tổ chức Lễ tang.

 Điều8. Tổ chức lễ tang đối với lãnh đạo các Sở, ngành tỉnh, lãnh đạo cấp huyện vàtương đương khi từ trần

 1. Chức danh được tổchức Lễ tang

 a) Ủy viên Ban Chấphành Đảng bộ tỉnh; Lãnh đạo các Ban Xây dựng Đảng; Lãnh đạo các Sở, ban, ngành,đoàn thể tỉnh và tương đương; Lãnh đạo huyện, thành phố (gồm: Bí thư, Phó Bíthư huyện, thành ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân;Ủy viên Ban Thường vụ; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc) đang công tác hoặc nghỉhưu khi từ trần.

 b) Trường hợp người từtrần giữ một trong các chức danh quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này mà bị kỷluật bằng hình thức giáng chức hoặc cách chức thì không áp dụng hình thức tổ chứcLễ tang đối với lãnh đạo các Sở, ngành tỉnh, lãnh đạo cấp huyện và tương đươngmà áp dụng hình thức Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại Điều9 Quy định này.

 2. Báo, đưa tin buồnvà lời cảm ơn

 a) Báo tin buồn: Giađình báo tin cho cơ quan nơi làm việc của người từ trần; cơ quan báo tin choBan Tổ chức Tỉnh uỷ (nếu người từ trần làm việc ở khối Đảng, Đoàn thể cấp tỉnh),báo cho Sở Nội vụ (nếu người từ trần làm việc ở khối chính quyền cấp tỉnh), báocho Huyện ủy, Thành ủy (nếu người từ trần là cán bộ lãnh đạo khối Đảng, Đoàn thểcấp huyện), báo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu người từ trần là cán bộ lãnhđạo khối chính quyền cấp huyện) và báo tin cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi ngườitừ trần cư trú.

 b) Đưa tin buồn: Cơquan chủ quản (đối với người từ trần đang công tác) hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xãnơi người từ trần cư trú (đối với người từ trần đã nghỉ hưu) phối hợp cùng giađình của người từ trần thống nhất đứng tên đưa tin buồn.

 c) Lời cảm ơn: Ban Tổchức Lễ tang có trách nhiệm đăng lời cảm ơn sau khi lễ an táng kết thúc.

 d) Nơi đăng tin buồnvà lời cảm ơn:

 – Việc đưa tin buồntrên Báo Nhân dân thực hiện theo Nghị định số 105/2012/NĐ-CP ngày 17/12/2012 củaChính phủ;

 – Đưa tin buồn ở địaphương: Trên Báo Lạng Sơn và Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh.

 3. Ban Tổ chức Lễ tang

 a) Ban Tổ chức Lễtang:

 – Do Ban Thường vụ Tỉnhủy quyết định thành lập gồm từ 07 đến 10 thành viên đại diện đơn vị, tổ chứcchính trị, tổ chức chính trị – xã hội thuộc cơ quan chủ quản, địa phương, cùngđại diện gia đình đối với người từ trần là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnhđang công tác;

 – Do lãnh đạo cấp ủy,chính quyền cấp huyện, cơ quan chủ quản quyết định thành lập gồm từ 07 đến 10thành viên đại diện đơn vị, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thuộccơ quan chủ quản, địa phương, cùng đại diện gia đình đối với các chức danh cònlại đang công tác hoặc đã nghỉ hưu khi từ trần.

 b) Trưởng Ban Tổ chứcLễ tang:

 – Là 01 Ủy viên BanThường vụ Tỉnh ủy đối với người từ trần là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnhđang công tác;

 – Là lãnh đạo cấp ủy,chính quyền cấp huyện, lãnh đạo cơ quan chủ quản đối với các chức danh còn lạiđang công tác hoặc đã nghỉ hưu khi từ trần.

 4. Tổ chức Lễ tang vàchuẩn bị lời điếu

 Việc tổ chức Lễ tangvà chuẩn bị lời điếu do Ban Tổ chức Lễ tang cùng gia đình thực hiện.

 5. Đoàn viếng

 a) Đoàn của tỉnh:

 Tỉnh ủy, Hội đồng nhândân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh cử đại diện tham gia đoàn viếngđối với người từ trần là lãnh đạo các sở, ngành tỉnh, lãnh đạo cấp huyện vàtương đương đang công tác.

 Ủy nhiệm Ban Tổ chức Tỉnhủy tổ chức đoàn viếng đối với người từ trần là lãnh đạo các cơ quan thuộc khốiĐảng, Đoàn thể cấp tỉnh đã nghỉ hưu; Sở Nội vụ tổ chức đoàn viếng đối với ngườitừ trần là lãnh đạo các cơ quan thuộc khối chính quyền cấp tỉnh đã nghỉ hưu;Huyện ủy, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp huyện tổ chức đoànviếng đối với người từ trần là lãnh đạo huyện, thành phố đã nghỉ hưu.

 b) Đoàn cơ quan nơingười từ trần công tác và các đoàn khác: Do người đứng đầu hoặc cấp phó của ngườiđứng đầu và đại diện cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan đến viếng.

 6. Nơi tổ chức Lễtang, nơi an táng; trang trí lễ đài; vòng hoa viếng, Lễ viếng; Lễ truy điệu; Lễđưa tang và an táng thực hiện như quy định tại Khoản 6, 7, 8, 9, 10 Điều 7 Quyđịnh này.

 Điều9. Tổ chức Lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức

 1. Chức danh được tổchức Lễ tang

 Cán bộ, công chức,viên chức (bao gồm cả cán bộ, công chức cấp xã) đang công tác hoặc nghỉ hưutrên địa bàn tỉnh khi từ trần, không bao gồm những chức danh được quy định tạiĐiều 5 và Điểm a Khoản 1 Điều 7, Điểm a Khoản 1 Điều 8 Quy định này.

 2. Báo, đưa tin buồnvà lời cảm ơn

 a) Báo tin buồn: Giađình báo tin cho cơ quan chủ quản người từ trần và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơicư trú;

 b) Đưa tin buồn: Cơquan chủ quản (đối với người từ trần đang công tác) hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xãnơi người từ trần cư trú (đối với người từ trần đã nghỉ hưu) phối hợp cùng giađình của người từ trần thống nhất đứng tên đưa tin buồn;

 c) Lời cảm ơn: Ban Tổchức Lễ tang có trách nhiệm đăng lời cảm ơn sau khi lễ an táng kết thúc;

 d) Nơi đăng tin buồnvà lời cảm ơn:

 – Việc đưa tin buồntrên Báo Nhân dân thực hiện theo Nghị định số 105/2012/NĐ-CP ngày 17/12/2012 củaChính phủ;

 – Đưa tin buồn ở địaphương: Trên Báo Lạng Sơn và Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh.

 3. Ban Tổ chức Lễ tang

 a) Do lãnh đạo cơ quanchủ quản (đối với người từ trần đang công tác) hoặc cấp ủy, chính quyền cấp xã(đối với người từ trần đã nghỉ hưu) quyết định thành lập gồm từ 05 đến 07 thànhviên đại diện đơn vị, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thuộc cơquan chủ quản, địa phương, cùng đại diện gia đình của người từ trần;

 b) Trưởng Ban Tổ chứcLễ tang:

 – Là lãnh đạo cơ quannơi người từ trần làm việc đối với người từ trần đang công tác;

 – Là đại diện lãnh đạocấp ủy, chính quyền cấp xã nơi người từ trần cư trú đối với người từ trần đãnghỉ hưu.

 4. Tổ chức Lễ tang vàchuẩn bị lời điếu

 Việc tổ chức Lễ tangvà chuẩn bị lời điếu do Ban Tổ chức Lễ tang cùng gia đình thực hiện.

 5. Đoàn viếng

 Đoàn của cơ quan nơingười từ trần công tác và các đoàn khác: Do người đứng đầu hoặc cấp phó của ngườiđứng đầu và đại diện cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan đến viếng.

 6. Nơi tổ chức Lễtang, nơi an táng; trang trí lễ đài; vòng hoa viếng, Lễ viếng; Lễ truy điệu; Lễđưa tang và an táng thực hiện như quy định tại Khoản 6, 7, 8, 9, 10 Điều 7 Quyđịnh này.

 ChươngIV

 ĐIỀU KHOẢNTHI HÀNH

 Điều10. Tổ chức thực hiện

 1. Các Sở, Ban, ngànhcủa tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã; đề nghị các Ban của Đảng, Huyện ủy,Thành ủy có trách nhiệm phổ biến và tổ chức thực hiện Quyết định này.

 2. Sở Văn hóa – Thểthao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan tuyên truyềnviệc thực hiện Quyết định này.

 3. Bộ Chỉ huy quân sựtỉnh và Công an tỉnh tổ chức Lễ tang theo quy định của lực lượng vũ trang đối vớisĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

 4. Sở Tài chính đề xuấtỦy ban nhân dân tỉnh quy định kinh phí tổ chức phục vụ lễ tang cho các đơn vị đứngra thực hiện và kinh phí phục vụ các Đoàn phúng viếng.

 5. Trong quá trình tổchức thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, các cơ quan, tổ chức trực tiếp phảnánh bằng văn bản đến các cơ quan chức năng có liên quan, báo cáo Sở Nội vụ tổnghợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.

 

 

 tag: hướng   dẫn   ccb   chế   mẫu   mẹ