So sánh các mô hình công ty

 So sánh các mô hình công ty

 Theo quy định của pháp luật về kinh doanh, ở Việt Nam có các loại hình kinh doanh đó là hộ kinh doanh, hợp tác xã (htx), có các loại hình doanh nghiệp đó là doanh nghiệp tư nhân(dntn), công ty trách nhiệm hữu hạn trong đó có công ty tnhh một thành viên và công ty tnhh hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, công ty cổ phần. Các quy định về hợp tác xã, về xã viên hợp tác xã các cá nhân, tổ chức có thể tham khảo tại Luật hợp tác xã. Ở bài viết trước, Luật Ngô Gia đã so sánh những điểm và giống nhau của công ty cổ phần và công ty hợp danh, công ty tnhh và công ty cổ phần để các cá nhân, tổ chức có thể biết được ưu nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp. Bài viết này, Luật Ngô Gia sẽ so sánh công ty tnhh 1 thành viên và công ty tnhh 2 thành viên và so sánh công ty tư nhân và công ty hợp danh.

 So sánh công ty tnhh 1 thành viên(cty mtv) và công ty tnhh 2 thành viên trở lên(2 tv trở lên)

 Những điểm giống nhau giữa công ty tnhh 1 thành viên và công ty tnhh 2 thành viên trở lên:

 -Đều có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

 -Thành viên công ty chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp vào công ty

  Những điểm khác nhau giữa công ty tnhh 1 thành viên và công ty tnhh 2 thành viên trở lên:

 -Công ty tnhh 1 thành viên chỉ có 1 thành viên duy nhất góp vốn thành lập công ty. Còn công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên phải có ít nhất hai thành viên góp vốn vào công ty, tỷ lệ phần trăm vốn góp do các thành viên thỏa thuận.

 -Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty 1 thành viên có chủ sở hữu, giám đốc hoặc tổng giám đốc. Còn công ty tnhh 2 thành viên(2tv) trở lên có hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc.

 Ưu điểm của công ty tnhh 1 thành viên là cơ cấu tổ chức đơn giản chỉ có 1 chủ sở hữu nên có thể dễ dàng quyết định các vấn đề của công ty, nhưng có nhược điểm là khả năng huy động vốn thấp. Công ty tnhh 2 thành viên trở lên lại có khả năng huy động vốn tốt hơn do có nhiều thành viên cùng góp vốn.Có thể nói công ty tnhh hai thành viên trở lên cũng là một trong những công ty đối vốn.

 So sánh công ty tư nhân và công ty hợp danh

 Điểm giống nhau giữa công ty tư nhân và công ty hợp danh:

 -Chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn tức là bằng toàn bộ tài sản của mình đối với mọi hoạt động của công ty. Công ty hợp danh là công ty đối nhân vì các thành viên hợp danh đều phải chịu trách nhiệm vô hạn.

 Điểm khác nhau giữa công ty tư nhân và công ty hợp danh:

 -Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân như công ty hợp danh

 -Doanh nghiệp tư nhân chỉ có 1 cá nhân duy nhất thành lập công ty hợp danh trong đó công ty hợp danh phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh góp vốn thành lập công ty, ngoài ra còn có thể thành viên góp vốn.

 – Về Cơ cấu tổ chức thì chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền quyết định mọi vấn đề hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân. Công ty hợp danh có hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc.

 Một số lĩnh vực, ngành nghề thường được lựa chọn loại hình doanh nghiệp như sau:

 -Các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia, các công ty có vốn của chính phủ, vốn của cơ quan nhà nước, các kinh doanh về ngân hàng(nhtm), quản lý quỹ hoặc đầu tư tài chính, cho thuê tài chính, bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ,  thường chọn lại hình công ty cổ phần để có thể phát hành chứng khoán đó là cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn. Các công ty kinh doanh nhiều ngành nghề có thể lựa chọn theo mô hình tập đoàn hoặc tổng công ty.

 – Các văn phòng luật sư thường là doanh nghiệp tư nhân, hoặc công ty luật hợp danh, công ty tnhh.

 -Các ngành nghề như kinh doanh hàng xách tay chính hãng, kinh doanh bánh kẹo, dịch vụ thẩm định giá, chuyển phát nhanh, xây dựng, du lịch tại việt nam có thể chọn một trong các hình thức kinh tế của việt nam để kinh doanh.

 Ngoài ra, các công ty có thể tiến hành các thủ tục chia tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp hoặc thành lập công ty con, thành lập chi nhánh để phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.