Quyết định thành lập đội dân quân tự vệ

 Quyết định thành lập đội dân quân tự vệ

 dưới đây là nội dung dự thảo luật dân quân tự vệ

CHÍNH PHỦ

 Số:         /2015/NĐ-CP

 (Dự thảo lần 2

 ngày 26/6/2015)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 Hà Nội, ngày      tháng     năm 2015

  

 NGHỊ ĐỊNH

 Quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của

  Luật dân quân tự vệ về tổ chức, chế độ, chính sách

  

 CHÍNH PHỦ

 Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

 Căn cứ Luật dân quân tự vệ ngày 23 tháng 11 năm 2009;

 Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,

 Chính phủ ban hành Nghị định Quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật dân quân tự vệ về tổ chức, chế độ, chính sách,

 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

 Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật dân quân tự vệ: Điều 19, Khoản 1 Điều 21 về tổ chức, biên chế, vũ khí, trang bị; Khoản 3 Điều 23 về nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế phối hợp của ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương; Điều 25, Khoản 2 Điều 26, Khoản 2 Điều 45, Điều 46, Khoản 2 Điều 48, Khoản 3 Điều 51 về chế độ, chính sách; Điều 52 về nguồn kinh phí; biện pháp đăng ký, quản lý dân quân tự vệ, điều kiện thành lập ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở.

 Điều 2. Đối tượng áp dụng

  1. Công dân Việt Nam; cơ quan của nhà nước, tổ chức chính trị; tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của Việt Nam.
  2. Cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài cư trú và hoạt động trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam liên quan đến dân quân tự vệ. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.

 Điều 3. Đăng ký, quản lý công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ

  1. Công dân trong độ tuổi quy định tại Điều 9 của Luật dân quân tự vệ đăng ký thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ tại xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) hoặc tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trực tiếp quản lý công dân.
  2. Trình tự, trách nhiệm đăng ký, quản lý:
  3. a) Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tổ chức đăng ký lần đầu và đăng ký bổ sung cho công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ vào tháng 4 hằng năm;
  4. b) Ban chỉ huy quân sự cấp xã, ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, chỉ huy đơn vị tự vệ (nơi không có ban chỉ huy quân sự) giúp chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện đăng ký, quản lý, tuyển chọn công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, tổng hợp báo cáo chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức và chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện);
  5. c) Cơ quan quân sự địa phương cấp huyện, tỉnh tổng hợp kết quả đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ báo cáo ủy ban nhân dân cùng cấp và cơ quan quân sự cấp trên trực tiếp;
  6. d) Bộ Tư lệnh quân khu tổng hợp kết quả đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ báo cáo Bộ Tổng Tham mưu.

 Điều 4. Quyết định, giấy phép của dân quân tự vệ

  1. Quyết định danh sách công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức; quyết định công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ của chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã, ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức (nơi không có ban chỉ huy quân sự).
  2. Quyết định danh sách công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức; quyết định công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ của chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã, ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức (nơi không có ban chỉ huy quân sự).
  3. Giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ của dân quân tự vệ do chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp huyện cấp.
  4. Mẫu các quyết định, giấy phép của dân quân tự vệ quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Nghị định này.

 Điều 5. Tổ chức cho người lao động của doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ

  1. Doanh nghiệp có tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam tổ chức tự vệ theo quy định của pháp luật về dân quân tự vệ và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khi có đủ các điều kiện sau:
  2. a) Đã hoạt động từ đủ 12 tháng trở lên;
  3. b) Có ít nhất 50 lao động hợp đồng có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên trong độ tuổi, đủ tiêu chuẩn thực hiện nghĩa vụ tham gia tự vệ theo quy định của Luật dân quân tự vệ. Trường hợp doanh nghiệp có dưới 50 lao động được tổ chức tự vệ khi có văn bản đề nghị của người quản lý doanh nghiệp.
  4. Doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam không có tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam tổ chức tự vệ theo quy định của pháp luật về dân quân tự vệ, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và bảo đảm nguyên tắc, điều kiện sau:
  5. a) Tự vệ của doanh nghiệp phải bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cụm công nghiệp (gọi chung là khu công nghiệp); chịu sự lãnh đạo, quản lý, chỉ huy, hướng dẫn của đảng ủy quân sự, cơ quan quân sự địa phương có thẩm quyền, ban chỉ huy quân sự khu công nghiệp; sự quản lý của người quản lý doanh nghiệp;
  6. b) Chỉ tổ chức trong thời bình; tổ chức, huấn luyện, hoạt động, bảo đảm thực hiện theo quy chế thống nhất giữa cấp có thẩm quyền thành lập và người quản lý doanh nghiệp;
  7. c) Đủ điều kiện theo quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều này;
  8. d) Người quản lý doanh nghiệp có văn bản đề nghị, kế hoạch tổ chức tự vệ.
  9. Tổ chức cho người lao động thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân ở địa phương
  10. a) Doanh nghiệp có dưới 50 lao động hợp đồng có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên trong độ tuổi, đủ tiêu chuẩn thực hiện nghĩa vụ tham gia tự vệ theo quy định của Luật dân quân tự vệ mà chưa tổ chức tự vệ thì phải tổ chức cho người lao động thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân ở địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động;
  11. b) Người quản lý doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp danh sách người lao động trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ cho ủy ban nhân dân cấp xã nơi doanh nghiệp hoạt động; phối hợp với ủy ban nhân dân cấp xã xét tuyển, tổ chức, huấn luyện, hoạt động, bảo đảm cho người lao động thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân ở địa phương theo quy định của pháp luật về dân quân tự vệ.

 Điều 6. Điều kiện thành lập ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở

 Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở được thành lập khi có đủ các điều kiện sau:

  1. Có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
  2. Có sự quản lý nhà nước về quốc phòng, quân sự, phòng thủ dân sự.
  3. Có tổ chức tự vệ, lực lượng dự bị động viên và nguồn sẵn sàng nhập ngũ.

 Điều 7. Số lượng chỉ huy phó ban chỉ huy quân sự cấp xã

  1. Cấp xã loại 1, loại 2, trọng điểm về quốc phòng – an ninh, an toàn khu (ATK), được bố trí 02 chỉ huy phó ban chỉ huy quân sự do ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
  2. Cấp xã loại 3 bố trí 01 chỉ huy phó ban chỉ huy quân sự.

 Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương

  1. Tham mưu cho ban cán sự đảng, đảng đoàn, cấp uỷ đảng, người đứng đầu bộ, ngành trung ương ban hành văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý về công tác quốc phòng, quân sự, phòng thủ dân sự từ trung ương đến địa phương, cơ sở; kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh và thẩm định các quy hoạch, kế hoạch và dự án phát triển kinh tế – xã hội liên quan đến quốc phòng, an ninh thuộc lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật.
  2. Chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng, thường xuyên, trực tiếp là Cơ quan thường trực của Bộ Quốc phòng về công tác quốc phòng ở bộ, ngành trung ương, địa phương (Cục Dân quân tự vệ, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam), quân khu, cơ quan quân sự địa phương, cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện các nhiệm vụ:
  3. a) Công tác dân quân tự vệ;
  4. b) Giáo dục quốc phòng và an ninh;
  5. c) Động viên quốc phòng, động viên quân đội, động viên công nghiệp, phòng thủ dân sự;
  6. d) Tham gia xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện; phối hợp chỉ đạo việc xây dựng, hoạt động của khu vực phòng thủ; diễn tập khu vực phòng thủ, phòng thủ dân sự;

 đ) Công tác thi đua khen thưởng, chính sách hậu phương quân đội, chính sách người có công;

  1. e) Tham mưu bảo đảm ngân sách, chế độ, chính sách;
  2. g) Kiểm tra, sơ kết, tổng kết, báo cáo;
  3. h) Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.
  4. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc bộ, ngành phối hợp với cơ quan quân sự địa phương tham mưu cho cấp ủy, người đứng đầu về lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Khoản 2 Điều này.

 Điều 9. Cơ chế phối hợp hoạt động của ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương

  1. Chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng và sự chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan chức năng thuộc Bộ Quốc phòng về quốc phòng, quân sự, phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật.
  2. Chịu sự quản lý nhà nước của quân khu, cơ quan quân sự địa phương các cấp nơi cơ quan, tổ chức có trụ sở chính hoặc hoạt động về quốc phòng, quân sự, phòng thủ dân sự; cơ quan, tổ chức liên quan về phòng thủ dân sự theo thẩm quyền.
  3. Chủ trì hoặc phối hợp với cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng, quân khu, cơ quan quân sự địa phương các cấp, đơn vị lực lượng vũ trang, cơ quan, tổ chức liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, tham gia thanh tra cơ quan, đơn vị thuộc quyền, cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực phụ trách về công tác quốc phòng, quân sự, phòng thủ dân sự theo thẩm quyền.

 Điều 10. Phân cấp quản lý ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, đơn vị dân quân tự vệ

  1. Bộ Quốc phòng quản lý ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương.
  2. Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh quản lý:
  3. a) Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở thuộc doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thành lập theo quyết định của Bộ trưởng và tương đương có trụ sở làm việc chính trên địa bàn;
  4. b) Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở thuộc doanh nghiệp có tiểu đoàn tự vệ;
  5. c) Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở thuộc sở, ban, ngành và tương đương ở cấp tỉnh, ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế trên địa bàn;
  6. d) Đơn vị dân quân tự vệ được thành lập theo quy định tại Điểm b, c Khoản 1 Điều 28 Luật dân quân tự vệ trong thời gian huấn luyện, làm nhiệm vụ.
  7. Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội quản lý:
  8. a) Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở quy định tại Điểm a, b, c Khoản 2 Điều này;
  9. b) Đơn vị dân quân tự vệ được thành lập theo quy định tại Điểm b, c Khoản 1 Điều 28 Luật dân quân tự vệ; đại đội dân quân tự vệ, trung đội dân quân tự vệ phòng không, công binh, pháo binh và đơn vị dân quân tự vệ thường trực do Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội quyết định thành lập trong thời gian huấn luyện, làm nhiệm vụ.
  10. Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quản lý:
  11. a) Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở trừ quy định tại Khoản 2 Điều này;
  12. b) Trung đội dân quân tự vệ phòng không, công binh, cối 60mm, cối 82mm, ĐKZ, trung đội dân quân tự vệ cơ động biển và đơn vị dân quân cơ động, thường trực thuộc cấp huyện; tổ, tiểu đội dân quân tự vệ trinh sát, thông tin, phòng hóa, y tế trong thời gian huấn luyện, làm nhiệm vụ;
  13. c) Đại đội dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, công binh ngoài thời gian huấn luyện làm nhiệm vụ.
  14. Ban chỉ huy quân sự cấp xã quản lý:
  15. a) Ban chỉ huy quân sự cấp xã quản lý tiểu đội, trung đội dân quân cơ động, tại chỗ, dân quân biển; tiểu đội dân quân thường trực. Quản lý khẩu đội cối 60mm, cối 82mm, ĐKZ; tổ, tiểu đội trinh sát, thông tin, phòng hóa, y tế ngoài thời gian huấn luyện, làm nhiệm vụ do cấp trên điều động;
  16. b) Đơn vị dân quân do Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, tư lệnh quân khu và chỉ huy trưởng cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh, cấp huyện quyết định thành lập ngoài thời gian huấn luyện, làm nhiệm vụ do cấp trên điều động.
  17. Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương, ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở quản lý:
  18. a) Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương phối hợp với cơ quan quân sự địa phương cấp tỉnh, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội quản lý ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, đơn vị tự vệ quy định tại Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều này;
  19. b) Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở cấp tỉnh quản lý quy định tại Điểm a, b, c Khoản 2 Điều này phối hợp với cơ quan quân sự địa phương cấp huyện quản lý ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, đơn vị tự vệ quy định tại Khoản 4 Điều này;
  20. c) Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở cấp huyện quản lý đơn vị tự vệ thuộc quyền.
  21. Quân chủng Hải quân quản lý:
  22. a) Hải đoàn, hải đội tự vệ trong doanh nghiệp nhà nước có phương tiện, tàu thuyền hoạt động trên biển;
  23. b) Hải đoàn, hải đội, đại đội, trung đội, tiểu đội tự vệ trong doanh nghiệp thuộc Quân chủng Hải quân.

 Điều 11. Con dấu của ban chỉ huy quân sự

  1. Con dấu của ban chỉ huy quân sự cấp xã, ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương được sử dụng vào các văn bản về quốc phòng, quân sự và các văn bản liên quan đến công tác quốc phòng, quân sự, phòng thủ dân sự theo thẩm quyền.
  2. Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn mẫu dấu, việc khắc dấu, quản lý, sử dụng con dấu của ban chỉ huy quân sự cấp xã, ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương.

 Điều 12. Trang phục của dân quân tự vệ

  1. Kiểu dáng, màu sắc, mẫu, tiêu chuẩn, niên hạn sử dụng trang phục dân quân tự vệ quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Nghị định này [1].
  2. Tiêu chuẩn chất lượng trang phục dân quân tự vệ theo tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng (TCVN/QS).
  3. Việc quản lý, sử dụng trang phục dân quân tự vệ thực hiện theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực quốc phòng và quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

 Điều 13. Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị nơi làm việc của ban chỉ huy quân sự cấp xã

  1. Ban chỉ huy quân sự cấp xã được trang bị:
  2. a) Điện thoại để bàn: 01 chiếc;
  3. b) Máy vi tính: 01 bộ;
  4. c) Máy in: 01 chiếc;
  5. d) Tivi: 01 chiếc;

 đ) Bàn, ghế phòng họp: 01 bộ;

  1. e) Bàn, ghế làm việc cá nhân: 01 bộ/người;
  2. g) Bàn máy tính: 01 chiếc;
  3. h) Tủ đựng tài liệu: 01 chiếc/người;
  4. i) Bảng chức trách: 01 chiếc/người;
  5. k) Bảng nhiệm vụ: 01 chiếc/người;
  6. l) Biển chức danh để trên bàn làm việc: 01 chiếc/người;
  7. m) Biển chức danh gắn ngoài cửa phòng làm việc: 01 chiếc/người;
  8. n) Bảng lịch công tác: 01 chiếc;
  9. o) Giường cá nhân: 01 chiếc/người;
  10. p) Tủ đựng súng bằng sắt: 01 chiếc;
  11. q) Tủ đựng công cụ hỗ trợ: 01 chiếc;
  12. r) Tủ đựng trang phục: 01 chiếc;
  13. s) Kho để vật chất huấn luyện.
  14. Cấp xã có dân quân thường trực được trang bị cơ sở vật chất cho đơn vị dân quân thường trực bảo đảm sinh hoạt và làm việc.

 Điều 14. Phụ cấp trách nhiệm quản lý, chỉ huy đơn vị

 Mức phụ cấp trách nhiệm quản lý, chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ được tính và chi trả theo tháng, bằng mức lương cơ sở nhân với hệ số quy định cụ thể như sau:

  1. Tiểu đội trưởng, khẩu đội trưởng: 0,10.
  2. Trung đội trưởng, thôn đội trưởng: 0,12.
  3. Đại đội phó, chính trị viên phó đại đội, hải đội phó, chính trị viên phó hải đội: 0,15.
  4. Đại đội trưởng, chính trị viên đại đội, hải đội trưởng, chính trị viên hải đội, trung đội trưởng dân quân cơ động: 0,20.
  5. Tiểu đoàn phó, chính trị viên phó tiểu đoàn, hải đoàn phó, chính trị viên phó hải đoàn: 0,21.
  6. Tiểu đoàn trưởng, chính trị viên tiểu đoàn, hải đoàn trưởng, chính trị viên hải đoàn, chỉ huy phó, chính trị viên phó ban chỉ huy quân sự cấp xã, chỉ huy phó, chính trị viên phó ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở: 0,22.
  7. Chỉ huy trưởng, chính trị viên ban chỉ huy quân sự cấp xã, chỉ huy trưởng, chính trị viên ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, chỉ huy phó, chính trị viên phó ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương: 0,24.
  8. Chỉ huy trưởng, chính trị viên ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương: 0,25.

 Điều 15. Chế độ phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền ăn, công tác phí, trợ cấp của chỉ huy phó ban chỉ huy quân sự cấp xã, thôn đội trưởng

  1. Chỉ huy phó ban chỉ huy quân sự cấp xã được hưởng:
  2. a) Chế độ phụ cấp hằng tháng được tính và chi trả theo tháng, bằng mức lương cơ sở của cán bộ công chức nhân với hệ số 1,0;
  3. b) Được đóng bảo hiểm xã hội, y tế trong thời gian giữ chức vụ theo quy định của pháp luật;
  4. c) Tiền ăn trong thời gian đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện bằng mức tiền ăn cơ bản của chiến sĩ bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam;
  5. d) Chế độ công tác phí được áp dụng như công chức cấp xã;

 đ) Trường hợp có thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên nếu nghỉ việc được hưởng trợ cấp một lần bằng 1,5 tháng mức phụ cấp bình quân của 60 tháng cuối cùng (trừ trường hợp tự ý bỏ việc, kỷ luật buộc thôi việc, bị tước quyền công dân).

  1. Thôn đội trưởng được hưởng chế độ phụ cấp hằng tháng tối thiểu bằng 0,5 mức lương cơ sở và chi trả theo tháng.

 Điều 16. Chế độ phụ cấp thâm niên

  1. Cán bộ ban chỉ huy quân sự cấp xã có thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên. Phụ cấp thâm niên tính theo năm công tác, mỗi năm bằng 1% lương và phụ cấp hiện hưởng, được chi trả theo tháng.
  2. Cán bộ ban chỉ huy quân sự cấp xã có thời gian công tác liên tục ở lĩnh vực khác có thâm niên được cộng thời gian để tính phụ cấp thâm niên.

 Điều 17. Chế độ phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự

  1. Chỉ huy phó ban chỉ huy quân sự cấp xã, trung đội trưởng dân quân cơ động, trung đội trưởng dân quân cơ động biển, trung đội trưởng dân quân thường trực được hưởng chế độ phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự tính từ khi có quyết định bổ nhiệm.
  2. Mức phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự bằng 50% tổng mức phụ cấp hiện hưởng gồm: Phụ cấp hằng tháng, phụ cấp trách nhiệm quản lý, chỉ huy đơn vị, phụ cấp thâm niên.

 Điều 18. Chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ làm nhiệm vụ tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo

 Dân quân tự vệ trong thời gian làm nhiệm vụ tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quyết định điều động của cấp có thẩm quyền được hưởng các chế độ, chính sách.

  1. Đối với tự vệ được trả nguyên lương, các khoản phụ cấp hiện hưởng và được hưởng thêm 50% lương ngạch bậc tính theo ngày thực tế huy động; được hưởng tiêu chuẩn tiền ăn mỗi người mỗi ngày bằng 0,1 mức lương cơ sở; nếu mức thực tế thấp hơn quy định trên thì được áp dụng Khoản 2 Điều này.
  2. Đối với dân quân được trợ cấp ngày công lao động, mức trợ cấp bằng hệ số 0,3 mức lương cơ sở; được hưởng tiêu chuẩn tiền ăn mỗi người mỗi ngày bằng 0,1 mức lương cơ sở). Đối với thuyền trưởng, máy trưởng được trợ cấp thêm một khoản phụ cấp trách nhiệm mỗi người mỗi ngày bằng 0,1 mức lương cơ sở.

 Điều 19. Chế độ, chính sách đối với dân quân chưa tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội khi thực hiện nhiệm vụ bị ốm, bị chết

 Cán bộ, chiến sỹ dân quân chưa tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội khi thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 8 của Luật dân quân tự vệ và quyết định điều động của cấp có thẩm quyền, nếu:

  1. Bị ốm:
  2. a) Chế độ, chính sách được hưởng: Được khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán tiền khám bệnh, chữa bệnh như mức hưởng bảo hiểm y tế cho chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế; trong thời gian điều trị được trợ cấp tiền ăn bằng mức tiền ăn cơ bản của chiến sỹ bộ binh Quân đội nhân dân Việt Nam.
  3. b) Thủ tục, hồ sơ trợ cấp cho dân quân bị ốm, bị tai nạn, bị thương do ban chỉ huy quân sự cấp xã nơi quản lý dân quân thụ lý, báo cáo ban chỉ huy quân sự cấp huyện trình ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định.

 Hồ sơ gồm: Đơn đề nghị trợ cấp của dân quân hoặc thân nhân, có ý kiến của ban chỉ huy quân sự cấp xã, xác nhận của ủy ban nhân dân cùng cấp, thẩm định của ban chỉ huy quân sự cấp huyện;  Phiếu xét nghiệm, đơn thuốc, hóa đơn thu tiền, giấy xuất viện.

  1. c) Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chi trả trợ cấp theo quyết định của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện.
  2. Bị ốm dẫn đến chết:
  3. a) Chế độ, chính sách được hưởng: Thân nhân hoặc người lo mai táng được hỗ trợ tiền mai táng bằng 05 lần mức lương cơ sở tại tháng chết.
  4. b) Thủ tục, hồ sơ: Trình tự, thủ tục, hồ sơ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
  5. c) Kinh phí bảo đảm: Do địa phương chi trả theo quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 54 Luật dân quân tự vệ.

 Điều 20. Chế độ, chính sách đối với dân quân chưa tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội khi thực hiện nhiệm vụ bị tai nạn, bị chết

 Cán bộ, chiến sỹ dân quân chưa tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội khi thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 8 của Luật dân quân tự vệ và quyết định điều động của cấp có thẩm quyền bị tai nạn, bị chết:

  1. Trường hợp được hưởng:
  2. a) Trong khi làm nhiệm vụ quy định tại Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 Điều 8 của Luật dân quân tự vệ theo quyết định điều động của cấp có thẩm quyền;
  3. b) Ngoài nơi làm nhiệm vụ hoặc ngoài giờ làm nhiệm vụ theo mệnh lệnh của cấp có thẩm quyền;
  4. c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm nhiệm vụ trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
  5. Chế độ, chính sách được hưởng:
  6. a) Bị tai nạn: Trong thời gian điều trị tai nạn được hưởng như quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này kể cả trường hợp vết thương tái phát cho đến khi xuất viện. Nếu tai nạn làm: Suy giảm từ 5% đến 21% được hưởng trợ cấp một lần ít nhất bằng 12 lần mức lương cơ sở; bị suy giảm từ 22% đến 80%, cứ 1% suy giảm thêm thì được hưởng thêm 0,4 lần mức lương cơ sở; bị suy giảm từ 81% trở lên thì được trợ cấp một lần ít nhất bằng 60 lần mức lương cơ sở;
  7. b) Bị tai nạn dẫn đến chết: Thân nhân được trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở và người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng chết.
  8. Thủ tục, hồ sơ và kinh phí bảo đảm: Thực hiện như quy định tại Điểm b, c Khoản 2 Điều 19 Nghị định này.

 Điều 21. Chế độ, chính sách cho dân quân tự vệ bị thương, hy sinh

 Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ làm nhiệm vụ quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 8 Luật dân quân tự vệ theo quyết định điều động của cấp có thẩm quyền:

  1. Nếu bị thư­ơng: Được xét hưởng chính sách nh­ư thư­ơng binh.
  2. Nếu bị thương dẫn đến chết hoặc vết thương tái phát dẫn đến chết: Thân nhân được hoặc người lo mai táng được hỗ trợ tiền mai táng bằng 12 lần mức lương cơ sở tại tháng chết.
  3. Nếu bị hy sinh: Đ­ược xét công nhận là liệt sỹ.
  4. Thủ tục, hồ sơ, chế độ, chính sách: Thực hiện theo quy định của pháp luật về thương binh, tử sỹ, liệt sỹ.

 Điều 22. Chế độ báo, tạp chí

  1. Hằng ngày, ban chỉ huy quân sự cấp xã, ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở (trừ ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở thuộc doanh nghiệp), đơn vị dân quân thường trực được cấp 01 số báo Quân đội nhân dân, kinh phí do cấp tỉnh bảo đảm.
  2. Hằng ngày, ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương, ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở thuộc doanh nghiệp được cấp 01 số báo Quân đội nhân dân, kinh phí do bộ, ngành, doanh nghiệp bảo đảm.
  3. Hằng tháng, ban chỉ huy quân sự cấp xã, ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương được cấp 01 số Tạp chí Dân quân tự vệ – Giáo dục quốc phòng do Bộ Quốc phòng bảo đảm.

  Điều 23. Nguồn kinh phí chi cho dân quân tự vệ

  1. Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương, ngân sách địa phương cấp tỉnh, cấp huyện và ngân sách cấp xã được phân bổ dự toán hằng năm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. Các xã biên giới, xã đảo, xã an toàn khu (ATK), nơi tổ chức dân quân thường trực được ngân sách trung ương hỗ trợ hằng năm; địa phương có nguồn thu thấp, khó khăn được ngân sách trung ương hỗ trợ.
  2. Kinh phí của doanh nghiệp bảo đảm chi cho các nhiệm vụ quy định tại Khoản 1 Điều 55 Luật dân quân tự vệ; doanh nghiệp chưa tổ chức tự vệ bảo đảm kinh phí cho người lao động của doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân ở địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động (trừ nhiệm vụ chi quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 54 Luật dân quân tự vệ). Khoản kinh phí này được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.
  3. Các nguồn thu hợp pháp do cơ quan, tổ chức, cá nhân tự nguyện đóng góp chi cho dân quân tự vệ.

 Điều 24. Hiệu lực thi hành

  1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày tháng năm 2015.
  2. Bãi bỏ Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật dân quân tự vệ và những quy định trái với Nghị định này.

 Điều 25. Trách nhiệm thi hành

  1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Nghị định này.
  2. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức liên quan, chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
 

 Nơi nhận:

 – Ban Bí thư Trung ương Đảng;

 – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

 – Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP;

 – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

 – Văn phòng TW và các ban của Đảng;

 – Văn phòng Chủ tịch nước;

 – Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;

 – Văn phòng Quốc hội;

 – Tòa án nhân dân tối cao;

 – Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

 – UB Giám sát tài chính QG;

 – Kiểm toán Nhà nước;

 – Ngân hàng Chính sách Xã hội;

 – Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

 – Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

 – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

 – VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, Công báo,

 các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;

 – Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp;

 – Lưu: Văn thư, NC (5b).

TM. CHÍNH PHỦ

 THỦ TƯỚNG

  

  

  

  

  

 Nguyễn Tấn Dũng

 Phụ lục 1

 MẪU CÁC LOẠI QUYẾT ĐỊNH, GIẤY PHÉP CỦA DÂN QUÂN TỰ VỆ

 (Kèm theo Nghị định số …… ngày    tháng    năm 2015)

  

  1. Các loại mẫu quyết định (Bên File Phụ luc mau)

  

 

  1. Mẫu giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ

  

Mặt trước Mặt sau

  

 Giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ của dân quân tự vệ: Có kích thước 10cm x 07cm, nền giấy màu xanh da trời nhạt dần ra phía ngoài, chính giữa có phù hiệu dân quân tự vệ, có 7 đường tròn đồng tâm, đường tròn thứ nhất là tiếp điểm ở 4 góc của phù hiệu dân quân tự vệ, xung quanh phù hiệu có các tia, khung giấy loại kép màu đỏ, đường khung phía ngoài nét đậm, đường khung phía trong nét mảnh, khoảng cách giữa 2 đường khung là 1mm.

 

 Phụ lục 2

 TRANG PHỤC DÂN QUÂN TỰ VỆ

 (Kèm theo Nghị định số …… ngày    tháng    năm 2015

  

  1. TRANG PHỤC
  2. Trang phục cá nhân gồm:
  3. Sao mũ cứng.
  4. Sao mũ mềm.
  5. Mũ cứng.
  6. Mũ mềm.
  7. Phù hiệu tay áo.
  8. Áo đông mặc ngoài cán bộ nam.
  9. Áo đông mặc trong cán bộ nam.
  10. Quần đông cán bộ nam.
  11. Áo đông mặc ngoài cán bộ nữ.
  12. Áo đông mặc trong cán bộ nữ.
  13. Quần đông cán bộ nữ.
  14. Áo hè cán bộ nam.
  15. Quần hè cán bộ nam.
  16. Áo hè cán bộ nữ.
  17. Quần hè cán bộ nữ
  18. Áo chiến sĩ nam.
  19. Quần chiến sĩ nam
  20. Áo chiến sĩ nữ.
  21. Quần chiến sĩ nữ.
  22. Áo ấm nam.
  23. Áo ấm nữ.
  24. Cravat.
  25. Dây lưng.
  26. Bít tất.
  27. Giày da đen cán bộ nam,
  28. Giày da đen cán bộ nữ.
  29. Giày vải thấp cổ.
  30. Giày vải cao cổ.
  31. Áo, quần đi mưa cán bộ.
  32. Áo mưa chiến sĩ.
  33. Trang phục dùng chung gồm:
  34. Màn đơn
  35. Chiếu đơn
  36. Chăn đơn
  37. Áo ấm nam
  38. Áo ấm nữ.
  1. TIÊU CHUẨN TRANG PHỤC DÂN QUÂN TỰ VỆ
  2. Chỉ huy trưởng, chỉ huy phó ban chỉ huy quân sự cấp xã, trung đội trưởng dân quân cơ động, thường trực, biển:
STT Tên trang phục Đơn vị

 tính

Số lượng Niên hạn
1 Sao mũ cứng Cái 01 2 năm
2 Sao mũ mềm Cái 01 2 năm
3 Mũ cứng Cái 01 2 năm
4 Mũ mềm Cái 01 2 năm
5 Quần áo đông hoặc hè cán bộ nam, nữ (1) Bộ 01 1 năm
6 Cravat Cái 01 2 năm
7 Dây lưng Cái 01 2 năm
8 Bít tất Đôi 02 1 năm
9 Giày da đen cán bộ nam Đôi 01 2 năm
10 Giày da đen cán bộ nữ Đôi 01 2 năm
11 Giày vải thấp cổ hoặc cao cổ Đôi 01 1 năm
12 Áo, quần đi mưa cán bộ Bộ 01 3 năm

  

 Ghi chú:

 (1) Bộ quần áo đông cán bộ nam, nữ gồm: Áo đông mặc ngoài có gắn phù hiệu trên tay áo trái, quần đông, áo đông mặc trong

 Bộ quần áo hè cán bộ nam, nữ gồm: Áo hè có gắn phù hiệu trên tay áo trái, quần hè

  1. Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành trung ương, ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, chính trị viên, chính trị viên phó ban chỉ huy quân sự cấp xã, thôn đội trưởng, chỉ huy đơn vị DQTV từ trung đội trưởng trở lên (trừ trung đội trưởng trung đội dân quân cơ động cấp xã):
STT Tên trang phục Đơn vị

 tính

Số lượng Niên hạn
1 Sao mũ cứng Cái 01 3 năm
2 Sao mũ mềm Cái 01 3 năm
3 Mũ cứng Cái 01 3 năm
4 Mũ mềm Cái 01 3 năm
5 Quần áo đông hoặc hè cán bộ nam, nữ (2) Bộ 01 2 năm
6 Cravat Cái 01 3 năm
7 Dây lưng Cái 01 3 năm
8 Bít tất Đôi 02 1 năm
9 Giày da đen cán bộ nam Đôi 01 2 năm
10 Giày da đen cán bộ nữ Đôi 01 2 năm
11 Giày vải thấp cổ hoặc cao cổ Đôi 01 2 năm
12 Quần, áo đi mưa cán bộ Bộ 01 3 năm

  

 Ghi chú:

 (2) Bộ quần áo đông cán bộ nam, nữ gồm: Áo đông mặc ngoài có gắn phù hiệu trên tay áo trái, quần đông, áo đông mặc trong

 Bộ quần áo hè cán bộ nam, nữ gồm: Áo hè có gắn phù hiệu trên tay áo trái, quần hè

  1. Tiểu đội trưởng, khẩu đội trưởng, chiến sỹ dân quân tự vệ cơ động, dân quân tự vệ biển:

  

STT Tên trang phục Đơn vị

 tính

Số lượng Niên hạn
1 Sao mũ cứng Cái 01 2 năm
2 Sao mũ mềm Cái 01 2năm
3 Mũ cứng Cái 01 2 năm
4 Mũ mềm Cái 01 2 năm
5 Quần áo đông hoặc hè chiến sĩ nam, nữ (3) Bộ 02 1 năm
6 Dây lưng Cái 01 2 năm
7 Bít tất Đôi 02 1 năm
8 Giày vải cao cổ Đôi 01 1 năm
9 Áo đi mưa chiến sĩ Cái 01 3 năm

  

 Ghi chú:

 (3) Bộ quần áo đông chiến sỹ nam, nữ gồm: Áo đông mặc ngoài có gắn phù hiệu trên tay áo trái, quần đông, áo đông mặc trong.

 Bộ quần áo hè chiến sỹ nam, nữ gồm: Áo hè có gắn phù hiệu trên tay áo trái, quần hè.

  1. Tiểu đội trưởng, khẩu đội trưởng, chiến sỹ dân quân thường trực
STT Tên trang phục Đơn vị

 tính

Số lượng Niên hạn
1 Sao mũ cứng Cái 01 2 năm
2 Sao mũ mềm Cái 01 2 năm
3 Mũ cứng Cái 01 2 năm
4 Mũ mềm Cái 01 2 năm
5 Quần áo đông hoặc hè chiến sĩ nam, nữ (4) Bộ 02 6 tháng
6 Dây lưng Cái 01 2 năm
7 Bít tất Đôi 02 1 năm
8 Giày vải cao cổ Đôi 02 1 năm
9 Áo mưa chiến sĩ. Cái 01 2 năm

 Ghi chú:

 (4) Bộ quần áo đông chiến sỹ nam, nữ gồm: Áo đông mặc ngoài có gắn phù hiệu trên tay áo trái, quần đông, áo đông mặc trong.

 Bộ quần áo hè chiến sỹ nam, nữ gồm: Áo hè có gắn phù hiệu trên tay áo trái, quần hè.

  1. Tiểu đội trưởng, chiến sỹ dân quân tự vệ tại chỗ, công binh, trinh sát, thông tin, phòng hoá, y tế; khẩu đội trưởng, chiến sĩ dân quân tự vệ phòng không, pháo binh;
STT Tên trang phục Đơn vị tính Năm đầu Niên hạn
1 Sao mũ cứng Cái 01 3 năm
2 Sao mũ mềm Cái 01 3 năm
3 Mũ cứng Cái 01 3 năm
4 Mũ mềm Cái 3 năm
5 Quần áo đông hoặc hè chiến sĩ nam, nữ (5) Bộ 02 2 năm
6 Dây lưng Cái 01 2 năm
7 Bít tất Đôi 02 2 năm
8 Giày vải Đôi 01 2 năm
9 Áo mưa chiến sĩ. Cái 01 3 năm

  

 Ghi chú:

 (5) Bộ quần áo đông chiến sỹ nam, nữ gồm: Áo đông mặc ngoài có gắn phù hiệu trên tay áo trái, quần đông, áo đông mặc trong.

 Bộ quần áo hè chiến sỹ nam, nữ gồm: Áo hè có gắn phù hiệu trên tay áo trái, quần hè.

 [1] Quy định về kiểu dáng, màu sắc, mẫu, tiêu chuẩn, niên hạn sử dụng trang phục dân quân tự vệ như hiện hành; Phụ lục 2 kèm theo Nghị định này gửi xin ý kiến lần sau.

 

 

 tag: niệm   nào   đâu   dội   giải   phóng   vn   22/12   tiếng   anh   đời   cảnh   hình   chào   mừng   ảnh   2019