Thành lập trung tâm ngoại ngữ

 I. Điều kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ

 1. Điều kiện địa điểm, cơ sở mở Trung tâm:

 Địa điểm mở trung tâm ngoại ngữ không phải là chung cư, đồng thời phải phù hợp với Quy hoạch của địa phương;

 Phòng học phải đủ ánh sáng, đảm bảo diện tích sử dụng một phòng đạt 1.5m2/ 01 học viên.

 Địa điểm mở trung tâm có thể setup được khu lễ tân, thư viện, phòng điều hành, (những phòng này nếu Startup chưa có điều kiện đầu tư ban đầu thì có thể linh động giải trình), ngoài ra còn phải lưu ý tới phương án nơi để xe học viên, môi trường xung quanh đảm bảo an ninh.

 Có photo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy phép xây dựng; hợp đồng thuê nhà công chứng thời hạn tối thiểu 1 năm;

 Phải có biên bản kiểm tra PCCC hoặc giấy chứng nhận Phòng cháy chữa cháy cho cơ sở;

 2. Điều kiện nhân sự:

 Nhân sự cần phải có tối thiểu 01 Giám đốc trung tâm, 01 – 03 Giảng viên cơ hữu, 01 nhân viên kế toán, lễ tân. Nếu thiếu nhân sự, Luật 7S có thể cung cấp.

 a, Giám đốc trung tâm

 Có bằng đại học ngoại ngữ. Nếu không có bằng đại học ngoại ngữ thì phải có bằng đại học, chứng chỉ sư phạm + chứng chỉ ngoại ngữ (bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương, chi tiết Bậc 3 tham khảo them Thông tư Số: 01/2014/TT-BGDĐT). Chứng chỉ ngoại ngữ bậc 3 trở lên ví dụ: Đối với tiếng Anh thì cần có Bằng tiếng anh B2, Ielts từ 6.0, TOEFL từ 65-78; đối với Tiếng Nhật thì phải N3,N2 trở lên; đối với Tiếng Hàn cấp độ Topik 3,4 trở lên; và tiếng Đức B1 trở lên…

 Có ít nhất 03 kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Độ tuổi từ 25 -65 tuổi.

 Có sơ yếu lý lịch có dán ảnh 3×4, có xác nhận của UBND phường nơi cư trú.

 b, Giáo viên: có ít nhất 01 Giáo viên cơ hữu

 – Giáo viên là người Việt Nam cần đủ những điều kiện sau:

 Có bằng cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên; hoặc Có bằng cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

 – Giáo viên là người bản ngữ dạy ngoại ngữ: Có bằng cao đẳng trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp. Bằng và chứng chỉ cần được hợp pháp hoá lãnh sự, công chứng dịch.

 c, Nhân sự kế toán, thủ quỹ: có trình độ trung cấp trở lên.

 4. Điều kiện về Chương trình giảng dạy:

 Có giáo trình, tài liệu theo yêu cầu của chương trình đào tạo;

 Có thể sử dụng chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; tự biên soạn hoặc lựa chọn các chương trình tài liệu của các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng; các tổ chức giáo dục trong nước và quốc tế phù hợp nhu cầu người học và khả năng đáp ứng của trung tâm.

 II. Hồ sơ thành lập trung tâm ngoại ngữ

 1. Tờ trình đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục;

 2. Quyết định thành lập trung tâm do người có thẩm quyền cấp;

 3. Nội quy hoạt động giáo dục của trung tâm;

 4. Báo cáo về trang thiết bị làm việc của văn phòng; lớp học, phòng thực hành, cơ sở phục vụ đào tạo trong đó phải có văn bản chứng minh về quyền sử dụng hợp pháp đất, nhà; nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động của trung tâm;

 5. Chương trình, giáo trình, tài liệu dạy học;

 6. Danh sách trích ngang đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tham gia giảng dạy;

 7. Các quy định về học phí, lệ phí;

 8. Chứng chỉ sẽ cấp cho học viên khi kết thúc khóa học.

 III. Các bước thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép trung tâm ngoại ngữ

 – Bước 1: Doanh nghiệp xin xác nhận của UBND xã phường về việc địa điểm đặt trung tâm ngoại ngữ phù hợp với quy hoạch về giáo dục của địa phương.

 Thủ tục này ít được các hướng dẫn thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ nói đến, nhưng khi triển khai thực tế thì đây là một tài liệu quan trọng để bạn nộp được hồ sơ vào Sở giáo dục.

 – Bước 2: Doanh nghiệp, tổ chức đăng ký hoạt động trung tâm ngoại ngữ nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa Sở giáo dục và đào tạo.

 – Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này tiếp nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho trung tâm;

 – Bước 4: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đúng quy định, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thẩm định trên thực tế khả năng đáp ứng các điều kiện theo quy định và ghi kết quả vào biên bản thẩm định;

 – Bước 5: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả thẩm định, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 49 nghị định 46/2017/NĐ-CP quyết định cho phép trung tâm hoạt động giáo dục. Nếu chưa quyết định cho phép hoạt động giáo dục thì có văn bản thông báo cho trung tâm nêu rõ lý do.

  

  

  

  

 Tag: nông tỉnh khiếu nghề giới thiệu thường xuyên gìn giữ hòa bình tòa thương mại cách tập cộng huấn luyện hóa thao tin chính tàu cá soát bệnh tật kỹ sống khoa nghệ thi lái chữ đẹp trữ dưỡng lão sát hạch mua sắm thuốc mục đích âm nhạc võ thuật phát quỹ hạ tầng giao đường truyền quảng y huyện tiêm chủng dựng thiện trực thuộc du xúc tiến yoga thcs chuyên ty năm nào 2019 tải mẫu 21 mới thục dự download thêm ngắn thí vốn 100 đà nẵng ở nai muốn pdf biểu bìa nhánh tiêu chuẩn chế nên viết chia sẻ tphcm thế 46 đổi mềm cứu khẩn gian mạng bồi toàn phẩm hội kiến thức trị tp hcm chí phố hà chăm sóc cdc cai nghiện nghiên vĩnh phúc sức khỏe gì vẽ trẻ kỷ evn