Thành lập trường mầm non quốc tế

 Thành lập trường mầm non quốc tế

  thành lập trường mầm non quốc tế phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại nghị định 86/2018/NĐ – CP như:

 a) Giáo viên ít nhất phải có trình độ cao đẳng sư phạm mầm non hoặc tương đương;

 b) Số trẻ em tối đa trong 01 nhóm hoặc lớp được quy định như sau:

 Đối với trẻ em ở độ tuổi nhà trẻ:

 – Trẻ em 03 – 12 tháng tuổi: 15 trẻ em/nhóm;

 – Trẻ em 13 – 24 tháng tuổi: 20 trẻ em/nhóm;

 – Trẻ em 25 – 36 tháng tuổi: 25 trẻ em/nhóm.

 Đối với trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo:

 – Trẻ em 03 – 04 tuổi: 25 trẻ em/lóp;

 – Trẻ em 04 – 05 tuổi: 30 trẻ em/lớp;

 – Trẻ em 05 – 06 tuổi: 35 trẻ em/lớp.

 c) Số lượng giáo viên trong 01 nhóm hoặc lớp được quy định như sau:

 – Đối với trẻ em ở độ tuổi nhà trẻ: 05 trẻ em/giáo viên;

 – Đối với trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo: 10 – 12 trẻ em/giáo viên.

 – Có suất đầu tư ít nhất là 30 triệu đồng/trẻ (không bao gồm chi phí sử dụng đất).

 – Trường tập trung tại một địa điểm, có môi trường tốt, diện tích bình quân ít nhất 08m2/trẻ đối với thành phố, thị xã và 12m2/trẻ đối với nông thôn.

 – Chương trình giáo dục không có nội dung phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không ảnh hưởng đến văn hóa, đạo đức.

 – Giáo viên ít nhất phải có trình độ cao đẳng sư phạm mầm non hoặc tương đương.

 Cũng theo Nghị định này, trường mầm non quốc tế được phép tiếp nhận học sinh Việt Nam vào học chương trình giáo dục nước ngoài. Số học sinh Việt Nam học chương trình giáo dục của nước ngoài phải thấp hơn 50% tổng số học sinh học chương trình giáo dục của nước ngoài tại cơ sở giáo dục.

 Điều 40. Thẩm quyền cho phép thành lập

 1. Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.

 2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ đề nghị.

 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông, trừ cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông quy định tại khoản 2 Điều này.

 Điều 41. Hồ sơ đề nghị cho phép thành lập

 1. Đối với cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ thành lập, hồ sơ bao gồm:

 a) Đơn đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục theo Mẫu số 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

 b) Đề án thành lập cơ sở giáo dục theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, trong đó xác định rõ: Tên gọi của cơ sở giáo dục; mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục; phạm vi hoạt động giáo dục; văn bằng, chứng chỉ sẽ cấp; dự kiến cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý, điều hành. Dự kiến cụ thể kế hoạch xây dựng, phát triển và quy mô đào tạo của cơ sở giáo dục trong từng giai đoạn, trong đó làm rõ khả năng đáp ứng các nội dung bảo đảm chất lượng giáo dục quy định tại các Điều 36, 37 và 38 Nghị định này;

 c) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu của văn bản chấp thuận việc thành lập cơ sở giáo dục tại địa phương và chấp thuận về nguyên tắc cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở giáo dục dự kiến thành lập hoặc thỏa thuận về nguyên tắc thuê đất hoặc cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định tại khoản 5 Điều 36 Nghị định này;

 d) Văn bản chứng minh năng lực tài chính theo mức quy định tại Điều 35 Nghị định này.

 2. Đối với cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài, hồ sơ bao gồm:

 a) Đơn đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

 b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu của giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

 c) Đề án thành lập cơ sở giáo dục theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

 d) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu của văn bản chấp thuận cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp xây dựng cơ sở vật chất (trong đó xác định rõ địa chỉ, diện tích, mốc giới của khu đất) hoặc thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định tại khoản 5 Điều 36 Nghị định này và các giấy tờ pháp lý liên quan;

 đ) Kế hoạch về cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục hoặc dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bao gồm phần thuyết minh và thiết kế chi tiết cơ sở giáo dục;

 e) Văn bản chứng minh năng lực tài chính theo mức quy định tại Điều 35 Nghị định này.

 Điều 42. Thủ tục cho phép thành lập

 1. Nhà đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến:

 a) Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ đề nghị cho phép thành lập: cơ sở giáo dục đại học; cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ đề nghị cho phép thành lập;

 b) Sở giáo dục và đào tạo đối với hồ sơ đề nghị cho phép thành lập: Cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trừ cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

 2. Trình tự cho phép thành lập được thực hiện như sau:

 a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 41 Nghị định này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ xin ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan;

 b) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc qua thư điện tử cho nhà đầu tư;

 c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan, đơn vị được hỏi ý kiến phải có văn bản trả lời;

 d) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ lập báo cáo thẩm định hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều 40 Nghị định này xem xét, quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài theo Mẫu số 15 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

 đ) Trường hợp hồ sơ không được chấp thuận, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.

 3. Sau thời hạn 02 năm đối với cơ sở giáo dục quy định tại khoản 2 và 3 Điều 28; 04 năm đối với cơ sở giáo dục quy định tại khoản 4 Điều 28 kể từ ngày quyết định cho phép thành lập có hiệu lực, nếu cơ sở giáo dục không được cho phép hoạt động giáo dục thì quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục hết hiệu lực.

 

 

 Tag: thứ nữ 8 thiếu nhi 1/6 ai lữ tòa ty 8/3 du lịch kinh kỷ niệm doanh nghiệp gateway nào gian iii phú nhiêu thế hai bán trú