Thủ tục in hóa đơn cho công ty mới thành lập

 Thủ tục in hóa đơn cho công ty mới thành lập
Để có thể xuất hóa đơn cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp mới thành lập cần làm thủ tục phát hành hóa đơn giá trị gia tăng của doanh nghiệp. Luật DeHa xin chia sẻ về thủ tục in hóa đơn cho công ty mới thành lập để quý khách tham khảo.

  1. Đối tượng được đặt in hóa đơn giá trị gia tăng
    Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC: Đối tượng được đặt in hóa đơn giá trị gia tăng là những doanh nghiệp, tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:
  • Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;
  • Hoạt động vận tải quốc tế;
  • Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

 Lưu ý: Nếu là DN kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp thì phải sử dụng hóa đơn bán hàng (Doanh nghiệp lên Chi cục Thuế mua).

  1. Hồ sơ đặt in hóa đơn GTGT

 Để làm thủ tục đăng ký đặt in hóa đơn giá trị gia tăng, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm: Văn bản đề nghị sử dụng hóa đơn tự in, đặt in theo mẫu.

 Các bước của thủ tục đăng ký đặt in hóa đơn giá trị gia tăng như sau:

 B1: Nộp hồ sơ trực tiếp từ cơ quan quản lý thuế
Nộp theo một trong 2 cách sau:

  • Nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan thuế;
  • Hoặc gửi qua hệ thống bưu chính.

 B2: Cơ quan thuế tiếp nhận xử lý yêu cầu

  • Trường hợp hồ sơ được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.
  • Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.
  • Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp, tổ chức.
  • Lệ phí: Không mất lệ phí.

 Lưu ý: Trường hợp sau 02 ngày làm việc cơ quan quản lý thuế trực tiếp không có ý kiến bằng văn bản thì doanh nghiệp được sử dụng hóa đơn tự in.

  1. Thủ tục đặt in hóa đơn GTGT

 Khi doanh nghiệp nộp hồ sơ và được cơ quan thuế đồng ý thì mới chỉ xong thủ hành chính. Tuy nhiên để được cơ quan quản lý thuế đồng ý cho đặt hóa đơn và có hóa đơn sử dụng vào hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp cần lưu ý và thực hiện theo các bước sau:

 Bước 1: Nộp hồ sơ
Viết đơn đề nghị sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng đặt in theo hướng dẫn tại: Hướng dẫn viết Đơn đề nghị sử dụng hóa đơn GTGT đặt in.

 Bước 2. Công chức quản lý thuế sẽ xuống kiểm tra
Khi nộp hồ sơ, cơ quan thuế sẽ có giấy hẹn xuống doanh nghiệp kiểm tra:

 Khi có giấy hẹn xuống kiểm tra, doanh nghiệp cần chuẩn bị:

  • Treo biển doanh nghiệp tại trụ sở chính; có văn bản xác nhận quyền sử dụng trụ sở chính như hợp đồng thuê nhà, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…
  • Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký dấu.
  • Có hợp đồng cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng (chứng minh việc doanh nghiệp hoạt động và có nhu cầu xuất hóa đơn cho hoạt động sản xuất – kinh doanh của mình).

 Khi cơ quan thuế đồng ý việc cho phép doanh nghiệp sử dụng hóa đơn thì doanh nghiệp liên hệ nhà in đề đặt in hóa đơn giá trị gia tăng.

 Bước 3. Tìm nhà in
Điều kiện nhà in:
Theo điểm a khoản 4 Điều 8 Thông tư 39/2014/TT-BTC nhà in phải có đủ điều kiện sau:

  • Tổ chức nhận in hóa đơn phải là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh còn hiệu lực và có giấy phép hoạt động ngành in (bao gồm cả in xuất bản phẩm và không phải xuất bản phẩm).
  • Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động sản xuất kinh doanh như doanh nghiệp, có giấy phép hoạt động ngành in, có máy móc thiết bị ngành in thì được nhận in hóa đơn đặt in của các tổ chức.

 * Tại cơ quan quản lý thuế có cập nhật danh sách nhà in đủ điều kiện, doanh nghiệp có thể xem tại cơ quan quản lý thuế.

 Khi chọn được nhà in, doanh nghiệp cần:

 – Chọn mẫu hóa đơn;
– Thống nhất về giá;
– Soạn và ký hợp đồng đặt in hóa đơn:

  • Bản công chứng giấy đăng ký kinh doanh;
  • Bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ hộ chiếu của đại diện theo pháp luật doanh nghiệp.
  • Giấy ủy quyền, giới thiệu (nếu giám đốc không trực tiếp đi làm)
  • Bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân người trực tiếp thực hiện.
  • Quyết định cho phép đặt in hóa đơn của cơ quan quản lý thuế.

 Bước 4. Thanh lý hợp đồng in với tổ chức đặt in hóa đơn

  • Sau khi nhận hóa đơn đặt in phải thanh lý hợp đồng với nhà in (nhà in có trách nhiệm lập báo cáo về việc nhận in hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp).
  • Lấy hóa đơn đỏ (để thực hiện việc hạch toán sau này).

 Bước 5. Làm thủ tục thông báo phát hành hóa đơn

 Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 37/2017/TT-BTC quy định về thời gian phát hành hóa đơn như sau:

  • Chậm nhất là 02 ngày trước khi sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng, doanh nghiệp phải làm thông báo phát hành hóa đơn và hóa đơn mẫu phải được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
  • Thông báo phát hành hóa đơn gồm cả hóa đơn mẫu phải được niêm yết rõ ràng ngay tại các cơ sở sử dụng hóa đơn để bán hàng hóa, dịch vụ trong suốt thời gian sử dụng hóa đơn.

 tag: xây   dựng   gì   mã   grab   hoá   trên   20   triệu   phần   mềm   nước   ngoài   đã   ở   tên   tiếng   anh   du   lịch   bảo   hiểm   con   sai   chế   mình   ma   thế   nào   giữa   nhánh   tỷ   nhầm   khác   nhờ   xe   mẹ   mua   thay   nhiều   tin   địa   chỉnh   việt   nam   cổ   kho   tân   cảng   sài   gòn   môi   đô   thị   đà   nẵng   tổng   điện   tử   bỏ   trốn   tgdd   the   gioi   di   dong   cổng   vàng   nghệ   an   atm   bình   dương   biên   hòa   thơ   tphcm   hải   hà   rẻ   hồng   hcm   phòng   hưng   yên   chí   sơn   nhanh   nai   tây   ninh   quảng   ngãi   phong   vũ   quận   tân   phú   7   song   tạo   tphcm   xăng   dầu   xây   dựng   nhánh   mẹ   xe   hoá   gì   mua   nhưng   khác   nào   sai   tên   ở   thơ   đà   nẵng   nước   ngoài   việt   nam   mã   du   lịch   đoàn   điện   tử   chế   0   usd   10   cảng   sài   gòn   cứu   bỏ   trốn   đầu   ra   ma   hoàng   mai   mang   cũ   tiền   cổng   vàng   tp   hcm   hà   cưỡng   17   môi   đô   thị   quảng   bình   nghệ   an   độc   dùng   tố   biết