So sánh thương hiệu và nhãn hiệu

 So sánh thương hiệu và nhãn hiệu

 Xây dựng được một thương hiệu vững chắc là mục tiêu hướng đến của tất cả các doanh nghiệp. Để xây dựng thương hiệu doanh nghiệp cần làm rất nhiều việc, một trong những việc đó là tạo ra được những nhãn hiệu riêng biệt cho hàng hóa, dịch vụ mà công ty đó cung cấp. Vậy nhãn hiệu có phải là thương hiệu không. Chúng tôi xin chia sẻ bài viết dưới đây để quý khách phân biệt được thương hiệu và nhãn hiệu.

 – Thương hiệu (brands) theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.

 – Nhãn hiệu (marks) theo định nghĩa tại Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

 Sự khác biệt đầu tiên là trên phương diện pháp lý, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam chưa có định nghĩa về thương hiệu mà chỉ đưa ra định nghĩa về nhãn hiệu, do đó chỉ có nhãn hiệu mới là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Một doanh nghiệp cạnh tranh chỉ có thể “nhái” được nhãn hiệu. Vì chí có nhãn hiệu là đối tượng của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam nên  nhãn hiệu được các cơ quan quản lý Nhà nước công nhận và bảo hộ còn thương hiệu là kết quả phấn đấu lâu dài của doanh nghiệp và người tiêu dùng chính là người công nhận

 Thứ hai: Nói đến thương hiệu là nói đến hình tượng về hàng hóa trong tâm trí người tiêu dùng. Ví dụ như khi nói tới điện thoại Nokia, người dùng sẽ hình dung ra một sản phẩm bền, điện thoại Iphone thì “sang chảnh”,… Còn nhãn hiệu lại có thể là từ ngữ, hình ảnh, biểu tượng…giúp khách hàng nhận diện bên ngoài của hàng hóa.

 Thứ ba: Thương hiệu tồn tại lâu hơn nhãn hiệu. Có những thương hiệu nổi tiếng mãi theo thời gian nhưng nhãn hiệu thì thay đổi theo những yếu tố tác động bên ngoài nhất định như thị hiếu người tiêu dùng…

 óm lại, nói một cách dễ hiểu, nhãn hiệu (phần xác) là một sự thể hiện của thương hiệu (phần hồn). Doanh nghiệp chỉ có một thương hiệu nhưng có thể có nhiều nhãn hiệu ( ví dụ như thương hiệu Honda có những nhãn hiệu Dream, Air Blade, Vision…).

 Điểm giống nhau thương hiệu và nhãn hiệu

 – Cả thương hiệu và nhãn hiệu đều là khái niệm dùng để nhận biết về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của một doanh nghiệp nào đó trên thị trường.
– Đều là sản phẩm hữu hình và có giá trị lợi ích lớn cho chính doanh nghiệp sở hữu nó.

 Điểm khác nhau giữa thương hiệu và nhãn hiệu :

 Thứ nhất, Phân biệt khái niệm 

  • Nhãn hiệu: Theo định nghĩa của Tổ chức Sở hữu trí tuệ nhãn hiệu là “ các dấu hiệu dùng những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tượng tự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng phân biệt hàng hóa, dịch vụ (nhãn hiệu hàng hóa ) cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Nhãn hiệu được coi là một loại tài sản vô hình của người hoặc công ty thực hiện hoặc sản xuất và là một trong các đối tượng sở hữu được pháp luật bảo hộ.
  • Thương hiệu: là một cái tên gắn liền với một sản phẩm hoặc một nhà sản xuất. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được ủy quyền cho người đại diện thương mại chính thức.

 Thứ hai, Về hình thức tồn tại.

  • Nhãn hiệu: Là những dấu hiệu được nhận biết bằng các giác quan thường là thị giác, đó có thể là chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Luật một số nước như Hoa Kỳ còn công nhận nhãn hiệu bằng mùi hương.
  • Thương hiệu: Là một tài sản vô hình của doanh nghiệp nó không dễ nhận biết như nhãn hiệu . Khi nói đến thương hiệu người ta liên tưởng đến những yếu tố tạo nên danh tiếng của sản phẩm đó, bao gồm cả hữu hình lẫn vô hình, như kiểu dáng, chất lượng sản phẩm, định hình nhãn hiệu của sản phẩm, giá cả, thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng, cảm nhận của khách hàng.

 Thứ ba, Về thời gian tồn tại

  • Nhãn hiệu được tạo ra chỉ trong thời gian đôi khi là rất ngắn, trong khi để tạo dựng được một thương hiệu (tạo dựng hình ảnh về hàng hóa, dịch vụ trong tâm trí người tiêu dùng) đôi khi là cả cuộc đời của doanh nhân.
  • Thương hiệu nổi tiếng sẽ tồn tại mãi theo thời gian nhưng nhãn hiệu hàng hóa thì chỉ có giá trị pháp lý trong thời gian nhất định (thời hạn bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa thường là 10 năm và có thể được kéo dài bằng việc gia hạn).
  • Thương hiệu tồn tại lâu hơn nhãn hiệu. Có những thương hiệu nổi tiếng mãi theo thời gian nhưng nhãn hiệu thì thay đổi theo những yếu tố tác động bên ngoài nhất định như thị hiệu người tiêu dùng.

 Thứ tư, về giá trị 

  • Nhãn hiệu dau khi thực hiện thủ tục đăng lý tại Cục sở hữu trí tuệ sẽ trở thành tài sản và có thể đem ra định giá. Thương hiệu thì không được đem ra định giá một cách dễ dàng vì nó gắn liền với uy tín, về thương hiệu và khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ do đó các doanh nghiệp khác không thế bắt chước hay làm giả được bởi nó bao hàm cả sự tin tượng và thái độ lựa chọn của khách hàng đối với một sản phẩm của một thương hiệu nào đó.

 Thứ năm, Về mặt pháp lý

  • Nhãn hiệu: Nhãn hiệu là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam;
  • Thương hiệu: Thương hiệu không là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam;

 Các bước để xây dựng thương hiệu

 Bước 1: Nghiên cứu các giá trị nền tảng

 Trong mô hình Brandkey, phần nghiên cứu này tập trung vào việc lựa chọn các lợi thế so sánh của Doanh nghiệp/ sản phẩm/ Thương hiệu.

 Các công cụ phổ biến: SWOT, các mô hình sản phẩm, mô hình định vị cạnh tranh; chuỗi giá trị.

 Bước 2: Môi trường cạnh tranh, nghiên cứu đối thủ và các cơ hội trên thị trường.

 Điểm mấu chốt: Tìm kiếm các lỗ hổng của thị trường. Điểm yếu của đối thủ và Concept Truyền thông của đối thủ.

 Công cụ: SWOT đối thủ, quy trình nghiên cứu concept truyền thông của đối thủ cạnh tranh. Trải nghiệm khi là khách hàng của đối thủ. Mô hình định vị cạnh tranh.

 Bước 3: Nghiên cứu khách hàng và công chúng mục tiêu

 Điểm mấu chốt: Nghiên cứu Insight khách hàng. Trả lời câu hỏi “Vì sao khách hàng lại cư xử như vậy” và “Khách hàng thực sự muốn được đối xử như thế nào?”.

 Công cụ: Nghiên cứu marketing, sử dụng số liệu thống kê, phân tích nhân khẩu học, tâm lý học, nghiên cứu “quy trình trải nghiệm của khách hàng” khi sử dụng sản phẩm – dịch vụ.

 Đặc biệt lưu ý: Quy trình trải nghiệm khách hàng đã hoàn toàn thay đỏi từ khi có Internet và Mạng xã hội.

 Bước 4: Xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn thương hiệu (Bước 1 trong Brand Diamond)

 Sứ mệnh thương hiệu cần trả lời các câu hỏi quan trọng:

  1. Thương hiệu đại diện cho điều gì?
    2. Lợi ích lý tính/ cảm tính nào thương hiệu sẽ đem lại cho khách hàng?
    3. Điểm khác biệt của thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh là gì?
    4. Điểm duy nhất mà thương hiệu sở hữu so với đối thủ là gì?

 Tầm nhìn của thương hiệu mô tả Đích đến mà thương hiệu mong muốn trong tương lai dài hạn 10-20 năm. Tầm nhìn bao gồm hình dung về tương lai và giá trị cốt lõi quan trọng nhất của thương hiệu.

 Bước 5: Xây dựng hệ thống giá trị cốt lõi

 Hệ thống niềm tin trong tổ chức và là cơ sở quyết định văn hóa thương hiệu/ văn hóa tổ chức.

 Bước 6: Cá biệt hóa/ cá nhân hóa thương hiệu

 Hãy cá biệt hóa/ cá nhân hóa thương hiệu bằng các hệ thống giá trị cảm tính, tính cách và hình mẫu cho thương hiệu. Xây dựng hình ảnh nhận diện cho thương hiệu (Logo, hệ thống nhận diện, hình ảnh nhận diện…)

 Bước 7: Xây dựng cấu trúc thương hiệu và xác định mô hình kinh doanh cạnh tranh cho thương hiệu

 Cấu trúc thương hiệu giúp Doanh nghiệp sử dụng đồng thời chiến lược tập trung và đa dạng hóa một cách hiệu quả. Các thương hiệu cần được tập trung để tạo nên sự khác biệt và định vị mạnh mẽ trong tâm trí khác hàng. Ngược lại đa dạng hóa sẽ hỗ trợ Doanh nghiệp giải quyết bài toán bất lợi/ hưởng lợi vì quy mô.

 Bước 8: Văn hóa thương hiệu

 Nếu như tính cách thương hiệu là nội hàm và phong cách (đặc điểm cảm tính và nhận diện) là sự thể hiện ra bên ngoài các giá trị nội hàm của thương hiệu; thì Giá trị cốt lõi và Văn hóa thương hiệu cũng có vai trò/ vị trí tương tự.

 Trong khi giá trị cốt lõi đem lại sức mạnh tiềm ẩn cho thương hiệu thì văn hóa giúp thương hiệu tạo nên hình ảnh đặc trưng và khác biệt mạnh mẽ cho tổ chức. Văn hóa của thương hiệu được cấu thành bởi 2 yếu tố: Giá trị cốt lõi và Mô hình kinh doanh.

 Bước 9: Lịch sử hóa thương hiệu và tài sản thương hiệu.

 Thương hiệu không cần chờ đến 10-20 năm mới có lịch sử. Lịch sử được tạo dựng bởi những giá trị mới mẻ và đột phá so với tiến trình cũ. Giống như Neil Armstrong khi bước những bước đầu tiên lên mặt trăng, bước đi đó ngay lập tức đã đi vào lịch sử như “một bước tiến dài của nhân loại”.

 Hãy là người đầu tiên, bạn sẽ làm nên Lịch sử. Có thể không chỉ là của thương hiệu, mà còn là của cả một xã hội.

 Bước 10: Xây dựng lời hứa thương hiệu

 Là cam kết của thương hiệu đối với khách hàng. Lời hứa bao gồm 2 phần: Tuyên bố và Thực thi.

 Các giá trị đạt đến khi xây dựng 10 bước

 Brand Equity – Tài sản thương hiệu: Được định nghĩa là tất cả những đặc tính hay chất lượng nổi bật nhất của một thương hiệu, có được từ sự tương tác giữa các nhóm có lợi ích với thương hiệu, qua đó tạo ra được sự cam kết từ các cá nhân và tạo ra nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm mang thương hiệu này của doanh nghiệp. Chính những tư duy và cảm giác rất khác biệt này làm cho thương hiệu có giá trị và tạo được sự chú ý với khách hàng.

 Định vị thương hiệu: là khái niệm quan trọng nhất của chiến lược thương hiệu. Định vị hiểu đơn giản là việc tạo nên một vị thế khác biệt của thương hiệu trong tâm trí khách hàng so với đối thủ cạnh tranh, trong một thị trường mục tiêu nhất định.

 Brand Essence: Tinh túy thương hiệu là những giá trị cảm tính, cảm xúc và “tinh túy” nhất mà thương hiệu đạt được/ ghi dấu trong tâm trí khác hàng.

 

 tag: ký dẫn gì chứng khoán kiện cổ vàng phú hưng uni du diligo lipzo niva dệt đức 40 in đô thiết kế tổng may bè vi phạm tnhh vinamilk an vinachao nguyên anh bộ sáng phát quảng bá mua cp quốc tế cổng thanhs owen ncc tphcm travel hoạch thiệu kim hoàng gbrand thanh bình ấn hà logo mỹ ashi cosmetic triển miền mtv vận tải thất luxxy ezhome đà nẵng ibc group tuyển biz cáo sách sml đặt lion hàn á châu trang vấn mác partner chi nhánh đoàn giày vinagiay chuyên thẩm tm dv top tuấn trần brandwork toxebrand 24g mềm hd adina net rubik nâng cao brandcom –